Chỉ số SGPT trong xét nghiệm máu là gì?

Xuất bản: 2022-09-30

Bài viết được tham vấn y khoa bởi: Giám đốc Trung tâm Xét nghiệm Nguyễn Anh Tuấn

Mọi người lo lắng khi làm xét nghiệm thấy chỉ số SGPT (ALT) cao. Vậy chỉ số SGPT trong xét nghiệm máu là gì? Nó có liên quan tới bệnh lý nào? Hãy cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu qua chia sẻ bên dưới!

1. Chỉ số SGPT là gì?

SGPT hay ALT là 1 loại enzyme đặc biệt được tìm thấy nhiều trong các tế bào gan và một số lượng ít tại thận, tim hay cơ xương. Thông qua xét nghiệm, chỉ số SGPT chính là căn cứ để phát hiện ra các tổn thương tại gan, qua đó có thể giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh và có phương hướng điều trị kịp thời.

SGPT trong xét nghiệm máu là gì? Đây chính là chỉ số cảnh báo rõ nét hơn những tổn thương ở gan

SGPT trong xét nghiệm máu là gì? Đây chính là chỉ số cảnh báo rõ nét hơn những tổn thương ở gan

Theo Bác sĩ Nguyễn Thanh Hải chia sẻ nếu một người khỏe mạnh thì chỉ số SGPT trong máu rất thấp. Tuy nhiên, có thể do một số tác động nào đó khiến gan bị tổn thương, khi đó thì loại enzyme này sẽ được giải phóng một lượng lớn vào huyết thanh.

2. Chỉ số SGPT có liên quan như thế nào tới bệnh gan?

Cũng theo Bác sĩ Hải, thông thường thì một người khỏe mạnh bình thường nồng độ SGPT trong cơ thể thường khoảng từ 3-40 U/L. Nếu chỉ SGPT mức dưới 3 U/L thường rất hiếm gặp. Do đó, chủ yếu là chỉ số SGPT trong xét nghiệm máu tăng trên mức giới hạn cho phép, tức trên 40 U/L.

Chỉ số SGPT tăng cao thường liên quan đến các bệnh lý về gan. Khi làm xét nghiệm, nếu men gan tăng từ 5 đến 8 lần so với bình thường, thì bạn hãy đến các cơ sở y tế sớm thăm khám để tránh các biến chứng nguy hiểm về gan. Ngoài ra, bạn có thể liên hệ Hotline 1900 989 993 để được tư vấn miễn phí. Nếu Chỉ số SGPT càng cao cảnh báo khả năng tổn thương tại gan càng nghiêm trọng.

Những tác nhân khiến nồng độ SGPT tăng cao

Những tác nhân khiến nồng độ SGPT tăng cao


Đối với một số người mắc viêm gan cấp tính, chỉ số SGPT cùng với một số men gan khác sẽ tăng cao liên tục trong khoảng thời gian từ 1 - 4 tháng, sau đó chỉ số SGPT lại giảm dần về mức bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng trên diễn ra quá 6 tháng thì đó là dấu hiệu của bệnh viêm gan mạn tính.

3. Khi nào nên thực hiện xét nghiệm SGPT?

Theo Bác sĩ Nguyễn Thanh Hải, nếu gặp các triệu chứng sau thì bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để thực hiện xét nghiệm SGPT hoặc liên hệ Hotline 1900 989 993 để được tư vấn miễn phí.

  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược bất thường, không rõ nguyên nhân.
  • Bạn thường xuyên gặp các vấn đề về rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, chán ăn,...
  • Có dấu hiệu vàng da, nước tiểu sẫm màu, và phân nhợt nhạt.
  • Người mẩn ngứa và có nhiều nốt mẩn ngứa trên da.
  • Được bác sĩ chỉ định xét nghiệm SGPT kết hợp với một số xét nghiệm khác ở những người có nguy cơ cao mắc bệnh gan
  • Những gười đang gặp phải tình trạng béo phì, tiểu đường.
  • Người có tiếp xúc thường xuyền với những người bị nhiễm virus viêm gan.
  • Người có người thân trong gia đình từng mắc bệnh gan.
  • Người nghiện rượu nặng trong thời gian dài.

Chú ý: Việc thăm khám sức khỏe định kỳ cũng có thể giúp bạn theo dõi được chỉ số SGPT.

4. Yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến xét nghiệm SGPT?

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm SGPT trong máu. Như thuốc điều trị tâm thần, thuốc chống co giật hay tránh thai cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm SGPT. Do vậy, bác sĩ sẽ cần loại bỏ các yếu tố ảnh hưởng để có được một kết luận chính xác nhất.

Theo Bác sĩ Nguyễn Thanh Hải - Trưởng phòng khám Alo Xét Nghiệm chia sẻ những số yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm SGPT, như:

  • Người đang sử dụng một số loại thuốc, như thuốc điều trị bệnh tâm thần, chống co giật, thuốc ức chế lên men chuyển hóa angiotensin, hay thuốc tránh thai. Hoặc các loại thiazide lợi tiểu, metronidazol, allopurinol hoặc trifluoperazine và acetaminophen,...
  • Một số loại thực phẩm chức năng, thuốc bổ cũng khiến nồng độ SGPT trong máu tăng cao.
  • Nếu tập thể dục quá sức trong thời gian dài hay gặp các chấn thương xuất hiện ở cơ xương, tim cũng là tác nhân gây tăng nồng độ SGPT.
  • Việc dùng thuốc tiêm vào các mô cơ

Do đó, theo Bác sĩ Nguyễn Thanh Hải thì để có được kết quả xét nghiệm SGPT chính xác thì người bệnh cần thông báo cho bác sĩ những loại thuốc, thực phẩm chức năng đã và đang sử dụng trong thời gian gần đây. Vì đây là việc làm quan trọng giúp bác sĩ có những chẩn đoán chính xác các bệnh lý về gan.

Trên đây là những thông tin chia sẻ xoay quanh vấn đề: Chỉ số sgpt là gì? Có liên quan như thế nào tới bệnh gan? Nội dung bài biết được tham vấn chuyên môn từ Ông Nguyễn Anh Tuấn - Trưởng phòng khám Alo Xét Nghiệm - chi nhánh Hà Nam và bác sĩ Nguyễn Thanh Hải. Nên để có kết quả xét nghiệm SGPT chính xác bạn có thể liên hệ Hotline 1900 989 993 để được tư vấn miễn phí và lấy mẫu xét nghiệm SGPT tại nhà. Hoặc bạn có thể đến các cơ sở y tế uy tín và chuyên sâu về xét nghiệm như Hệ thống phòng khám Alo Xét Nghiệm trên Toàn quốc.

Một số câu hỏi thường gặp về chỉ số sgpt trong xét nghiệm máu

Chỉ số sgpt bao nhiêu là nguy hiểm?

+

Chỉ số sgpt bình thường là bao nhiêu?

+

Xét nghiệm SGPT ở đâu nhanh, uy tín và chính xác?

+

Tôi cần phải chuẩn bị gì trước khi xét nghiệm SGPT?

+

Chỉ số SGPT 40 U/L có nguy hiểm không?

+

Tác giả: Khôi Nguyên

Đăng ký tư vấn

Tại sao nên chọn phòng khám Alo Xét Nghiệm

Chuyên sâu về tầm soát ung thư - Gen - Di truyền
Đội ngũ cố vấn là tiến sĩ, bác sĩ đầu ngành
Trang thiết bị Y tế hiện đại
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà nhanh chóng
Chi phí xét nghiệm hợp lý
Tư vấn và trả kết quả qua SMS, E-mail

Xét nghiệm thời gian thromboplastin một phần hoạt hóa

Phương pháp xét nghiệm thời gian thromboplastin một phần sẽ thu thập mẫu máu từ người bệnh. Các mẫu máu sẽ được thêm các hóa chất vào để xác định thời gian đông máu.

Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi bằng máy đếm tổng trở

Các chỉ số tế bào máu sẽ phản ánh trực tiếp hoặc gián tiếp tình trạng sinh lý của bệnh nhân hoặc đưa ra thông tin về một số bệnh lý của cơ thể. Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi gợi ý định hướng nguyên nhân gây bệnh và phát hiện ra các hiện tượng bất thường của cơ thể

Xét nghiệm độ tập trung tiểu cầu

Tiểu cầu là một thành phần quan trọng của máu. Tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu và cầm máu của cơ thể. Xét nghiệm độ tập chung tiểu cầu là xét nghiệm giúp kiểm tra, đánh giá được hoạt động, chức năng của tiểu cầu trong cơ thể.

Xét nghiệm INR

Xét nghiệm INR là một loại xét nghiệm máu có liên quan đến hiện tượng đông vón máu, biểu thị thời gian đông máu của bệnh nhân. Xét nghiệm được dùng để đánh giá hiệu quả của việc dùng thuốc cũng như giúp bác sĩ xác định được liều lượng thuốc loãng máu cần được sử dụng.

Thời gian Thrombin time (TT)

Xét nghiệm xác định thời gian Thrombin (Thrombin time) là xét nghiệm đánh giá chức năng đông máu của cơ thể. Thời gian Thrombin (TT) thường thay đổi ở một số bệnh lý khác nhau.