Xét Nghiệm Máu - Các chỉ số, kết quả xét nghiệm máu

Xét nghiệm huyết học (xét nghiệm máu) được sử dụng nhiều nhất hiện nay và có nhiều chỉ số khác nhau đóng vai trò quan trọng trong quá trình chăm sóc sức khỏe hiện đại. Vậy xét nghiệm máu có những chỉ số gì? Và có ý nghĩa như thế nào trong việc khám và chữ

Nội dung chính

Xét nghiệm máu là xét nghiệm rất phổ biến, được chỉ định nhiều trong quá trình khám chữa bệnh. Dựa vào các chỉ số thu được từ xét nghiệm, bác sĩ sẽ chẩn đoán giúp phát hiện các bệnh lý mắc phải.  Vậy xét nghiệm máu giúp phát hiện ra được những bệnh gì? Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm công thức máu cụ thể ra sao? Cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu các kiến thức hữu ích trên qua bài viết sau.

1. Xét nghiệm máu là gì?

Xét nghiệm máu là phương pháp đánh giá một số chất nhất định trong máu hoặc đếm các loại tế bào máu khác nhau để phát hiện rối loạn cơ thể đang gặp phải. Mẫu máu sử dụng được lấy ra từ cơ thể và được đựng trong những ống chống đông máu. Xét nghiệm máu được áp dụng phổ biến cho các mục đích sau đây:  

  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ
  • Hỗ trợ chẩn đoán bệnh, tìm kiếm các tác nhân gây bệnh
  • Xét nghiệm nhằm kiểm tra kháng thể giúp sàng lọc ung thư sớm bằng việc phát hiện dấu hiệu của khối u (tumor marker).
  • Sử dụng kết quả xét nghiệm để đánh giá độ hiệu quả của các phương pháp điều trị.  

2. Xét nghiệm máu có mấy loại?

Xét nghiệm máu bao gồm hai loại cơ bản là xét nghiệm máu tổng quátxét nghiệm sinh hóa máu.

2.1. Xét nghiệm công thức máu tổng quát

Xét nghiệm công thức máu toàn phần (CBC) hay còn gọi là tổng phân tích tế bào máu bao gồm các nhóm xét nghiệm đánh giá các tế bào lưu thông trong máu như tế bào hồng cầu (RBCs), bạch cầu (WBCs) và tiểu cầu (PLT). Thường xét nghiệm trên, khách hàng được bác sĩ chỉ định trong các buổi kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu có thể giúp xác định tình trạng sức khỏe chung nhằm các mục đích khác nhau:

  • Chẩn đoán hoặc theo dõi phương pháp điều trị cho nhiều căn bệnh khác nhau.
  • Sàng lọc, phát hiện các bệnh về máu cũng như các rối loạn của cơ thể ảnh hưởng đến tế bào máu như thiếu máu, nhiễm trùng, rối loạn đông máu, ung thư máu viêm, và rối loạn hệ miễn dịch.

2.2. Xét nghiệm sinh hóa máu

Xét nghiệm sinh hóa máu bao gồm xét nghiệm đường huyết, mỡ máu, nồng độ acid uric, canxi và điện giải, tình trạng thiếu máu thiếu sắt. Xét nghiệm sử dụng thành phần huyết tương hoặc huyết thanh của máu để kiểm tra. 

Kết quả của xét nghiệm cung cấp thông tin cho bác sĩ để đánh giá khối lượng và tình trạng cơ của bạn (bao gồm cả tim), chức năng thận và gan, khớp và các cơ quan khác. Một số xét nghiệm sinh hóa máu yêu cầu người thực hiện phải nhịn ăn trước khi thực hiện. 

3. Xét nghiệm máu để làm gì, phát hiện ra bệnh gì?

Xét nghiệm máu dùng để kiểm tra nhóm máu cũng như phát hiện một số bệnh phổ biến về máu, đường huyết, bệnh về gan,....

3.1. Bệnh về máu

Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu giúp sàng lọc cũng như phát hiện các bệnh về máu và các rối loạn liên quan đến thành phần trong máu. Sau khi bạn thực hiện xét nghiệm có thể chẩn đoán các bệnh như thiếu máu, viêm nhiễm, bệnh ký sinh trùng, vấn đề đông máu, ung thư máu,...

  • Kiểm tra các tế bào hồng cầu: Kết quả xét nghiệm phát hiện nếu mức hồng cầu bất thường là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu máu, mất nước, xuất huyết hoặc các chứng rối loạn liên quan đến hồng huyết cầu.Kiểm tra các tế bào bạch cầu: Số lượng bạch cầu bất thường có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, ung thư máu hoặc rối loạn hệ miễn dịch.
  • Kiểm tra các tiểu cầu: Mức tiểu cầu bất thường trong máu là dấu hiệu cho thấy các bệnh về rối loạn chảy máu hoặc bệnh dễ tụ huyết khối.Hemoglobin (Hb): Mức hemoglobin trong máu bất thường lời cảnh báo cho các dấu hiệu của bệnh thiếu máu, thiếu máu hồng cầu hình liềm, hội chứng thalassemia hoặc các rối loạn máu khác. Đối với bệnh nhân bị tiểu đường, lượng đường dư thừa liên kết với hemoglobin trong máu và dẫn đến tăng mức hemoglobin A1c (HbA1c) mà không do bệnh lý đái tháo đường.
  • Hematocrit (Hct): Hematocrit cao có nghĩa là bạn đang bị mất nước, còn hematocrit thấp có khả năng là dấu hiệu của thiếu máu. Các rối loạn về máu hoặc tủy xương là do sự bất thường của chỉ số Hct. 
  • Thể tích trung bình của hồng cầu (MCV): Mức MCV cũng là lời cảnh báo về các dấu hiệu của bệnh thiếu máu nói chung hoặc chứng thiếu máu cục bộ.

3.2. Bệnh về đường huyết

Xét nghiệm máu cho biết lượng đường (glucose) có trong máu, nếu đường huyết vượt quá giới hạn cảnh báo về bệnh đái tháo đường. Để thực hiện xét nghiệm này, người thực hiện cần phải nhịn ăn ít nhất từ 8 đến 12 giờ trước khi lấy máu để đo đường huyết. Ngoài ra, một số xét nghiệm đường huyết khác cũng có thể thực hiện sau bữa ăn hoặc bất kỳ lúc nào mà người làm không cần nhịn đói. 

3.3. Các bệnh của gan (SGOT, SGPT) và chức năng thận

Ngoài các bệnh về máu, bệnh đường huyết và bệnh tim mạch, xét nghiệm máu còn có khả năng phát hiện bệnh của gan, thận. Xét nghiệm máu giúp đo nồng độ ure (BUN – Blood Urea Nitrogen) và nồng độ creatinin trong máu. Cả hai thành phần ure và creatinin đều là những chất thận lọc ra khỏi cơ thể. 

Ure là sản phẩm được tạo ra từ quá trình chuyển hóa chất đạm (protein) của cơ thể và đào thải ra bên ngoài thông qua thận. Còn Creatinin được thận duy trì trong máu ở một nồng độ nhất định, dư thừa quá mức cũng đào thải qua thận. Sau khi người thực hiện xét nghiệm máu có kết quả hai thông số này bất thường là dấu hiệu bệnh lý thận hoặc rối loạn chức năng thận hoặc các bệnh về gan như viêm gan A, B, C, E, D,...xơ gan, tăng men gan, ung thư gan…

3.4 Bệnh về Rối loạn mỡ máu (cholesterol, triglycerid, HDL-C)

Xét nghiệm máu liên quan đến lipid máu (bao gồm hai loại chính là cholesterol và triglyceride) giúp bác sĩ xác định được nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bệnh lý mạch vành ở bệnh nhân: 

  • Cholesterol (bao gồm hai thành phần chính là HDL- Cholesterol và LDL-Cholesterol). Trong đó LDL-Cholesterol (cholesterol xấu) gây ra tắc nghẽn trong lòng mạch máu, gây xơ vữa động mạch, còn HDL-Cholesterol (cholesterol tốt) làm giảm tình trạng tắc nghẽn trong động mạch.
  • Triglyceride: Là một loại chất béo có trong máu, gọi là chất béo trung tính. Khi bạn ăn, cơ thể sẽ chuyển hóa bất kỳ lượng calo nào mà nó không cần sử dụng thành Triglyceride và được lưu trữ trong các tế bào mỡ. 

Nồng độ cholesterol và triglyceride bất thường thường gặp ở các người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bệnh lý mạch vành. Đối với xét nghiệm để kiểm tra mỡ máu, người thực hiện được bác sĩ chỉ định nhịn ăn từ 9 - 12 tiếng để đảm bảo độ chính xác sau khi xét nghiệm.

3.5. Các bệnh liên quan đến hoạt động của enzym

Các enzyme đóng vai trò quan trọng để điều hòa mọi hoạt động trong cơ thể sống. Chúng thực hiện việc liên kết và biến đổi cấu trúc của các phân tử nhằm thực hiện các hoạt động sống như hô hấp, tiêu hóa, chức năng cơ và thần kinh.

Xét nghiệm máu kiểm tra enzym phục vụ cho việc chẩn đoán trong các bệnh lý về gan (men gan), bệnh lý về tim (men tim..). Bên cạnh đó, xét nghiệm máu có thể phát hiện bệnh Gout, tình trạng nhiễm HIV của người bệnh, kiểm tra xem thuốc điều trị có tác dụng, đúng liều và các bệnh về não phổ biến như thiếu máu não, nhiễm trùng não,...

4. Ý nghĩa, cách đọc kết quả chỉ số trong xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu là phương pháp chẩn đoán phi lâm sàng được sử dụng rất phổ biến và thường được chỉ định trong điều trị cũng như khám sức khỏe định kỳ. Dựa trên những chỉ số đã thu được, các chuyên gia có thể chẩn đoán bệnh, đánh giá hiệu quả điều trị và theo dõi bệnh. Tuy nhiên, để đọc chỉ số xét nghiệm máu chính xác thì không phải là việc đơn giản, đặc biệt đối với những người không có kiến thức y khoa. Những thông tin  dưới đây giúp bạn nhận biết được chỉ số máu bình thường hoặc bất thường.

4.1. Đọc chỉ số glucose

Chỉ số glucose đánh giá lượng đường có trong máu, ngưỡng bình thường nằm trong khoảng từ 4,1 - 6,1 mmol/l. Những trường hợp vượt ra khoảng này thì có thể bạn đang bị giảm hay tăng đường huyết, chỉ số càng cao mức độ nguy hiểm đến sức khỏe càng lớn.  

4.2. Chỉ số men gan (SGPT và SGOT)

SGOT và SGPT là hai loại men Transamin, chúng xuất hiện nhiều trong bào tương và ti thể, được tìm thấy nhiều nhất ở tế bào gan. Chỉ số bình thường của SGOT và SGPT thường dao động từ 20 - 40 UI/l. 

Nếu vượt ngưỡng chỉ số bình thường có thể chức năng gan của bạn đang gặp vấn đề. Nếu kết quả xét nghiệm chỉ số này của bạn cao cần lưu ý chế độ ăn uống, hạn chế thức ăn, đồ uống độc cho gan như thức ăn nhanh, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, rượu bia, đồ uống có ga,…

4.3. Chỉ số mỡ trong máu (Triglyceride, Cholesterol, LDL-choles, HDL-choles)

Chỉ số mỡ trong máu bình thường là: 

  • Chỉ số Triglyceride vào khoảng 0,4 - 2,3 mmol/l. 
  • Cholesterol vào khoảng 3,4 - 5,4 mmol/l. LDL-choles là 0,9 - 2,1 mmol/l. 
  • HDL-choles là 0,0 - 2,9 mmol/l. 

Nếu chỉ số này vượt các khoảng trên có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe tim mạch, lưu ý chỉ số Cholesterol và LDL- choles quá cao sẽ xảy ra tình trạng cao huyết áp từ đó gây ra nguy cơ tai biến, đột quỵ rất lớn. Ngược lại, chỉ số HDL-choles càng cao là dấu hiệu tốt, hạn chế được nguy cơ bị xơ vữa, tắc mạch quản cũng như tai biến.

4.4. Chỉ số Gama Glutamyl Transferase (GGT)

GGT là enzym quan trọng dùng làm cơ sở trong việc chẩn đoán các bệnh lý ở gan, bình thường nằm trong khoảng 0 - 53 UI/l. Khi gan bạn buộc phải làm việc quá mức sẽ dẫn đến chức năng lọc thải độc suy yếu thì kết quả của chỉ số này sẽ tăng cao, kéo dài xảy ra suy gan.

4.5. Chỉ số Ure trong máu

Chỉ số Ure trong máu giúp đánh giá được sức khỏe của thận, bình thường sẽ nằm trong khoảng 2,5 - 7,5 mmol/l. Nếu khi xét nghiệm chỉ số của bạn vượt quá mức cảnh báo thận gặp một vấn đề nào đó hoặc có thể bệnh lý liên quan đến thận.

4.6. Chỉ số Creatinin

Chỉ số Creatinin chỉ số liên quan đến thận, giới hạn bình thường ở nữ giới là 44 - 97 µmol/l, nam giới 53 - 106 µmol/l. Creatinin được lọc qua cầu thận và theo nước tiểu ra ngoài.  

4.7. Chỉ số Acid Uric 

Chỉ số Acid Uric ở nữ giới nằm vào khoảng 150 - 360 µmol/l, ở nam giới là 180 - 420 µmol/l. Chỉ số này khi tăng cao sẽ khiến cho cơ thể mắc một số bệnh lý ở thận và bệnh gout.

4.8. Số lượng bạch cầu trong máu (WBC)

WBC đối với người bình thường khỏe mạnh số lượng bạch cầu ở khoảng từ 4,300 đến 10,800 tế bào/mm3. Nếu số lượng bạch cầu tăng, bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng, suy giảm miễn dịch, thiếu folate, thiếu Vitamin B, viêm gan,…

4.9. Số lượng hồng cầu trong máu (RBC)

RBC ở nữ giới bình thường khỏe mạnh là 3,9 - 5,03 T/l, nam giới là 4,32 - 5,75 T/l. Số lượng hồng cầu trong máu quá cao cảnh báo cơ thể mất nước, bệnh đa hồng cầu, bệnh lý tim mạch,…còn chỉ số thấp bệnh nhân có thể bị thiếu máu hay Lupus ban đỏ,…

4.10. Chỉ số huyết sắc tố (HBG)

HBG bình thường nữ giới là 12 - 15,5 g/dl, nam giới là 13,5 - 17,5 g/dl. Khi chỉ số tăng, cơ thể đang bị mất nước hoặc gặp bệnh lý tim phổi, còn chỉ số thấp là báo hiệu việc chảy máu, thiếu máu hay phản ứng tan máu.

4.11. Chỉ số dung tích hồng cầu trong 1 đơn vị thể tích máu 

Giới hạn bình thường ở từ 37% đến 51%, chỉ số này tăng cao sẽ gây ra hiện tượng rối loạn dị ứng, tăng hồng cầu, bệnh phổi mạn tính thường gặp ở những người hút thuốc nhiều,… Khi giảm chỉ số dung tích hồng cầu trong 1 đơn vị thể tích máu, người bệnh bị thiếu máu, mất máu thường gặp đối với thai phụ trong thời kỳ nghén.

4.12. Số lượng tiểu cầu trong máu (PLT)

Tiểu cầu thường sống trong cơ thể từ 5 đến 9 ngày, có vai trò rất quan trọng trong việc đông máu. Chỉ số PLT bình thường sẽ nằm trong khoảng 150 - 450 G/l, quá thấp có thể xảy ra chảy máu. Còn chỉ số quá cao sẽ xuất hiện máu đông cản trở lưu thông máu, gây tắc mạch từ đó dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim, vỡ mạch máu, tắc nghẽn mạch phổi,…

4.13. Dung tích tiểu cầu trong 1 đơn vị thể tích máu (MPV)

Giới hạn bình thường của dung tích tiểu cầu trong 1 đơn vị thể tích máu sẽ nằm trong khoảng từ 4 đến 11 fL. Khi chỉ số MPV tăng cao có thể người bệnh đang gặp các bệnh liên quan đến tim mạch hay tiểu đường, còn giảm thấp cảnh báo các bệnh về bệnh bạch cầu cấp tính, thiếu máu,…

5. Quy trình xét nghiệm máu tại Alô Xét Nghiệm

Để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác, người đi xét nghiệm cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.

5.1. Trước khi xét nghiệm máu

Tùy loại xét nghiệm máu mà bác sĩ sẽ yêu cầu nhịn ăn trước khi thực hiện từ 8 - 12 giờ. Bên cạnh đó, bạn có thể phải dừng uống thuốc trước đó một khoảng thời gian để đảm bảo kết quả xét nghiệm không bị ảnh hưởng.

5.2. Các bước lấy máu xét nghiệm

Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu hầu hết chỉ mất 5-10 phút để thực hiện kể từ sau khi nhận mẫu. Các xét nghiệm hóa sinh và miễn dịch sẽ cần khoảng thời gian dài hơn tuy nhiên trừ các xét nghiệm rất phức tạp thì thời gian trả kết quả sẽ không quá từ một đến hai tiếng. Quá trình lấy máu tĩnh mạch có thể rất nhanh từ 5 đến 10 phút nếu tĩnh mạch người bệnh dễ dàng nhìn thấy và tiếp cận. Xét nghiệm máu thường gồm lấy mẫu máu từ mạch máu ở cánh tay. Các mẫu máu ở trẻ em thường được lấy từ đầu ngón tay áp út.

  • Bước 1: Người lấy mẫu garo cánh tay người bệnh bằng một dây quấn để làm dòng máu chảy chậm lại và làm cho tĩnh mạch nổi rõ hơn, giúp việc lấy máu được dễ dàng.
  • Bước 2: Người lấy mẫu lau sạch vùng da khu vực chuẩn bị lấy máu bằng chất khử trùng trước khi lấy mẫu máu.
  • Bước 3: Người lấy mẫu đưa một kim tiêm gắn vào ống tiêm hoặc dụng cụ chứa mẫu đặc biệt vào tĩnh mạch. Ống tiêm được sử dụng để rút mẫu máu. Bạn có thể cảm thấy ngứa hoặc chích nhẹ khi kim đi vào, nhưng không gây đau đớn.
  • Bước 4: Khi lấy mẫu xong, kim tiêm sẽ được rút ra. Người lấy mẫu áp một miếng bông chặt trên da một vài phút.
  • Bước 5: Dùng băng dính cứu thương dán lên chỗ vừa lấy mẫu để đảm bảo vô trùng.
  • Bước 6: Sau khi lấy máu, mẫu máu được đưa vào ống chứa mẫu có dán nhãn tên, ngày tháng năm sinh và số định danh của bạn. Sau đó, mẫu máu được gửi đến phòng thí nghiệm để thực hiện trên các hệ thống máy tự động hoặc thủ công tùy thuộc vào yêu cầu kiểm tra.

6. Xét nghiệm máu ở đâu nhanh và chính xác?

Xét nghiệm máu ở đâu có chất lượng tốt, trả kết quả chính xác được nhiều khách hàng quan tâm. Bạn có thể lựa chọn tại các bệnh viện gần nhà hoặc liên hệ với Alô Xét Nghiệm thông qua số Hotline: 1900 989 993 để các chuyên gia tư vấn và xếp lịch lấy mẫu tại nhà. Với gần 10 năm kinh nghiệm tại Việt Nan, Alô Xét Nghiệm vẫn là địa chỉ uy tín hàng đầu được rất nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn.

Hệ thống Y tế Alô Xét Nghiệm là chuỗi phòng khám chuyên khoa chuyên sâu về xét nghiệm tại Việt Nam. Hệ thống trang thiết bị hiện đại và chuẩn Y khoa cùng đội ngũ y bác sĩ đầu ngành. Đặc biệt, không chỉ cung cấp dịch vụ xét nghiệm cho các phòng khám, các bệnh viện mà Alô Xét Nghiệm còn nổi bật với dịch vụ lấy mẫu tại nhà nhanh chóng, thuận tiện, an toàn và chính xác cho mọi người dân. Nổi bật với các gói xét nghiệm như: Kiểm tra sức khoẻ định kỳ, sàng lọc Ung thư, kiểm tra sức khoẻ tiền hôn nhân, kiểm tra đánh giá vi chất cho trẻ nhỏ, sàng lọc trước sinh NIPT….

7. Một số câu hỏi thường gặp khi làm xét nghiệm máu

Như ở phần trên, Alo Xét Nghiệm đã chia sẻ một số thông tin cơ bản khi làm xét nghiệm máu. Tuy nhiên, nhiều khách hàng vẫn băn khoăn đến giá xét nghiệm máu, có phải ăn kiêng, hay khi nào thì nên làm xét nghiệm máu.

7.1. Giá và chi phí xét nghiệm máu có đắt không?

Nhiều người rất e ngại việc đi khám sức khỏe định kỳ và xét nghiệm máu vì mất thời gian, tốn kém chi phí mà chưa chắc đã phát hiện được bệnh gì. Tuy nhiên, các bạn có thể không biết rằng chi phí xét nghiệm công thức máu thực ra không quá cao. Chỉ với khoảng trên. Tại Alô Xét Nghiệm thì giá dịch vụ xét nghiệm máu chỉ từ 30.000 đồng/ chỉ số. Tuỳ theo tiền sử bệnh lý của bạn mà các chuyên gia sẽ tư vấn bạn nên làm những xét nghiệm máu gì và bao nhiêu chỉ số công thức máu cần làm. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng các gói xét nghiệm tổng quát đã có thể thực hiện khá đầy đủ các xét nghiệm cơ bản để theo dõi sức khỏe mà chi phí chỉ từ 800.000 đồng. 

Đặc biệt, bạn chỉ cần gọi đến số Hotline 1900 989 993 để được tư vấn miễn phí và đặt lịch lấy mẫu xét nghiệm máu tại nhà, với thủ tục đơn giản, nhanh chóng và chính xác.

7.2. Xét nghiệm máu bao lâu có kết quả?

Nhiều người khi đi xét nghiệm máu băn khoăn không biết khi khi lấy mẫu máu thì bao lâu sau sẽ nhận được kết quả. Thực tế, thời gian trả kết quả nhanh hay chậm còn tuỳ thuộc vào từng loại xét nghiệm máu, tuỳ thuộc vào mỗi cơ sở y tế là khác nhau hoặc phụ thuộc vào các yếu tố như: mục đích xét nghiệm, phương pháp và thiết bị thực hiện... Để làm rõ hơn, khách hàng có thể tiếp tục tham khảo các chia sẻ bên dưới của Alô Xét Nghiệm.

  • Thời gian trả kết quả phụ thuộc vào loại xét nghiệm máu:  Trên thực tế có rất nhiều chỉ số và loại xét nghiệm máu khác nhau. Tuy nhiên, phổ biến vẫn là xét nghiệm sinh hóa máu, xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm đường huyết và xét nghiệm mỡ máu,… Tuỳ thuộc vào mỗi loại xét nghiệm thì các kỹ thuật viên tại Alô Xét Nghiệm sẽ phân tách định lượng các nhóm chất khác nhau trong máu. Do vậy, thời gian thực hiện xét nghiệm máu và trả kết quả cũng khác nhau.
  • Thời gian trả kết quả phụ thuộc vào phương pháp xét nghiệm máu: Theo bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn thì có nhiều phương pháp xét nghiệm máu khác nhau. Thậm chí, cùng một loại xét nghiệm máu thì các phòng LAB có thể thực hiện theo các phương pháp khác nhau như xét nghiệm chuyên sâu, xét nghiệm thường quy,… Ngoài ra, tại Alô Xét Nghiệm thì các phương pháp cũng tuỳ theo yêu cầu của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phương pháp xét nghiệm phù hợp. 

Hầu hết các xét  nghiệm thường quy thường có kết quả sau 2-3h. Xét nghiệm chuyên sâu thực hiện phức tạp hơn nên thời gian trả kết quả cũng kéo dài hơn.

  • Thời gian trả kết quả phụ thuộc vào thiết bị xét nghiệm: Trang thiết bị phòng LAB hiện đại và chuyên sâu cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thời gian trả kết quả xét nghiệm máu. Tại Alô Xét Nghiệm có nhiều trang thiết bị xét nghiệm hiện đại để cho kết quả chính xác hơn, nhanh hoan trong thời gian ngắn hơn. Vì thế, khi khách hàng thực hiện dịch vụ xét nghiệm máu tại Alô Xét Nghiệm thì thời gian xét nghiệm đã rút ngắn đi nhiều so với trước đây, độ chính xác của kết quả cũng cao hơn. 

7.3. Khi nào nên đi xét nghiệm máu?

Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu là xét nghiệm đơn giản, không quá phức tạp và có ý nghĩa quan trọng. Thông qua kết quả xét nghiệm máu các bác sĩ có cơ sở để đánh giá tình trạng sức khỏe và nguy cơ bệnh lý bạn gặp phải. Chính vì vậy, xét nghiệm máu này luôn là một trong những danh mục khám sức khỏe tổng quát, được các bác sĩ và chuyên gia y tế khuyến cáo mọi người nên thực hiện hàng năm. 

Ngoài ra, theo bác sĩ Nguyễn Văn Hùng thì khi người bệnh có triệu chứng lâm sàng bất thường nghi ngờ bệnh lý thì bác sĩ thường chỉ định làm xét nghiệm máu, thông qua kết quả xét nghiệm máu sẽ cung cấp thông tin về tình trạng sức khoẻ của người bệnh để giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác hơn. 

Ngoài ra, đối với một số người mắc bệnh lý nền hoặc có sức khỏe yếu thì các chuyên gia, bác sĩ khuyên rằng nên đi khám sức khỏe tổng quát. Tuỳ theo điều kiện, thời gian mà nên xét nghiệm máu định kỳ gần hơn 2 - 3 lần trong năm hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, bạn cũng nên đi khám và xét nghiệm tại các cơ sở y tế uy tín để nhận được kết quả sớm và chính xác.

Hệ thống Y tế Alô Xét Nghiệm là chuỗi phòng khám chuyên khoa về xét nghiệm tại Việt Nam. Không chỉ cung cấp dịch vụ xét nghiệm cho các phòng khám, bệnh viện mà Alô Xét Nghiệm còn có thế mạnh về dịch vụ xét nghiệm máu tại nhà cho người dân. Alô Xét Nghiệm sở hữu Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn y khoá, đáp ứng hơn 1000 xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu. Đặc biệt các xét nghiệm liên quan đến tầm soát ung thư, gen, di truyền đảm bảo cho kết quả nhanh và chính xác.

Nếu quý khách hàng còn có những thắc mắc khác về xét nghiệm máu, hay cần lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, hãy liên hệ với chuyên gia của Alô Xét Nghiệm qua hotline 1900 989 993 để được hỗ trợ. 

 

Xét nghiệm máu tại nhà

Dịch vụ xét nghiệm máu tại nhà có thể mang đến nhiều tiện ích. Đặc biệt là đối với những người bận rộn không có thời gian đến bệnh viện. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến dịch vụ xét nghiệm máu tại nhà của Alo Xét Nghiệm thì hãy đọc ngay bài viết sau để biết được những thông tin hữu ích về dịch vụ này nhé!

26-11-2022

Chỉ số MPV là gì? Ý nghĩa của xét nghiệm MPV trong máu?

MPV là một trong những thông số cơ bản của xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu. Sự tăng lên hoặc giảm xuống của thông số này được đánh giá là một gợi ý của bệnh lý nguy hiểm. Vậy chỉ số MPV là gì và nó có ý nghĩa như thế nào đối với sức khỏe, hãy cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu qua nội dung bên dưới.

07-11-2022

Điện giải đồ (Na, K, Cl): Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm điện giải đồ

Việc xét nghiệm các chất điện giải có thể được làm rõ thông qua việc kiểm tra những chỉ số được nêu trong bảng xét nghiệm chất điện giải. Đây là một bảng bao gồm những xét nghiệm nhằm định lượng nồng độ Na, K, Cl,…

06-10-2022

Chỉ số AST tăng cao báo hiệu điều gì?

Trong cơ thể con người, gan đóng vai trò vô cùng quan trọng nhưng lại rất dễ tổn thương và gặp phải các tình trạng bệnh lý. Chính vì vậy, để bảo vệ lá gan của mình luôn khỏe mạnh, chúng ta nên định kỳ làm các xét nghiệm đánh giá chức năng gan như xét nghiệm AST.

06-10-2022

Đo hoạt độ AST (GOT)

Đo hoạt độ AST là một loại xét nghiệm máu để đánh giá tổn thương tế bào gan. Bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm này để chẩn đoán bệnh lý về gan mật, chứng nhồi máu cơ tim hay tổn thương cơ xương hoặc theo dõi quá trình điều trị.

05-10-2022

Xét nghiệm thời gian thromboplastin một phần hoạt hóa

Phương pháp xét nghiệm thời gian thromboplastin một phần sẽ thu thập mẫu máu từ người bệnh. Các mẫu máu sẽ được thêm các hóa chất vào để xác định thời gian đông máu.

05-10-2022

Chỉ số MCH trong xét nghiệm máu là gì? Cho biết điều gì về sức khoẻ

Chỉ số MCH là một trong những chỉ số quan trọng trong xét nghiệm máu? Đây là từ viết tắt của Mean Corpuscular Hemoglobin, nghĩa là số lượng huyết sắc tố trung bình có trong các tế bào hồng cầu của cơ thể con người. Thông qua xét nghiệm MCH, một số vấn đề bất thường về sức khỏe có thể được phát hiện.

30-09-2022

Xét nghiệm công thức máu có ý nghĩa gì trong Y học?

Xét nghiệm công thức máu là xét nghiệm thường được các bác sĩ chỉ đinh khi khám và theo dõi quá trình điều trị của người bệnh. Thông qua kết quả xét nghiệm sẽ đánh giá sức khỏe tổng thể của người bệnh một cách chính xác.

30-09-2022

Chỉ số SGPT trong xét nghiệm máu là gì?

Mọi người lo lắng khi làm xét nghiệm thấy chỉ số SGPT (ALT) cao. Vậy chỉ số SGPT trong xét nghiệm máu là gì? Nó có liên quan tới bệnh lý nào? Hãy cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu qua chia sẻ bên dưới!

30-09-2022

Xét nghiệm Amylase trong máu và nước tiểu giúp phát hiện và chẩn đoán bệnh gì?

Xét nghiệm Amylase máu và amylase nước tiểu có giá trị trong việc chẩn đoán viêm tụy cấp, viêm tụy mạn, giai đoạn viêm tụy và chẩn đoán phân biệt với bệnh các bệnh lý nội và tiêu hoá khác. Vậy, xét nghiệm Amylase là gì? Quy trình như thế nào, lợi ích gì trong việc phát hiện và chẩn đoán bệnh lý? Hãy cùng tham khao qua chia sẻ bên dưới của Alo Xét Nghiệm.

28-09-2022

Định lượng Cortisol - Ý nghĩa của xét nghiệm xét nồng độ cortisol trong máu

Một xét nghiệm định lượng cortisol trong máu giúp chẩn đoán các rối loạn chức năng của tuyến thượng thận gây ra. Đây là công cụ không thể thiếu để chẩn đoán các bệnh lý bao gồm hội chứng Cushing, bệnh Addison.

14-09-2022

Định lượng Glucose trong máu

Chỉ số glucose trong máu hay còn gọi là chỉ số đường huyết. Định lượng glucose trong máu để chẩn đoán và kiểm soát bệnh tiểu đường và các rối loạn chuyển hóa carbohydrat khác

31-08-2022

Đo hoạt độ ALT (GPT)

Nguyên nhân của việc tăng nồng độ ALT trong máu đa số là do bệnh ở gan. Vì vậy, enzyme này rất nhạy và đặc hiệu trong việc xác định bệnh ở gan. Việc đo hoạt độ ALT cũng có ý nghĩa sàng lọc sớm những bệnh liên quan đến gan.

21-08-2022

Định lượng sắt huyết thanh

Xét nghiệm sắt huyết thanh là phương pháp đo nồng độ sắt có trong huyết thanh máu dựa vào đo quang. Xét nghiệm sắt huyết thanh là cần thiết với những bệnh nhân có biểu hiện, triệu chứng của chứng thiếu – thừa sắt quá mức để chẩn đoán bệnh, đưa ra hướng điều trị tốt nhất.

21-08-2022