Xét nghiệm LH để kiểm tra vô sinh ở nam hoặc nữ?

Xuất bản: 2022-11-11

Bài viết được tham vấn y khoa bởi: Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Danh Hoà

LH được coi là một loại hormone đảm bảo sự an toàn cho hệ thống sinh sản của cơ thể cụ thể là ở buồng trứng nữ giới và ở tinh hoàn của nam giới. Vậy xét nghiệm định lượng LH là gì? Có ý nghĩa như thế nào đối với vấn đề sinh sản của mỗi người, hãy cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu qua nội dung sau nhé!

1. LH (Luteinizing hormone) là gì? 

Hormone LH đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động khỏe mạnh của hệ thống sinh sản ở cơ thể của cả nam và nữ giới.

Hormone này được tuyến yên sản xuất và bài tiết trước, được coi là một hormone tuyến sinh dục vì nó đóng vai trò trong việc kiểm soát chức năng của buồng trứng và tinh hoàn ở cả hai giới.

Đối với nữ giới, hormone này kích thích buồng trứng sản xuất ra Oestradiol. Khi nồng độ hormone tăng cao ở giữa chu kỳ sẽ gây nên quá trình rụng trứng. Khi đó, nếu sảy ra sự thụ tinh, hormone luteinizing sẽ bắt đầu kích thích hoàng thể để sản sinh ra progesterone giúp duy trì thai kỳ.

Ở nam giới, LH kích thích sản xuất ra testosteron từ các tế bào Leydig ở tinh hoàn và testosterone này sẽ lần lượt kích thích sản xuất tinh trùng, làm nổi bật đặc điểm giới tính ở nam giới như giọng nói trầm hay sự phát triển của lông và tóc.

2. Xét nghiệm LH là gì?

Xét nghiệm định lượng LH được đánh giá là xét nghiệm đo nồng độ của hormone Luteinizing trong huyết thanh, được xem như một trong các chỉ định quan trọng để chẩn đoán vô sinh ở cả nam giới và nữ giới hoặc giúp kiểm tra các vấn đề liêm quan đến dạy thì sớm hay muộn ở trẻ em.

3. Xét nghiệm LH để làm gì, khi nào nên xét nghiệm?

Theo Tiến sĩ Nguyễn Danh Hòa, xét nghiệm LH thường được chỉ định thực hiện cùng lúc với xét nghiệm FSH (hormone kích thích nang trứng) nhằm kiểm tra sức khỏe sinh sản hay sinh dục. Mục đích xét nghiệm LH phụ thuộc vào người bệnh là nam giới, nữ giới hay trẻ em.

3.1. Đối với phụ nữ

Đối với phụ nữ, xét nghiệm LH có ý nghĩa gì và khi nào cần tiến hành thực hiện xét nghiệm là câu hỏi khiến nhiều người thắc mắc. Vì vậy, LH được thực hiện với những mục đích như: 

  • Giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây vô sinh.
  • Xác định thời điểm rụng trứng cho khả năng thụ thai cao nhất giúp các cặp vợ chồng hiếm muộn.
  • Tìm nguyên nhân kinh nguyệt không đều hay ngừng kinh.
  • Xác định thời kỳ tiền mãn kinh hay mãn kinh.

Nữ giới cần được chỉ định thực hiện xét nghiệm này khi: 

  • Không có dấu hiệu mang thai trong thời gian dài.
  • Chu kỳ kinh nguyệt bất thường, không đều.
  • Ngừng kinh.

3.2. Đối với nam giới

Ở nam giới, xét nghiệm LH được các bác sĩ chỉ định thực hiện với mục đích nhằm:  

  • Giúp tìm ra nguyên nhân gây vô sinh.
  • Xác định nguyên nhân số lượng tinh trùng thấp.
  • Tìm ra nguyên nhân gây giảm ham muốn tình dục.

Vì thế, nam giới sẽ được chỉ định khi:

  • Cả hai vợ chồng đều không thấy dấu hiệu mang thai trong thời gian dài.
  • Giảm ham muốn tình dục.

Bên cạnh đó, cả nam và nữ giới đều phải thực hiện xét nghiệm này nếu trong cơ thể xuất hiện những triệu chứng nghi ngờ mắc rối loạn tuyến yên như: 

  • Cơ thể mệt mỏi thường xuyên.
  • Suy nhược cơ thể.
  • Giảm cảm giác thèm ăn, sút cân.

3.3. Đối với trẻ em

Trẻ em cũng là đối tượng cần thực hiện xét nghiệm định lượng hormone LH để kiểm tra trẻ có nguy cơ dậy thì sớm hoặc muộn hay không và để chẩn đoán nguy cơ này, các bác sĩ chuyên khoa có thể dựa vào cột mốc tuổi như sau:

  • Dậy thì sớm: Từ trước 9 tuổi ở bé gái và trước 10 tuổi ở bé trai.
  • Dậy thì muộn: Từ tuổi 13 ở bé gái và từ tuổi 14 ở bé trai.

4. Xét nghiệm định lượng LH được thực hiện như thế nào?

Cũng theo Tiến sĩ Hòa, xét nghiệm LH được thực hiện định lượng bằng phương pháp miễn dịch kiểu sanwich và sử dụng công nghệ hóa phát quang hoặc điện hóa phát quang. LH có trong mẫu thử đóng vai trò là kháng nguyên kẹp giữa hai kháng thể là kháng thể đơn dòng kháng LH từ chuột có gắn biotin và có đánh dấu bằng ruthenium (chất có khả năng phát quang). Cường độ phát quang có tỷ lệ thuận với nồng độ LH trong mẫu thử.

4.1. Chuẩn bị

  • Người thực hiện: Bác sỹ hoặc kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.
  • Máy móc: Hệ thống máy miễn dịch E411, E170, E601,...
  • Thuốc thử: Thuốc trong trạng thái sẵn sàng sử dụng, bảo quản ở nhiệt độ 2 - 80 độ C được 12 tuần sau khi mở nắp và 8 tuần khi để trên máy phân tích.
  • Một số loại dung dịch hệ thống khác.
  • Chuẩn
  • Control: ba mức là thấp, bình thường và cao.
  • Vật tư tiêu hao: ống lấy máu, kim tiêm, bông, cồn, găng tay,…
  • Người bệnh: Được giải thích về phương pháp và ý nghĩa xét nghiệm trước khi thực hiện xét nghiệm, tốt nhất là nhịn ăn sáng và lấy máu vào buổi sáng.
  • Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin cần thiết về người bệnh bao gồm tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng bệnh phẩm, bác sỹ chỉ định, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có) …

4.2. Lấy mẫu bệnh phẩm

  • Lấy bệnh phẩm: lấy 3ml máu tĩnh mạch vào ống nghiệm có chứa chất chống đông phù hợp.
  • Ly tâm tách huyết thanh hoặc huyết tương trước khi tiến hành kỹ thuật.
  • Vận chuyển mẫu về phòng lab để tiến hành ly tâm tách huyết thanh, huyết tương.
  • Bảo quản ở nhiệt độ  2 - 80 độ C trong vòng 14 ngày và ở - 200 độ C trong 6 tháng.
  • Chỉ thực hiện giã đông một lần.
  • Để bệnh phẩm, chuẩn, control ở nhiệt độ phòng (20 - 250 độ C) và lắc đều trước khi tiến hành xét nghiệm.

Để tránh gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm thì bệnh phẩm, chuẩn và control cần phải được tiến hành phân tích ngay trong vòng 2 giờ sau khi lấy mẫu.

4.3. Tiến hành kỹ thuật

  • Máy móc, hóa chất được cài đặt và chuẩn trước khi tiến hành thực hiện phân tích. Control nằm trong giải cho phép phụ thuộc vfafo kỹ thuật và thuốc thử của từng đơn vị xét nghiệm.
  • Thông thường control chạy 3 miền: thấp, bình thường và cao.
  • Đối chiếu với nội kiểm chất lượng trước khi tiến hành phân tích mẫu.
  • Đặt bệnh phẩm vào máy phân tích theo protocol của máy.

Sau khi có kết quả, người thực hiện xét nghiệm cần phân tích và đối chiếu lại thông tin với phiếu xét nghiệm sau đó trả kết quả cho người bệnh.

4.4. Nhận định kết quả xét nghiệm LH

Giới hạn bình thường của nồng độ hormone LH khác nhau giữa nam giới, nữ giới và trẻ em. Bên cạnh đó, tùy theo mỗi giai đoạn khác nhau, nồng độ Luteinizing Hormone cũng có sự thay đổi. Vào giai đoạn rụng trứng, nồng độ LH thường đạt đỉnh vào giữa chu kỳ kinh nguyệt và phụ nữ tuổi mãn kinh có nồng độ LH cao hơn so với phụ nữ chưa đến tuổi mãn kinh.

Nồng độ LH được cho là bình thường khi đạt giới hạn 1,7 - 8,6 mIU/ml đối với nam giới.

Tuy nhiên, đối với nữ giới cần nhận định kết quả theo 4 giai đoạn sau: 

  • Pha nang: 3,4 - 12,6 mIU/ml.
  • Pha rụng trứng: 14,0 - 95,6 mIU/ml.
  • Thể vàng: 1,0 - 11,4 mIU/ml.
  • Tiền mãn kinh: 7,7 - 58,5 mIU/ml.

Ở trẻ em chưa đến tuổi dạy thì, nồng độ hormone bình thường khi:

  • Bé gái: 0,03 – 3,9 IU/L.
  • Bé trai: 0,02 – 3,6 IU/ L.

Nồng độ LH trong máu tăng khi:

  • Dậy thì sớm do nguyên nhân dưới đồi yên.
  • Phụ nữ đang mang thai.
  • Thiểu năng buồng trứng hoặc tinh hoàn.
  • Hội chứng mãn kinh sớm.
  • Hội chứng Klinefelter (XXY) và Hội chứng Turner.

Nồng độ LH trong máu giảm khi: 

  • Thiểu năng vùng dưới đồi yên.
  • Suy thùy trước tuyến yên.
  • Suy tinh hoàn, tăng sản hay u tuyến thượng thận.

5. Ý nghĩa kết quả xét nghiệm định lượng nồng độ LH?

Ở nữ giới: Nồng độ LH trong huyết thanh tăng cao ở một người phụ nữ có thể là biểu hiện của bệnh suy buồng trứng nguyên phát và ngược lại, nồng độ thấp là dấu hiệu của bệnh suy buồng trứng thứ phát, chứng tỏ người bệnh có mắc vấn đề về tuyến yên hay vùng dưới đồi.

Ở nam giới: Khi có dấu hiệu mắc các vấn đề về tinh hoàn, nồng độ LH trong máu sẽ tăng cao là dấu hiệu nổi bật và nồng độ LH thấp đồng nghĩa với việc bạn đang mắc vấn đề về tuyến yên hay vùng dưới dồi.

✅ ĐỐI TƯỢNG 

❤️ CHỈ SỐ LH BÌNH THƯỜNG
✅ Nữ giới



 

Một số câu hỏi liên quan đến xét nghiệm Luteinizing Hormone

Xét nghiệm LH ở đâu uy tín và chính xác?

+

LH bao nhiêu, bao lâu thì rụng trứng?

+

Khi có thai nồng độ LH có tăng không?

+

LH không tăng có rụng trứng không?

+

Chỉ số LH bao nhiêu là bình thường?

+

Tác giả: Khôi Nguyên

Đăng ký tư vấn

Tại sao nên chọn phòng khám Alo Xét Nghiệm

Chuyên sâu về tầm soát ung thư - Gen - Di truyền
Đội ngũ cố vấn là tiến sĩ, bác sĩ đầu ngành
Trang thiết bị Y tế hiện đại
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà nhanh chóng
Chi phí xét nghiệm hợp lý
Tư vấn và trả kết quả qua SMS, E-mail

Xét nghiệm định lượng Ferritin đánh giá rối loạn chuyển hóa sắt

Xét nghiệm Ferritin định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe và đánh giá rối loạn chuyển hóa sắt trong cơ thể. Vậy, xét nghiệm định lượng Ferritin để làm gì, có ý nghĩa như thế nào? Cùng Alo Xét Nghiệm tham khảo nội dung qua chia sẻ bên dưới!

Xét nghiệm định lượng TG và ý nghĩa trong chẩn đoán các bệnh lý tuyến giáp

TG được tổng hợp từ các tế bào nang của tuyến giáp sau đó cùng với các hormone tuyến giáp giải phóng vào máu. Xét nghiệm định lượng TG được coi như một dấu ấn ung thư phục vụ cho chẩn đoán và điều trị ung thư tuyến giáp. Vậy chỉ số TG trong máu thay đổi bất thường có ý nghĩa như thế nào, hãy cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu qua chia sẻ dưới đây.

Định lượng Anti-Tg (Anti thyroglobulin)

Ung thư tuyến giáp là bệnh phổ biến nhất trong các loại ung thư của hệ nội tiết. Xét nghiệm Anti - TG thường được chỉ định kết hợp với xét nghiệm TG nhằm theo dõi và điều trị ung thư tuyến giáp. Vậy xét nghiệm Anti - TG là gì và có vai trò quan trọng như thế nào, hãy cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu ngay nhé

Anti phospholipid IgG/IgM

Biểu hiện lâm sàng của hội chứng Anti-phospholipid rất đa dạng, có thể gặp tổn thương ở nhiều cơ quan với biểu hiện chính là tắc mạch, thiếu máu cục bộ hoặc nhồi máu ở các tổ chức và các biến chứng thai nghén.

Xét nghiệm định lượng Anti TPO - Anti thyroid peroxydase

Xét nghiệm Anti - TPO có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán, theo dõi và điều trị một số bệnh lý liên quan đến tuyến giáp như viêm tuyến giáp, basedow,... Tuy nhiên, xét nghiệm này khá mới và xa lạ với nhiều người bệnh. Vậy xét nghiệm định lượng Anti - TPO là gì? Có ý nghĩa như thế nào, hãy cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu nhé!