Chỉ số AST tăng cao báo hiệu điều gì?

Xuất bản: 2022-10-06

Bài viết được tham vấn y khoa bởi: Giám đốc Trung tâm Xét nghiệm Nguyễn Anh Tuấn

Trong cơ thể con người, gan đóng vai trò vô cùng quan trọng nhưng lại rất dễ tổn thương và gặp phải các tình trạng bệnh lý. Chính vì vậy, để bảo vệ lá gan của mình luôn khỏe mạnh, chúng ta nên định kỳ làm các xét nghiệm đánh giá chức năng gan như xét nghiệm AST.

1. Xét nghiệm AST là gì?

Chỉ số AST (hay còn gọi là GOT) là một loại enzym xuất hiện nhiều trong các tế bào gan và thận. Ngoài ra cũng xuất hiện số ít ở cơ tim và cơ bắp, não. Enzym này sẽ phóng thích vào máu nếu một trong các cơ quan đó bị tổn thương, hoặc khi có nhiều tế bào gan bị hoại tử.

Chỉ số AST tăng cao phản ánh tình trạng tổn thương gan

Chỉ số AST tăng cao phản ánh tình trạng tổn thương gan

Theo Bác sĩ Nguyễn Hà thì giới hạn bình thường của AST dao động từ 5 – 40 đơn vị trong 1 lít huyết thanh, nó được kí hiệu là U/L hoặc UI/L. Khi xét nghiệm, nếu chỉ số AST cao hơn giới hạn đó thì được xem như là cảnh báo về sự tổn thương gan.

2. Khi nào cần đến xét nghiệm AST?

Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm này nếu người bệnh có các dấu hiệu của việc tổn thương gan sau:

  • Vàng da và mắt
  • Mệt mỏi
  • Thể trạng yếu
  • Bụng chướng hoặc sưng
  • Mất cảm giác muốn ăn
  • Ngứa da
  • Nước tiểu sẫm màu
  • Phù nề ở chân và mắt cá chân
  • Bầm tím

Một số lí do khác:

  • Tiếp xúc với virus viêm gan
  • Uống nhiều đồ uống có cồn
  • Uống thuốc có nguy cơ gây tổn thương gan
  • Béo phì
  • Tiểu đường hoặc các hội chứng chuyển hóa
  • Đã từng bị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu
  • Đánh gía quá trình điều trị bệnh gan

3. Chỉ số AST bất thường khi nào?

Chỉ số AST trong máu thường thay đổi và dao động từ 5 – 40 đơn vị trong 1 lít huyết thanh. Ngoài ra, AST thay đổi tùy theo giới tính, độ tuổi hoặc bị ảnh hưởng bởi những sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, theo bác sĩ Nguyễn Hà, nếu chỉ số AST trong máu chỉ dao động đến một giới hạn nhất định, những nếu AST vượt quá giới hạn thì đó có thể là báo hiệu cơ thể có vấn đề về sức khoẻ và sự tổn thương bệnh lý tại gan.

3.1. Chỉ số AST bình thường

Đối với những người có gan hoạt động bình thường và khỏe mạnh thì chỉ số AST thường < 40 UI/L và được duy trì ổn định. Nếu kết quả xét nghiệm mà chỉ số AST trong máu tăng cao thì người bệnh cần được lưu ý. Thông thường, các bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định làm thêm một số xét nghiệm khác để chẩn đoán, cũng như có phác đồ điều trị kịp thời để tránh bệnh diễn biến nặng hơn và nguy hiểm đến tính mạng.

3.2. Chỉ số AST tăng nhẹ

Theo Bác sĩ, nếu chỉ số AST tăng nhẹ khi chỉ số AST trong máu dưới 100 UI/L. Đây là dấu hiệu thường gặp ở các trường hợp, như viêm gan mạn tính, xơ gan, gan nhiễm mỡ. Ngoài ra, một số trường hợp vàng da tắc mật cũng làm chỉ số AST tăng lên ở mức nhẹ.

3.3. Chỉ số AST tăng vừa

Chỉ số AST được coi là tăng vừa khi AST trong máu không vượt quá 300 UI/L. Đây là dấu hiệu thường gặp trong tổn thương gan do người bệnh sử dụng quá nhiều rượu, bia.

3.4. Chỉ số AST tăng cao

(AST trong máu vượt quá 3000 UI/L): Thường gặp trong các trường hợp tổn thương, bệnh lý gây hoại tử tế bào gan (viêm gan do virus cấp hoặc mãn tính, trụy mạch kéo dài, gan bị tổn thương do hóa chất, thuốc độc,...).

4. Nguyên nhân dẫn đến chỉ số AST tăng cao

  • Viêm gan siêu vi: Bao gồm viêm gan A, B, C thường xuất hiện với các chi số men gan cao. Bệnh biểu hiện qua các triệu chứng nhiễm trùng như đau bụng, mệt mỏi, vàng da, nước tiểu sẫm màu.
  • Viêm gan tự miễn: Các tế bào gan bị chính hệ miễn dịch của cơ thể tấn công dẫn đến gan bị viêm, từ đó làm tăng các chỉ số men gan. Chưa xác định được nguyên nhân nhưng người bệnh sẽ có triệu chứng mệt mỏi, biếng ăn, đau cơ, phù nề.
  • Viêm gan do bia rượu: Là nguyên nhân chính làm các chỉ số men gan tăng cao. Mức độ tổn thương gan do bia rượu gây ra tỉ lệ thuận với nồng độ các chỉ số men gan tăng.
  • Gan nhiễm mỡ không do rượu: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất làm các chỉ số men gan tăng cao nhưng lại thường bị bỏ qua do chủ quan cho rằng nó lành tính mà không ngờ được rằng ở giai đoạn phát triển nó có thể xảy ra các biến chứng như xơ gan hay ung thư gan.
  • Viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan, tắc nghẽn lưu lượng máu đến gan đều là những nguyên nhân làm men gan tăng cao.
  • Bệnh về đường mật: Sỏi mật, viêm túi mật, giun chui ống mật, tắc đường mật thường liên quan tới gan. Bởi khi đường dẫn mật bị phù nề hoặc dịch mật bị tắc nghẽn sẽ tác động lên gan, khiến chỉ số men gan tăng.
  • Thuốc: Có nhiều loại thuốc khi dùng quá liều sẽ gây độc, làm tổn thương gan và làm tăng men gan như thuốc giảm đau Aspirin, Paracetamol, Ibuprofen và Naproxen và thuốc kháng sinh Amoxicillin, Isoniazid,…
  • Một số nguyên nhân khác làm tăng men gan như: đau tim, sốt rét, vận động mạnh, chấn thương cơ, loạn dưỡng cơ tiến triển, viêm da cơ địa, hoại tử, mang thai, viêm tụy cấp tính, tắc mạch phổi, bệnh huyết tán…

Chỉ số AST tăng nhẹ hoặc có thể gặp sau dùng thuốc như penicillin, salicylat hay thuốc phiện.

Ngoài ra, một số loại thuốc có thể cho kết quả “Dương tính giả” cho xét nghiệm AST như:

  • Thuốc chữa DKA (diabetic ketoacidosis)
  • Một số loại kháng sinh (erythromycin estolate hoặc Paser).

Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến chỉ số AST (GOT)

AST là chỉ số gì, cách đọc chỉ số AST như thế nào?

+

Chỉ số AST bao nhiều là nguy hiểm, bất thường?

+

Tôi có phải lưu ý trước khi làm xét nghiệm AST không?

+

Kết quả chỉ số ast cao, tôi phải nên phải làm gì để điều chỉnh?

+

Tác giả: Khôi Nguyên

Đăng ký tư vấn

Tại sao nên chọn phòng khám Alo Xét Nghiệm

Chuyên sâu về tầm soát ung thư - Gen - Di truyền
Đội ngũ cố vấn là tiến sĩ, bác sĩ đầu ngành
Trang thiết bị Y tế hiện đại
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà nhanh chóng
Chi phí xét nghiệm hợp lý
Tư vấn và trả kết quả qua SMS, E-mail

Xét nghiệm thời gian thromboplastin một phần hoạt hóa

Phương pháp xét nghiệm thời gian thromboplastin một phần sẽ thu thập mẫu máu từ người bệnh. Các mẫu máu sẽ được thêm các hóa chất vào để xác định thời gian đông máu.

Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi bằng máy đếm tổng trở

Các chỉ số tế bào máu sẽ phản ánh trực tiếp hoặc gián tiếp tình trạng sinh lý của bệnh nhân hoặc đưa ra thông tin về một số bệnh lý của cơ thể. Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi gợi ý định hướng nguyên nhân gây bệnh và phát hiện ra các hiện tượng bất thường của cơ thể

Xét nghiệm độ tập trung tiểu cầu

Tiểu cầu là một thành phần quan trọng của máu. Tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu và cầm máu của cơ thể. Xét nghiệm độ tập chung tiểu cầu là xét nghiệm giúp kiểm tra, đánh giá được hoạt động, chức năng của tiểu cầu trong cơ thể.

Xét nghiệm INR

Xét nghiệm INR là một loại xét nghiệm máu có liên quan đến hiện tượng đông vón máu, biểu thị thời gian đông máu của bệnh nhân. Xét nghiệm được dùng để đánh giá hiệu quả của việc dùng thuốc cũng như giúp bác sĩ xác định được liều lượng thuốc loãng máu cần được sử dụng.

Thời gian Thrombin time (TT)

Xét nghiệm xác định thời gian Thrombin (Thrombin time) là xét nghiệm đánh giá chức năng đông máu của cơ thể. Thời gian Thrombin (TT) thường thay đổi ở một số bệnh lý khác nhau.