Xét nghiệm Amylase trong máu và nước tiểu giúp phát hiện và chẩn đoán bệnh gì?

Xuất bản: 2022-09-28

Bài viết được tham vấn y khoa bởi: Bác sĩ CKII Trần Nguyên Trung

Xét nghiệm Amylase máu và amylase nước tiểu có giá trị trong việc chẩn đoán viêm tụy cấp, viêm tụy mạn, giai đoạn viêm tụy và chẩn đoán phân biệt với bệnh các bệnh lý nội và tiêu hoá khác. Vậy, xét nghiệm Amylase là gì? Quy trình như thế nào, lợi ích gì trong việc phát hiện và chẩn đoán bệnh lý? Hãy cùng tham khao qua chia sẻ bên dưới của Alo Xét Nghiệm.

1. Xét nghiệm Amylase là gì?

Xét nghiệm Amylase được bác sĩ chỉ định dùng để đo hoạt độ enzyme amylase trong mẫu máu hoặc trong mẫu nước tiểu. Thông qua kết quả xét nghiệm Amylase để chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến tuyến tụy, tuyến nước bọt và một số bệnh khác.

Thông thường có một số lượng rất ít amylase được tìm thấy trong máu hoặc trong nước tiểu. Tuy nhiên, nếu tuyến tụy hoặc tuyến nước bọt bị tổn thương hoặc bị tắc nghẽn thì amylase sẽ được phóng thích nhiều hơn vào máu và nước tiểu.

Khi Xét nghiệm Amylase trong máu thì nồng độ amylase tăng lên trong một thời gian ngắn, nhưng trong nước tiểu thì nồng độ amylase có thể còn duy trì cao trong khoảng nhiều ngày sau đó.

2. Khi nào thì cần làm xét nghiệm Amylase trong máu?

Theo Bác sĩ Trần Nguyên Trung, nên thực hiện xét nghiệm amylase trong các trường hợp, dấu hiệu sau:

  • Nghi ngờ viêm tụy cấp hoặc các bệnh về tụy khi có các triệu chứng như: nặng bụng,cthấy đau lưng, sốt, buồn nôn, nôn và cảm giác ăn không ngon miệng.
  • Xét nghiệm amylase để chẩn đoán phân biệt đau bụng do viêm tụy cấp với đau bụng cần điều trị ngoại khoa do những nguyên nhân khác.
  • Một số trường hợp vàng da không rõ nguyên nhân.
  • Để đánh giá quá trình điều trị viêm tụy và các bệnh lý về tụy khác có hiệu quả hay không.
  • Định lượng hoạt độ amylase trong dịch cổ trướng hoặc dịch màng phổi (tăng hoạt độ amylase trong các dịch này gợi ý tràn dịch có nguồn gốc từ tụy).
  • Tuyến nước bọt bị sưng hoặc viêm.

3. Quy trình lấy mẫu xét nghiệm đo hoạt độ Amylase

Hiện nay, xét nghiệm Amylase được thực hiện bằng phương pháp xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm nước tiểu. Cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu về quy trình xét nghiệm đo hoạt độ Amylase.

3.1. Xét nghiệm Amylase trong máu

Máu dùng để xét nghiệm Amylase được lấy từ tĩnh mạch của người bệnh. Quy trình lấy mẫu xét nghiệm Amylase trong máu như sau:

  • Bước 1: Nhân viên y tế trước khi lấy mẫu máu sẽ quấn băng thun xung quanh cánh tay của bạn. Việc quấn băng thun có mục đích ngăn dòng chảy của máu khiến tĩnh mạch ở dưới của phần quấn băng sẽ phồng to lên và giúp cho việc lấy máu trở nên dễ dàng hơn.
  • Bước 2: Sát trùng khu vực/ vị trí lấy mẫu máu bằng alcohol.
  • Bước 3: Thực hiện lấy mẫu máu bằng bơm tiêm.
  • Bước 4: Sau khi lấy đủ lượng máu cần thiết thì gỡ bỏ băng thun ở cánh tay người bệnh.
  • Bước 5: Đặt một miếng gạc lên vị trí đâm kim khi kim được rút ra và sau đó băng lại.

3.2. Xét nghiệm Amylase trong nước tiểu

Xét nghiệm Amylase trong nước tiểu được đo bằng hai cách: Nước tiểu 24 giờ hoặc 2 giờ. Quy trình lấy mẫu của hai phương pháp được thực hiện như sau:

Mẫu nước tiểu trong 24 giờ:

  • Mẫu nước tiểu được lấy vào buổi sáng. Khi lấy mẫu thì cần ghi lại mốc thời gian để theo dõi. Lưu ý, không nên lấy mẫu ngay khi vừa mới thức dậy, nên lấy ở những lần đi tiểu sau đó.
  • Các nhân viên y tế sẽ cung cấp cho bạn một bình chứa khoảng 4 lít để lấy mẫu nước tiểu trong vòng 24 giờ (trong bình chứa có chất bảo quản). Lưu ý, bạn nên đi tiểu vào một lọ nhỏ sạch, sau đó mới đổ vào bình chứa. Ngoài ra, không nên chạm tay vào bên trong của bình chứa.
  • Bảo quản bình chứa mẫu trong vòng 24h.
  • Đi tiểu lần cuối cùng ngay trước mốc 24 giờ (so với lần lấy mẫu đầu tiên), bạn cần ghi lại mốc thời gian thực hiện rồi cho mẫu nước tiểu vào bình chứa.
  • Để kết quả xét nghiệm Amylase đạt kết quả cao thì lưu ý tuyệt đối không được để lẫn lông mu, giấy vệ sinh và máu kinh nguyệt hay các tạp chất khác lẫn vào bình chứa mẫu nước tiểu.

Phương pháp lấy mẫu nước tiểu 2 giờ:

Lấy mẫu nước tiểu 2 giờ cũng được thực hiện tương tự như lấy mẫu nước tiểu 24 giờ. Tuy nhiên, 2 cách này chỉ khác nhau duy nhất là mốc thời gian là 2 tiếng và 24 tiếng.

4. Những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm Amylase

Một số trường hợp xét nghiệm Amylase có kết quả dương tính giả hoặc âm tính giả. Nếu trường hợp bệnh nhân có kết quả xét nghiệm Amylase dương tính giả, nghĩa là người bệnh đi kiểm tra không hề có bệnh gì. Còn những trường hợp xét nghiệm Amylase âm tính giả nhưng thực tế thì người bệnh kiểm tra lại mắc bệnh mà không phát hiện ra. Theo Bác sĩ Trần Nguyên Trung chia sẻ, một số yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm Amylase như:

  • Mẫu bệnh phẩm đã bị vỡ hồng cầu nên có thể làm thay đổi kết quả xét nghiệm.
  • Mẫu bệnh phẩm bị nhiễm bẩn nước bọt, nên có thể gây tăng giả tạo kết quả xét nghiệm.
  • Tăng triglycerid nặng có thể đã gây ức chế hoạt động enzym.
  • Một số trường hợp suy thận cũng có thể làm tăng hoạt độ enzym amylase huyết thanh.
  • Một số loại thuốc có thể làm tăng hoạt độ amylase huyết thanh, như: acetaminophen, kháng sinh, aspirin, corticosteroid, estrogen, furosemid hay thuốc kháng viêm không phải steroid, salicylat và các lợi tiểu nhóm thiazid.
  • Một số loại thuốc có thể làm tăng hoạt độ amylase niệu như: Rượu, aspirin, bethanechol, codein, indomethacin, meperidin và morphin, pentazocin hay thuốc lợi tiểu nhóm thiazid.
  • Một số loại thuốc có thể làm giảm hoạt độ amylase huyết thanh như: citrat, glucose, oxalat.
  • Một số loại thuốc có thể làm giảm hoạt độ amylase niệu như: fluorid, glucose.

5. Kết quả xét nghiệm Amylase giúp phát hiện và chẩn đoán bệnh gì?

Chỉ số xét nghiệm amylase có thể khác nhau tuỳ thuộc vào các đơn vị y tế cũng như thiết bị y khoa. Nên một số phòng xét nghiệm xác định lượng bình thường là 23-85 đơn vị mỗi lít (u/l), nhưng một số phòng xét nghiệm khác thì xem 40-140 u/l là bình thường. Nên để chắc chắn rằng bạn nói chuyện với bác sĩ về kết quả và ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm.

5.1. Kết quả xét nghiệm amylase bình thường

Các phòng xét nghiệm có thể có những kết quả amylase máu khoảng bình thường khác nhau.

  • Amylase máu: Định lượng bình thường là 22-80U/L, một số phòng xét nghiệm khác giá trị 40-140 U/l vẫn được xem là bình thường).
  • Amylase nước tiểu: Trung bình 42-321U/L.

5.2. Kết quả xét nghiệm amylase tăng cao trong các trường nào?

  • Viêm tụy cấp hay đợt cấp của viêm tụy mạn tính: Trong viêm tụy cấp thì hoạt độ amylase trong máu thường tăng cao lên 4-6 lần so với giá trị tham khảo và chỉ số thường cao song song với nồng độ lipase.
  • Có dấu hiệu tắc nghẽn ống tụy và ung thư tuyến tụy.
  • Mức tăng của hoạt độ amylase trong dịch phúc mạc có thể xảy ra trong viêm tụy cấp. Tuy nhiên, cũng có thể xảy ra trong một số các rối loạn bụng khác, như: Tắc nghẽn ruột hoặc giảm lưu lượng máu đến ruột (nhồi máu), hay thủng ruột non hoặc thủng ổ loét dạ dày tá tràng.
  • Hoạt độ Amylase cũng tăng trong viêm tụy mạn tính, nó thường liên quan với chứng nghiện rượu, chấn thương hay tắc nghẽn ống tụy.
  • Viêm tụy cấp do một số loại thuốc, như: corticosteroid, dexamethasone, mercaptopurin, furosemide....
  • Do ngộ độc rượu cấp.
  • Một số bệnh lý đường mật, như: Sỏi ống mật chủ, viêm túi mật cấp hay tắc mật...
  • Suy thận giai đoạn cuối.
  • Các bệnh lý tuyến nước bọt, như: Viêm tuyến nước bọt cấp hay mạn tính, hay tắc nghẽn ống dẫn nước bọt, quai bị.
  • Có thể nhiễm toan ceton do bệnh lý đái tháo đường
  • Cường chức năng tuyến giáp

5.3. Kết quả xét nghiệm Amylase giảm trong các trường hợp nào?

  • Nồng độ amylase máu giảm khi người bệnh có các triệu chứng viêm tụy. Kết quả xét nghiệm có thể cho biết các tế bào sản xuất amylase của tuyến tụy đã và đang bị tổn thương vĩnh viễn hoặc ung thư tụy
  • Tổn hại gan nặng, như: Viêm gan nhiễm độc, xơ gan, bỏng nặng.
  • Nhiễm độc giáp nặng.
  • Tiền sản giật: Đây cũng là tình trạng xảy ra khi người bệnh bị cao huyết áp và phụ nữ mang thai. Tình trạng này được gọi là nhiễm độc thai nghén của thai kỳ.

6. Nên làm xét nghiệm đo hoạt độ Amylase ở đâu?

Hiện nay, có nhiều trung tâm y tế đo hoạt độ Amylase uy tín. Alo Xét Nghiệm là một trong những cơ sở lấy mẫu xét nghiệm máu để đo hoạt độ Amylase nhanh chóng và chính xác.

Với đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại, Alo Xét Nghiệm là địa chỉ được nhiều khách hàng tin cậy. Bên cạnh đó, cơ sở triển khai dịch vụ lấy mẫu tại nhà giúp khách hàng thêm thuận tiện, không cần mất thời gian đi lại, chờ đợi.

Để đặt lịch lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, Qúy khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến tổng đài 1900 989 993 hoặc đặt lịch trực tiếp Tại đây để được tư vấn và hỗ trợ cụ thể.

Một số câu hỏi thường gặp khi làm xét nghiệm đo hoạt độ Amylase

Trước khi thực hiện xét nghiệm Amylase có cần lưu ý gì không?

+

Có cần nhịn ăn khi trước khi thực hiện xét nghiệm Amylase không?

+

Tôi nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm Amylase?

+

Tác giả: Thanh Ngân

Đăng ký tư vấn

Tại sao nên chọn phòng khám Alo Xét Nghiệm

Chuyên sâu về tầm soát ung thư - Gen - Di truyền
Đội ngũ cố vấn là tiến sĩ, bác sĩ đầu ngành
Trang thiết bị Y tế hiện đại
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà nhanh chóng
Chi phí xét nghiệm hợp lý
Tư vấn và trả kết quả qua SMS, E-mail

Xét nghiệm thời gian thromboplastin một phần hoạt hóa

Phương pháp xét nghiệm thời gian thromboplastin một phần sẽ thu thập mẫu máu từ người bệnh. Các mẫu máu sẽ được thêm các hóa chất vào để xác định thời gian đông máu.

Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi bằng máy đếm tổng trở

Các chỉ số tế bào máu sẽ phản ánh trực tiếp hoặc gián tiếp tình trạng sinh lý của bệnh nhân hoặc đưa ra thông tin về một số bệnh lý của cơ thể. Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi gợi ý định hướng nguyên nhân gây bệnh và phát hiện ra các hiện tượng bất thường của cơ thể

Xét nghiệm độ tập trung tiểu cầu

Tiểu cầu là một thành phần quan trọng của máu. Tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu và cầm máu của cơ thể. Xét nghiệm độ tập chung tiểu cầu là xét nghiệm giúp kiểm tra, đánh giá được hoạt động, chức năng của tiểu cầu trong cơ thể.

Xét nghiệm INR

Xét nghiệm INR là một loại xét nghiệm máu có liên quan đến hiện tượng đông vón máu, biểu thị thời gian đông máu của bệnh nhân. Xét nghiệm được dùng để đánh giá hiệu quả của việc dùng thuốc cũng như giúp bác sĩ xác định được liều lượng thuốc loãng máu cần được sử dụng.

Thời gian Thrombin time (TT)

Xét nghiệm xác định thời gian Thrombin (Thrombin time) là xét nghiệm đánh giá chức năng đông máu của cơ thể. Thời gian Thrombin (TT) thường thay đổi ở một số bệnh lý khác nhau.