Xét nghiệm nước tiểu: Ý nghĩa và các chỉ số sinh hoá nước tiểu cần biết

Tổng phân tích nước tiểu thường được sử dụng để sàng lọc, góp phần giúp chẩn đoán các tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu, rối loạn thận, bệnh gan, tiểu đường hay các tình trạng trao đổi chất khác. Xét nghiệm nước tiểu 10 thông số cũng có thể sử dụng đ

Nước tiểu là dịch bài xuất quan trọng chứa nhiều chất cặn bã của cơ thể. Việc xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện sớm các rối loạn như nhiễm trùng đường tiểu, bệnh đái tháo đường hay bệnh thận. Nếu kết quả tổng phân tích nước tiểu không bình thường có thể là dấu hiệu bạn đang bị bệnh. Cùng Alo Xét nghiệm tìm hiểu 10 chỉ số sinh hoá nước tiểu trong xét nghiệm nước tiểu và ý nghĩa của chúng trong bài viết sau nhé! 

1. Xét nghiệm nước tiểu là gì?

Xét nghiệm nước tiểu là những loại xét nghiệm khác nhau của nước tiểu để phục vụ cho công tác chẩn đoán. Một trong những phương pháp chẩn đoán y khoa phổ biến nhất hiện nay là phân tích nước tiểu (UA). Đây là từ ghép kết hợp của từ “nước tiểu” và “phân tích”: Urinalysis. Các xét nghiệm khác phải kể đến nồng độ điện giải nước tiểu và nuôi cấy nước tiểu. 

Các thông số mục tiêu có thể định lượng được khi phân tích nước tiểu chính là kiểm tra bằng mắt thường để phân tích màu sắc, mùi, chất, tế bào hay trọng lượng riêng,... Một phần trong phân tích nước tiểu có thể thực hiện bằng que thử nước tiểu. Dựa vào sự thay đổi màu sắc hiển thị trên que thử để đọc kết quả. Cách khác chính là chụp hiển vi ánh sáng của mẫu nước tiểu.

2. Các chỉ số xét nghiệm nước tiểu và ý nghĩa 10 thông số 

2.1. SG (Specific Gravity – Trọng lượng riêng)

  • Ý nghĩa chỉ số này để đánh giá được nước tiểu loãng hay đặc. Nguyên nhân đến từ việc uống quá nhiều nước hoặc cơ thể đang bị thiếu nước. 
  • Chỉ số này được xem là bình thường khi ở mức 1.015 - 1.025.
  • Tỷ trọng sẽ tăng lên với những người mắc bệnh đái tháo đường, giảm nếu bị bệnh đái tháo nhạt. Tỷ trọng thấp kéo dài đối với trường hợp bị suy thận. 

2.2. LEU hay BLO (Leukocytes – Tế bào bạch cầu)

  • Ý nghĩa chỉ số này giúp phát hiện tình trạng nhiễm trùng đường niệu. Kết quả xét nghiệm nước tiểu Dương tính nghĩa là bị nhiễm trùng đường tiểu. Biện pháp khắc phục là giữ vệ sinh và uống nhiều nước.
  • Chỉ số này Âm tính nghĩa là bình thường. 
  • Nếu xét nghiệm nước tiểu thấy có chứa bạch cầu, mẹ bầu có thể đang bị nhiễm khuẩn, hoặc bị nấm gây nhiễm trùng đường tiểu chứ chưa thể khẳng định được. Trong quá trình chống lại vi khuẩn xâm nhập, một số hồng cầu sẽ chết đi, bị đào thải qua nước tiểu. Cần thực hiện xét nghiệm nitrite giúp xác định chính xác loại vi khuẩn gây viêm nhiễm.

2.3. NIT (Nitrit – Hợp chất sinh ra do vi khuẩn)

  • Ý nghĩa của chỉ số NIT là phát hiện tình trạng nhiễm trùng đường tiểu. 
  • Thường chỉ số Nitrit cho phép trong nước tiểu là  0.05-0.1 mg/dL. Kết quả Âm tính nghĩa là bình thường.
  • Vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ tạo ra loại enzyme có khả năng biến nitrate niệu thành nitrite. Nếu làm xét nghiệm nước tiểu ra kết quả Dương tính, phát hiện thấy nitrite là đã bị nhiễm trùng đường tiết niệu, nhất là loại E. Coli.

2.4. Độ pH (Độ acid)

  • Chỉ số pH giúp đánh giá nước tiểu có tính axit hay bazơ. Độ pH=4 là nước tiểu có tính axit mạnh;  pH=7 là mức trung tính, không axit mà cũng không phải bazơ; pH=9 là nước tiểu có tính bazơ mạnh.
  • Chỉ số bình thường khi độ pH nằm trong khoảng 4,6 - 8.
  • Nếu làm xét nghiệm nước tiểu thấy pH tăng nghĩa là có nhiễm khuẩn thận (vẫn có lúc giảm), suy thận mạn, hẹp môn vị, nôn mửa. Độ pH giảm khi bị nhiễm ceton do tiêu chảy mất nước, tiểu đường.

2.5. Blood (BLD)

  • Chỉ số này giúp phát hiện cơ thể có bị nhiễm nhiễm trùng đường tiểu,  xuất huyết từ bàng quang, sỏi thận, hay bướu thận không;
  • Chỉ số BLD cho phép 0.015-0.062 mg/dL hoặc 5-10 Ery/ UL.
  • Trường hợp phát hiện chỉ số BLD tăng cao vượt mức cho phép chính là dấu hiệu cảnh báo thận, bàng quang, niệu đạo, niệu quản bị tổn thương, làm xuất hiện máu trong nước tiểu.

2.6. PRO (Protein)

  • Thông qua chỉ số PRO giúp cảnh báo sớm các tổn thương ở thận. Nếu phát hiện có máu lẫn trong nước tiểu hoặc nhiễm trùng đường tiểu giai đoạn mang thai dễ dẫn đến tiền sản giật. 
  • Chỉ số cho phép là 7.5-20mg/dL hoặc 0.075-0.2 g/L
  • Giai đoạn cuối thai kỳ, nếu phát hiện lượng protein trong nước tiểu nhiều, mẹ bầu có nguy cơ bị tiền sản giật hoặc nhiễm độc huyết. Nếu mặt và tay bị phù là bị tăng huyết áp thai kỳ, cần đi kiểm tra chứng tiền sản giật ngay. Bên cạnh đó, nếu phát hiện có albumin (một loại protein) trong nước tiểu sẽ cảnh báo nguy cơ mẹ bầu bị nhiễm độc thai nghén hoặc bị tiểu đường. 

2.7. GLU (Glucose – Đường)

  • Glucose là loại đường trong máu, người ta dựa vào chỉ số GLU để phát hiện có bị mắc bệnh tiểu đường hay không. 
  • Thường nước tiểu sẽ không có hoặc chỉ có rất ít glucose. 
  • Khi lượng đường huyết trong máu tăng cao như trường hợp mắc đái tháo đường không kiểm soát, đường sẽ thoát ra nước tiểu. Nếu phát hiện Glucose xuất hiện trong nước tiểu là khi thận bị tổn thương hoặc đang mắc các bệnh về tiểu đường, ống thận, viêm tuỵ, glucose niệu do chế độ ăn uống quá nhiều đường.

2.8. ASC (Soi cặn nước tiểu)

  • Chỉ số ASC giúp phát hiện các tế bào trong viêm nhiễm đường tiết niệu, thận, sỏi đường tiết niệu...;
  • Chỉ số bình thường nếu nằm trong ngưỡng 5-10 mg/dL hoặc 0.28-0.56 mmol/L.
  • Soi cặn trong nước tiểu sẽ đánh giá được các bệnh lý liên quan đến thận.

2.9. KET (Ketone – Xeton)

  • Là dấu hiệu hay gặp ở bệnh nhân bị tiểu đường không kiểm soát, có chế độ ăn ít carbohydrate, nhịn ăn thời gian dài hay bị nghiện rượu.
  • Chỉ số bình thường nếu nằm trong ngưỡng 2.5-5 mg/dL hoặc 0.25-0.5 mmol/L. Người bình thường sẽ không có hoặc chỉ ở mức thấp đối với mẹ bầu. 
  • Ketone, Xeton là chất thải ra ngoài đường tiểu, giúp nhận biết mẹ bầu và thai nhi có bị mắc tiểu đường hay thiếu chất không. Nếu mẹ bầu làm xét nghiệm nước tiểu phát hiện có xeton, kèm theo một số triệu chứng như chán ăn, mệt mỏi nên đến bác sĩ truyền dịch và dùng thuốc. Muốn giảm hết lượng xeton, mẹ bầu cần nghỉ ngơi và cố gắng không bỏ bữa.

2.10. UBG (Urobilinogen)

  • Chỉ số UBG có tác dụng trong phát hiện các bệnh như xơ gan, viêm gan do nhiễm khuẩn, suy tim xung huyết có vàng da, virus,...
  • Chỉ số UBG bình thường cho phép trong nước tiểu là 0.2-1.0 mg/dL hay 3.5-17 mmol/L.
  • UBG là sản phẩm đến từ sự thoái hóa của bilirubin, được thải ra ngoài qua nước tiểu hoặc theo phân. Phát hiện trong nước tiểu có Urobilinogen có thể là dấu hiệu của bệnh liên quan đến gan như xơ gan, viêm gan gây nghẽn dòng chảy của dịch mật từ túi mật.

3. Có nên thực hiện xét nghiệm nước tiểu không? Khi nào nên làm?

Xét nghiệm nước tiểu được thực hiện trong khám sức khỏe tổng quát hoặc trong sàng lọc bệnh lý về tiền sản giật ở phụ nữ mang thai, thận, tiểu đường, nhiễm trùng đường tiết niệu,… Thông qua 10 chỉ số đánh giá trong xét nghiệm nước tiểu giúp dễ dàng chẩn đoán và đánh giá nguy cơ mắc bệnh.

Nếu được bác sĩ chỉ định, bạn nên làm xét nghiệm nước tiểu để phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh. Đôi khi kết quả xét nghiệm gây nghi ngờ và bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện lại hoặc xét nghiệm bổ sung, làm sao để chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất. 

Bạn được bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm nước tiểu trong những trường hợp sau: 

  • Đi kiểm tra sức khỏe tổng quát.
  • Chẩn đoán bệnh.
  • Theo dõi sức khỏe.
  • Khi bạn gặp phải các dấu hiệu gây nghi ngờ như tiểu buốt, tiểu rắt nghi do nhiễm khuẩn đường tiểu.
  • Bạn mắc bệnh tiểu đường cần đánh giá tiến triển bệnh hoặc hiệu quả điều trị.
  • Đang mang thai cần sàng lọc bệnh lý tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ.
  • Phát hiện nước tiểu có màu bất thường.
  • Đi tiểu ít kéo dài,...

4. Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu ở đâu uy tín tại Hà Nội?

Nếu bạn có những dấu hiệu nghi ngờ bất thường cũng có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm nước tiểu tại các trung tâm xét nghiệm, bệnh viện trên cả nước. Đây là xét nghiệm tương đối đơn giản nên nhiều cơ sở y tế có thể thực hiện, song nên chọn địa chỉ uy tín, trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ nhân viên y tế, kỹ thuật viên xét nghiệm giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ bạn tốt hơn.

Alo Xét Nghiệm là chuỗi hệ thống phòng khám Chuyên khoa xét nghiệm, được cố vấn bởi các Tiến sĩ, bác sĩ và các chuyên gia trong lĩnh vực huyết học, miễn dịch, sinh hoá, vi sinh và sinh hoá nước tiểu. Đặc biệt, tại Alo Xét Nghiệm có những gói xét nghiệm kiểm tra sức khoẻ định kỳ, tổng quát và những gói xét nghiệm chuyên sâu về ung thư, gen, di truyền.

Với trang thiết bị hiện đại, chuẩn Y khoa tại Việt Nam, Alo Xét Nghiệm cung cấp dịch vụ xét nghiệm tại nhà, đội ngũ nhân viên Y tế đến lấy mẫu và tư vấn tại nhà giúp khách hàng thuận tiện trong việc đi lại, đơn giản và nhanh chóng. Kết quả phân tích được gửi qua SMS, E-mail và được các bác sĩ tư vấn kết quả trực tiếp, qua điện thoại..

5. Giá xét nghiệm sinh hoá nước tiểu tại Alo Xét Nghiệm là bao nhiêu?

Đây là vấn đề nhiều khách hàng băn khoăn và quan tâm. Tuy nhiên, với mục tiêu chăm sóc sức khoẻ người dân và tư vấn, chăm sóc chu đáo, tận tình được ưu tiền hàng đầu tại Alo Xét Nghiệm. Và phương châm của Alo Xét Nghiệm

là chăm sóc, lấy mẫu tại nhà mà giá phù hợp. Nên chi phí xét nghiệm sinh hoá nước tiểu cho mỗi chỉ số dao động từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng.

6. Một số câu hỏi thường gặp khi làm xét nghiệm sinh hoá nước tiểu

6.1. Xét nghiệm nước tiểu có mất nhiều thời gian không?

Xét nghiệm nước tiểu được thực hiện nhanh chóng, bạn chỉ cần đến cơ sở y tế hay Alo Xét Nghiệm để lấy nước tiểu theo đúng chỉ dẫn. Sau đó đợi từ 2 đến 3 tiếng là sẽ có kết quả.

6.2. Xét nghiệm nước tiểu có phải nhịn ăn sáng không?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc. Tốt nhất bạn nên nhịn ăn và nhịn tiểu để có kết quả xét nghiệm chính xác nhất. Không nên ăn uống trước khi làm xét nghiệm từ 4 đến 6 tiếng, hoặc không ăn sáng khi ngủ dậy. Không chỉ nhịn ăn mà còn tránh dùng các chất kích thích như cà phê, thuốc là trong khoảng 12 giờ trước khi lấy nước tiểu.

6.3. Đang bị “chị dâu” ghé thăm làm xét nghiệm nước tiểu được không?

Làm xét nghiệm nước tiểu khi đang trong thời kỳ kinh nguyệt sẽ cho kết quả không chính xác. Do nước tiểu sẽ bị lẫn máu kinh nên khi phân tích kết quả sẽ bị ảnh hưởng không ít. Nếu bạn đang bị hành kinh, gần bắt đầu hay vừa kết thúc chu kỳ kinh thì nên thông báo bác sĩ để đợi lần xét nghiệm tiếp theo. 

6.4. Xét nghiệm nước tiểu có giúp phát hiện mang thai không?

Xét nghiệm nước tiểu có thể phát hiện đang mang thai. Do xét nghiệm này giúp phát hiện sự hiện diện của hormone hCG. Đây là hormone được sản xuất tại nhau thai khi phôi bám vào nội mạc tử cung. Trong những ngày đầu tiên của thai kỳ, hormone hCG được sản sinh nhanh chóng trong cơ thể và gây nên hàng loạt các triệu chứng khi mang thai. 

6.5. Làm xét nghiệm có phát hiện được ma túy đá trong nước tiểu không?

Muốn kiểm tra xem người nào đó có sử dụng ma túy đá không, chỉ cần xét nghiệm nước tiểu để tìm chất MET. Chất này chỉ tồn tại trong nước tiểu 24 đến 48 tiếng nên phải nhanh chóng làm xét nghiệm trong thời gian này để khẳng định người đó dùng ma túy đá không. Sự có mặt của ma túy trong nước tiểu sẽ giúp điều tra được người đó đã dùng loại ma túy nào.

Nếu có nhu cầu tư vấn về xét nghiệm nước tiểu, các gói kiểm tra sức khoẻ, tầm soát ung thư tại Hệ thống Y tế Alo Xét Nghiệm, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để đặt lịch tư vấn các gói xét nghiệm kiểm tra sức khoẻ, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE 1900 989 993 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa với các Alo Xét Nghiệm mọi lúc mọi nơi ngay website, Fanpage.

 

Độ pH trong nước tiểu là gì? Ý nghĩa của chỉ số pH nước tiểu

Mỗi thông số trong xét nghiệm nước tiểu dều có ý nghĩa khác nhau trong việc chẩn đoán bệnh và theo dõi sức khoẻ, trong đó chỉ số pH nước tiểu phản ánh tính acid, tính kiềm của nước tiểu. Để tìm hiểu rõ hơn độ pH trong nước tiểu là gì, có ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu về chỉ số này thông qua chia sẻ bên dưới.

07-11-2022

Chỉ số LEU trong nước tiểu có liên quan đến bệnh lý nào?

Trong kết quả xét nghiệm nước tiểu có một chỉ số ký hiệu là LEU. Vậy chỉ số Leukocytes (LEU) trong nước tiểu là gì? Chỉ số LEU tăng cao cảnh báo những vấn đề sức khỏe gì? Cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu tất cả những thông tin liên quan qua chia sẻ bên dưới!

04-11-2022

Xét nghiệm Microalbumin niệu trong chẩn đoán bệnh thận

Xét nghiệm đo lượng microalbumin trong nước tiểu rất quan trọng để phát hiện và đánh giá tổn thương thận. Bởi vậy, bạn nên chọn cơ sở uy tín để tiến hành xét nghiệm chính xác, nhanh chóng.

07-10-2022

Xét nghiệm cặn Addis trong chẩn đoán hội chứng thận hư

Xét nghiệm cặn Addis giúp giúp các bác sĩ tìm ra các tế bào và một số phân tử hữu hình bất thường có trong nước tiểu. Đây là xét nghiệm có giá trị trong việc chẩn đoán và theo dõi các bệnh lý về thận, đặc biệt trong hội chứng thận hư.

27-09-2022

Chỉ số protein trong nước tiểu

Chỉ số protein trong nước tiểu (protein niệu) giúp xác định lượng đạm có trong cơ thể. Khi protein xuất hiện với số lượng nhiều trong nước tiểu thường, điều này có thể là một trong những chỉ điểm quan trọng của bệnh lý thận tiết niệu.

25-09-2022

Chỉ số NIT trong nước tiểu - Khi nào nên xét nghiệm Nitrit?

Nguồn gốc của Nitrat chính là chất chuyển hóa có trong các chất dinh dưỡng. Đây là sản phẩm phụ của Nitơ được thải qua đường nước tiểu. Tuy nhiên, nếu có sự xuất hiện của vi khuẩn Gram âm, Nitrat trong nước tiểu sẽ nhanh chóng chuyển hóa thành Nitrit. Nghiên cứu chứng minh rằng sự xuất hiện của Nitrit chính là dấu hiệu cảnh báo đường tiết niệu đã bị nhiễm khuẩn.

19-09-2022

Chỉ số Asc trong nước tiểu có ý nghĩa gì trong việc khám và chẩn đoán bệnh?

Chỉ số ASC cũng được biết đến là một trong những chỉ số quan trọng khi thực hiện xét nghiệm nước tiểu. Vậy chỉ số này có ý nghĩa như thế nào trong việc khám cũng như chẩn đoán bệnh cho người bệnh? Cùng tham khảo thông tin về chỉ số cũng như ý nghĩa của nó trong việc xét nghiệm nước tiểu.

15-09-2022

Xét nghiệm soi cặn lắng nước tiểu để làm gì? Phát hiện ra những bệnh gì?

Xét nghiệm soi cặn nước tiểu cũng là một trong những xét nghiệm nước tiểu quan trọng để đánh giá và chẩn đoán bệnh lý. Kết quả của xét nghiệm này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với người bệnh. Cùng tìm hiểu tất cả những thông tin về xét nghiệm soi cặn để giúp cho bạn có cái nhìn tổng quan nhất.

15-09-2022

Chỉ số Ket (Ketone) trong nước tiểu cho biết điều gì?

Các bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu, các bệnh liên quan đến gan thận, đái tháo đường và một số bệnh rối loạn chuyển hóa đều có thể sàng lọc, chẩn đoán thông qua xét nghiệm nước tiểu. Bằng việc xét nghiệm nước tiểu sẽ cho chúng ta biết rất nhiều chỉ số quan trọng, trong đó có KET. Vậy chỉ số KET trong nước tiểu có ý nghĩa như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết ngay sau đây.

15-09-2022

Chỉ số Urobilinogen (UBG) trong nước tiểu

Nhiều người không biết Urobilinogen là gì? Kết quả xét nghiệm nước tiểu cho biết chỉ số UBG cao vượt mức cho phép có nguy hiểm không, cùng tìm hiểu chi tiết.

10-09-2022

Chỉ số blood (bld) trong nước tiểu có ý nghĩa gì?

Vai trò của hệ niệu là thải những chất không cần thiết, dịch, một số chất bên trong cơ thể ra ngoài qua đường nước tiểu. Có thể hiểu rằng trong nước tiểu có đến hàng trăm loại chất thải khác nhau. Thông qua việc xét nghiệm nước tiểu sẽ thu được 100 thông số giúp chẩn đoán một số bệnh, trong đó có chỉ số Blood, ký hiệu BLD.

01-09-2022

Ý nghĩa 10 thông số nước tiểu và cách đọc kết quả đơn giản, dễ hiểu

Nhiều người nhận được tờ giấy kết quả xét nghiệm có rất nhiều thông số và các ký hiệu khác nhau và phụ thuộc chờ tư vấn của bác sĩ.. Tuy nhiên, để chủ động hơn thì bạn cũng có thể tìm hiểu cách đọc kết quả xét nghiệm nước tiểu cơ bản qua chia sẻ bên dưới của Alô Xét Nghiêm.

30-08-2022

Test Morphin/Heroin

Morphin được bài tiết dưới dạng không chuyển hóa và cũng là chất chuyển hóa chủ yếu của heroin và codein. Thuốc có tác dụng trong 3 - 6 giờ và tồn tại trong nước tiểu khoảng 3 - 7 ngày sau khi sử dụng.

29-05-2022

Định lượng Cortisol nước tiểu 24 giờ

Định lượng cortisol niệu là xác định lượng cortisol tự do có trong nước tiểu 24 giờ và được sử dụng để đánh giá chức năng thượng thận.

29-05-2022