Định lượng Glucose trong máu

Xuất bản: 2022-08-31

Bài viết được tham vấn y khoa bởi: Giám đốc Trung tâm Xét nghiệm Nguyễn Anh Tuấn

Chỉ số glucose trong máu hay còn gọi là chỉ số đường huyết. Định lượng glucose trong máu để chẩn đoán và kiểm soát bệnh tiểu đường và các rối loạn chuyển hóa carbohydrat khác

1. Glucose trong máu là gì?

Glucose là tên khoa học của đường - một loại gia vị rất quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Cơ thể cần glucose để duy trì hoạt động. Trong chuyển hóa năng lượng, glucose là nguồn nguyên liệu quan trọng nhất trong tất cả các sinh vật để tạo ra năng lượng trong quá trình hô hấp tế bào. Khi thiếu glucose, các cơ quan không được cung cấp đủ năng lượng sẽ dẫn đến hoa mắt, chóng mặt, ớn lạnh, thậm chí là ngất, hiện tượng này gọi là hạ đường huyết, thường xảy ra khi đói.

Trong hầu hết các loại thức ăn hàng ngày đều có glucose, đặc biệt một số loại thực phẩm như tinh bột, trái cây rất giàu glucose.

Glucose là nguồn năng lượng chủ yếu và trực tiếp của cơ thể, được dự trữ ở gan dưới dạng glycogen, là thành phần tham gia vào cấu trúc của tế bào (RNA và DNA) và một số chất đặc biệt khác (Mucopolysaccharid, heparin, acid hyaluronic,chondroitin ...).

Glucose được sử dụng để tạo năng lượng cần thiết cho sự sống, quá trình này diễn ra trong tế bào. Việc sử dụng glucose của tế bào phụ thuộc vào hoạt động của màng tế bào dưới tác dụng của Insulin (ngoại trừ các tế bào não, tổ chức thần kinh, tế bào máu, tủy thận và thủy tinh thể). Các enzym tiêu hóa sẽ phân tách glucose từ thức ăn. Glucose được đốt cháy tại các tế bào, tạo ra năng lượng cho cơ thể và khí CO2, H2O.

2. Định lượng glucose trong máu là gì?

Chỉ số glucose trong máu hay còn gọi là chỉ số đường huyết. Hàm lượng đường trong máu được xác định thông qua xét nghiệm lượng glucose có trong máu.

Hàm lượng glucose trong máu phản ánh nồng độ đường (glucose) có trong máu hay chỉ số đường huyết trong máu. Với mỗi người, chỉ số này là không giống nhau. Thậm chí chúng có thể thay đổi theo từng phút. Định lượng glucose trong máu giúp chẩn đoán và theo dõi bệnh tiểu đường. Đồng thời được dùng để đánh giá chức năng tuyến tụy nội tiết, chức năng gan và ảnh hưởng của một số hormon khác.

Định lượng glucose trong máu ở trong mức bình thường cho thấy cơ thể khỏe mạnh, không mắc bệnh lý tiểu đường.

3. Tại sao cần đo định lượng glucose trong máu?

Như đã nói, glucose rất quan trọng đối với cơ thể. Tuy nhiên, nếu nồng độ glucose trong máu quá cao có thể gây một số nguy hiểm cho sức khỏe như: 

  • Giảm khả năng tiết insulin.
  • Tuyến tụy phải làm việc quá sức, dễ bị tổn thương.
  • Tăng khả năng bị xơ cứng mạch máu, xơ vữa động mạch, dẫn đến các bệnh lý về gan thận, tim mạch... như: suy thận, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, các biến chứng về võng mạc...

4. Chỉ số glucose trong máu bao nhiêu là ổn định?

Định lượng glucose trong máu để chẩn đoán và kiểm soát bệnh tiểu đường và các rối loạn chuyển hóa carbohydrat khác. Trong các xét nghiệm máu nếu:

Chỉ số glucose trong máu ở mức trung bình từ: 3,9 – 6,4 mmol/L là bình thường.

Khi chỉ số này nằm ngoài giới hạn cho phép tức là thấp hơn hoặc cao hơn mức bình thường, sẽ biểu lộ những dấu hiệu bất ổn về lượng đường trong máu. Cụ thể là:

4.1. Glucose giảm (Trị số glucose trong máu <3,9 mmol/L)

  • Bệnh u tụy.
  • Dùng quá liều insulin hay thuốc điều trị tiểu đường.
  • Thiểu năng một số tuyến nội tiết: thượng thận, tuyến giáp, tuyến yên.
  • Thiểu năng gan, xơ gan giai đoạn cuối.
  • Sau cắt đoạn dạ dày.
  • Rối loạn hệ thần kinh tự động.

 4.2. Glucose tăng cao (Trị số glucose trong máu >6,4mmol/L)

  • Bệnh tiểu đường, viêm tụy cấp hay mạn tính, các bệnh về tuyến yên hay tuyến thượng thận.
  • Bệnh nhân đang dùng ACTH, corticoid.
  • Nhiễm độc giáp nặng, choáng, bỏng, viêm màng não, tình trạng stress….

Tuy nhiên lượng glucose trong máu tăng cao thường hay gặp phổ biến nhất ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Đây cũng là một trong số những chỉ số quan trọng mà các bác sĩ căn cứ để đánh giá tình hàm lượng đường trong máu của bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Từ đó có các biện pháp điều chỉnh và điều trị sao cho phù hợp.

5. Xác định khả năng mắc bệnh tiểu đường dựa vào chỉ số glucose trong máu

Dựa vào chỉ số Glucose của mình ở những khoảng thời gian đo: trước bữa ăn, sau bữa ăn 1 - 2 tiếng, trước khi đi ngủ và đối chiếu với chỉ số của một người bình thường, ta có thể biết mình có mắc bệnh tiểu đường hay không. Với bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường, chỉ số Glucose sẽ như sau:

Nếu đo chỉ số Glucose lúc đói (trong khoảng 8 tiếng chưa ăn gì) ra kết quả từ mức 126 mg/dl (7 mmol/l) trở lên thì chứng tỏ người bệnh đã mắc bệnh tiểu đường.

Lưu ý là cần đo 2 lần liên tiếp để có kết quả chính xác, bởi khi đo các thông số này thường có những sai lệch nhất định. Nếu trong trường hợp đo lại mà kết quả chỉ số sau dưới 70 mg/dl (6,1 mmol/l), thì nên đem kết quả tới gặp bác sĩ chuyên môn để được tư vấn chi tiết.

Nếu đo chỉ số Glucose trong lúc đói ra kết quả nằm trong khoảng 110 - 126 mg/dl (6,1 - 7 mmol/l) thì bạn đang nằm trong giai đoạn mắc chứng rối loạn đường huyết lúc đói, còn được biết đến là giai đoạn tiền tiểu đường.

Lưu ý rằng: có khoảng 40% người có chỉ số Glucose như này sẽ mắc bệnh tiểu đường chỉ trong 4 - 5 năm sau. Vì thế, nếu nhận thấy mình đang trong vùng chỉ số nguy hiểm này hãy nhanh chóng gặp bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để có lộ trình điều trị cụ thể sớm nhất có thể. Bởi nếu để lâu bệnh sẽ nặng hơn,điều trị vừa kém hiệu quả lại tốn nhiều chi phí.

Để định lượng glucose trong máu, phương pháp phổ biến nhất hiện nay là xét nghiệm máu. Máu sẽ được lấy từ tĩnh mạch và đem đi xét nghiệm. Cũng cần lưu ý, ở phụ nữ mang thai, chỉ số đường huyết sẽ thấp hơn bình thường (ở ngưỡng 70- 80 mg/dl trong lúc đói). 

6. Địa chỉ xét nghiệm định lượng glucose nhanh chóng, chính xác

Xét nghiệm định lượng glucose trong máu đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán xác định bệnh lý đái tháo đường, theo dõi điều trị cùng với các xét nghiệm và thăm khám lâm sàng khác. Vì vậy, nếu có dấu hiệu của bệnh lý đái tháo đường (gầy sút cân nhanh, tiểu nhiều, ăn nhiều, uống nhiều) bệnh nhân nên sớm tìm đến các cơ sở y tế uy tín để thực hiện xét nghiệm đo nồng độ glucose máu.

Hiện nay, có nhiều trung tâm y tế làm định lượng glucose. Alô Xét Nghiệm là một trong những cơ sở lấy mẫu xét nghiệm máu để xét nghiệm nhanh chóng và chính xác.

Với đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại, Alô Xét Nghiệm là địa chỉ được nhiều khách hàng tin cậy. Bên cạnh đó, cơ sở triển khai dịch vụ lấy mẫu tại nhà giúp khách hàng thêm thuận tiện, không cần mất thời gian đi lại, chờ đợi.

Để đặt lịch khám, Qúy khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp đến tổng đài 1900 989 993 hoặc nhận tư vấn online tại đây để được các bác sỹ tư vấn trực tiếp và đội ngũ kỹ thuật viên của Alô Xét Nghiệm lấy mẫu trực tiếp tại nhà, luôn sẵn lòng phục vụ quý khách.

+

Tác giả: Thanh Ngân

Đăng ký tư vấn

Tại sao nên chọn phòng khám Alo Xét Nghiệm

Chuyên sâu về tầm soát ung thư - Gen - Di truyền
Đội ngũ cố vấn là tiến sĩ, bác sĩ đầu ngành
Trang thiết bị Y tế hiện đại
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà nhanh chóng
Chi phí xét nghiệm hợp lý
Tư vấn và trả kết quả qua SMS, E-mail

Xét nghiệm thời gian thromboplastin một phần hoạt hóa

Phương pháp xét nghiệm thời gian thromboplastin một phần sẽ thu thập mẫu máu từ người bệnh. Các mẫu máu sẽ được thêm các hóa chất vào để xác định thời gian đông máu.

Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi bằng máy đếm tổng trở

Các chỉ số tế bào máu sẽ phản ánh trực tiếp hoặc gián tiếp tình trạng sinh lý của bệnh nhân hoặc đưa ra thông tin về một số bệnh lý của cơ thể. Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi gợi ý định hướng nguyên nhân gây bệnh và phát hiện ra các hiện tượng bất thường của cơ thể

Xét nghiệm độ tập trung tiểu cầu

Tiểu cầu là một thành phần quan trọng của máu. Tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu và cầm máu của cơ thể. Xét nghiệm độ tập chung tiểu cầu là xét nghiệm giúp kiểm tra, đánh giá được hoạt động, chức năng của tiểu cầu trong cơ thể.

Xét nghiệm INR

Xét nghiệm INR là một loại xét nghiệm máu có liên quan đến hiện tượng đông vón máu, biểu thị thời gian đông máu của bệnh nhân. Xét nghiệm được dùng để đánh giá hiệu quả của việc dùng thuốc cũng như giúp bác sĩ xác định được liều lượng thuốc loãng máu cần được sử dụng.

Thời gian Thrombin time (TT)

Xét nghiệm xác định thời gian Thrombin (Thrombin time) là xét nghiệm đánh giá chức năng đông máu của cơ thể. Thời gian Thrombin (TT) thường thay đổi ở một số bệnh lý khác nhau.