Xét nghiệm miễn dịch - Các loại loại xét nghiệm kiểm tra hệ miễn dịch phổ biến

Xét nghiệm miễn dịch là một trong những bước quan trọng trong quá trình thăm khám bệnh. Dựa vào điều này các bác sĩ có thể xác định được nguyên nhân gây bệnh cho cơ thể. Vì vậy, bạn cũng nên tìm hiểu một chút về khái niệm xét nghiệm miễn dịch cũng như các

1. Xét nghiệm miễn dịch là gì?

Xét nghiệm miễn dịch là phương pháp phân tích sinh học dựa trên tình trạng miễn dịch của cơ thể để tìm ra các tác nhân gây bệnh. Từ đó, giúp các bác sĩ chẩn đoán được nhiều loại bệnh khác nhau nhờ kết quả phản ứng của các kháng nguyên hay kháng thể. 

Khi cơ thể chứa kháng nguyên (tác nhân gây bệnh) thì hệ thống miễn dịch sẽ bắt đầu sản sinh ra các kháng thể tương ứng để chống lại. Các căn nguyên đó có thể là do nhiễm khuẩn, hormone hay sắc tố hemoglobin…

Hiện nay, chúng ta có nhiều loại xét nghiệm miễn dịch khác nhau để phục vụ cho nhiều mục đích chẩn đoán bệnh khác nhau. Ví dụ như: thử thai, chẩn đoán dị ứng, xét nghiệm nước tiểu, tầm soát ung thư…

2. Những loại xét nghiệm kiểm tra hệ miễn dịch phổ biến

Dưới đây là một số loại xét nghiệm miễn dịch quan trọng thường được sử dụng. Bạn hãy cùng chúng tôi  tìm hiểu để áp dụng vào thực tiễn nhé!

2.1. Xét nghiệm dị ứng

Dị ứng là phản ứng thường thấy của cơ thể trước những tác nhân lạ. Nó có thể gây ra nhiều triệu chứng như ngứa, nổi mẩn, hắt hơi…Tùy theo từng tác nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn phương pháp xét nghiệm thích hợp. 

Bạn sẽ được tiến hành xét nghiệm máu, da nếu bạn bị dị ứng đường hô hấp khi hít phải phấn hoa, khói, lông, bụi…Mặt khác, bạn sẽ được tiến hành xét nghiệm thức ăn nếu tác nhân gây dị ứng là do thực phẩm. 

2.2. Tầm soát ung thư hệ tiêu hoá

Các bác sĩ có thể tầm soát được ung thư hệ tiêu hoá bằng xét nghiệm miễn dịch. Việc sắc tố Hemoglobin xuất hiện trong máu chính là dấu hiệu bất thường khi cơ thể bị nhiễm bệnh. Bạn cần phải thực hiện tầm soát ung thư hệ tiêu hoá khi: 

  • Trong gia đình có người từng mắc bệnh ung thư hệ tiêu hoá 
  • Bạn bị nhiễm khuẩn HP,  xuất hiện Polyp hoặc bị viêm loét đại tràng
  • Bạn thường xuyên ăn đồ cay nóng, hay có chế độ ăn uống không hợp lý 
  • Bạn thường xuyên hút thuốc và sử dụng rượu bia 

2.3. Xét nghiệm thử thai

Có thể bạn chưa biết, thử thai cũng chính là một loại xét nghiệm miễn dịch. Bạn có thể kiểm tra phản ứng gắn kết với hormone thai kỳ Beta - HCG bằng việc sử dụng kháng thể ở đầu que thử thai. 

Trong trường hợp bạn mang thai, que sẽ xuất hiện 2 vạch. Trái lại, nếu que chỉ xuất hiện 1 vạch thì bạn không mang hormone thai kỳ. 

2.4. Xét nghiệm nhận diện nguyên nhân gây bệnh

Việc làm xét nghiệm này có thể giúp bạn phát hiện ra các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn HPV, HIV hay viêm gan C. Tuỳ theo các loại kháng thể được tìm thấy bác sĩ sẽ chẩn đoán được căn bệnh mà bạn đang mắc phải. Qua đó sẽ có cách điều trị phù hợp.

2.5. Xét nghiệm chất kích thích

Việc sử dụng các loại chất kích thích như ma tuý, thuốc lắc, doping…sẽ làm ảnh hưởng lớn tới hệ thần kinh. Vì vậy, bạn cần phải làm xét nghiệm miễn dịch để biết các vấn đề mà hệ thần kinh của bạn đang gặp phải. Ngoài ra, thông qua đó bạn cũng có thể biết phát hiện được những tác nhân khác gây ảnh hưởng đến sức khoẻ như hoá chất, độc tố hay vấn đề về VSAT thực phẩm.

2.6. Xét nghiệm nguy cơ bị nhồi máu cơ tim

Để biết sớm được tình trạng nhồi máu cơ tim, bạn cần phải kiểm tra được chỉ số protein đặc hiệu. Nếu chỉ số này cao tức là bạn đang có nguy cơ bị bệnh. Nếu chỉ số thấp thì bạn có thể yên tâm là cơ thể bạn vẫn đang khoẻ mạnh nhé!

3. Một vài chỉ số, định lượng xét nghiệm miễn dịch phổ biến hiện nay

Dưới đây là một số định lượng bác sĩ sẽ chỉ định để làm xét nghiệm:

  • Định lượng CA¹²⁵ (cancer antigen 125) [Máu]
  • Định lượng CA 19 - 9 (Carbohydrate Antigen 19-9) [Máu]
  • Định lượng CA 15 - 3 (Cancer Antigen 15- 3) [Máu]
  • Định lượng CEA (Carcino Embryonic Antigen) [Máu]
  • Định lượng Cyfra 21-1Định lượng CA 72-4Calcitonin
  • Định lượng FSH (Follicular Stimulating Hormone) [Máu]
  • Định lượng FT3 (Free Triiodothyronine) [Máu]
  • Định lượng FT4 (Free Thyroxine) [Máu]
  • Định lượng LH (Luteinizing Hormone) [Máu]
  • Định lượng Progesteron [Máu]
  • Định lượng PSA tự do (Free prostate-Specific Antigen) [Máu]
  • Định lượng PSA toàn phần (Total prostate-Specific Antigen) [Máu]
  • Định lượng SCC (Squamous cell carcinoma antigen) [Máu]
  • Định lượng T3 (Tri iodothyronine) [Máu]
  • Định lượng T4
  • Định lượng Testosterol [Máu]
  • Định lượng TSH (Thyroid Stimulating hormone) [Máu]
  • HBsAb định lượng
  • Helicobacter pylori Ab test nhanh
  • Double test
  • Triple testcf-DNA EBV
  • Định lượng SHBGACTH (Hormon kích vỏ thượng thận)
  • ADH ( Hormon chống bài niệu)
  • AdrenalineNoadrenalineDopamineCD4
  • Chất gây nghiện trong máu (Heroin...)
  • E2
  • Prolactin
  • HE4
  • IgA/ IgE/ IgG/ IgM ( máu/ dịch)
  • InsulinPanel dị ứng 60 dị nguyên

4. Một số vấn đề cần lưu ý khi làm xét nghiệm miễn dịch 

Để thực hiện xét nghiệm miễn dịch, bạn cần phải lưu ý một số điều dưới đây để quá trình này được diễn ra một cách nhanh chóng chính xác nhất. 

4.1. Làm theo hướng dẫn của bác sĩ 

Trước khi tiến hành xét nghiệm, bạn cần phải thực hiện một số yêu cầu của bác sĩ. Đó có thể là trong vòng 12 tiếng phải nhịn ăn, không được uống các loại nước ngọt, sữa, nước hoa quả, rượu, bia…Hoặc bạn phải uống một lượng nước theo đúng liều lượng như hướng dẫn. Các chỉ số xét nghiệm có thể bị sai lệch nếu bạn không làm đúng theo các yêu cầu đó. 

4.2. Khai báo những loại thực phẩm chức năng, thuốc bạn đang sử dụng 

Bạn đang sử dụng loại thực phẩm chức năng nào? Các loại thuốc được kê đơn hay không kê đơn mà bạn đang dùng là gì? Bạn hãy cung cấp hết tên thuốc cũng như thời gian sử dụng cho bác sĩ. Nếu bắt buộc phải kiêng uống thuốc, bạn hãy chấp hành đúng theo yêu cầu để kết quả xét nghiệm được chính xác nhất. 

4.3. Khai báo về tiền sử bệnh, thói quen sử dụng chất kích thích 

Tiền sử bệnh hay các thói quen sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…có thể ảnh hưởng lớn đến kết quả xét nghiệm. Vì vậy trước khi lấy mẫu xét nghiệm, bạn nên khao báo thành thật những vấn đề này với bác sĩ chuyên khoa.

5. Xét nghiệm miễn dịch ở đâu tại Hà Nội nhanh và chính xác?

Xét nghiệm miễn dịch cần được thực hiện ở các cơ sở y tế uy tín và đảm bảo độ an toàn, chính xác cao. Hệ thống Y tế Alô Xét Nghiệm với gần 10 năm kinh nghiệm chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho khách hàng. Với phương châm chia sẻ giá trị tốt đẹp cho xã hội về chăm sóc sức khỏe đến người dân, Alo Xét Nghiệm cung cấp giải pháp tổng thể về xét nghiệm tại nhà Nhanh chóng - An toàn - Chính xác.

Đặc biệt, không chỉ cung cấp dịch vụ xét nghiệm cho các phòng khám, bệnh viện mà, Alô Xét Nghiệm còn cung cấp các dịch vụ như xét nghiệm miễn dịch và xét nghiệm tại nhà,… Alo Xét Nghiệm đã nhận được sự tin tưởng của nhiều Bệnh viện, phòng khám và khách hàng do có chất lượng chuyên môn và ứng dụng các công nghệ hiện đại, cụ thể như sau:

  • Đội ngũ bác sĩ và kỹ thuật viên xét nghiệm có tay nghề cao: các y bác sĩ tại Alo Xét Nghiệm đều là những người có kinh nghiệm lâu năm, tay nghề cao và trình độ chuyên môn giỏi. Họ là những người tận tâm với nghề và có trách nhiệm làm việc cao.
  • Thiết bị phòng LAB hiện đại, chuẩn y khoa và luôn được Alo Xét Nghiệm ưu tiên đầu tư nhằm hỗ trợ đắc lực cho các Bệnh viện, phòng khám để đảm bảo kết quả khám bệnh chính xác cao nhất.
  • Công nghệ 4.0: Alo Xét Nghiệm có hệ thống online giúp khách hàng có thể đăng kí các dịch vụ trước ở trên website hoặc có thể theo dõi tình trạng và kết quả xét nghiệm của mình trên cổng thông tin..
  • Thời gian làm việc linh động: Alo Xét Nghiệm làm việc 24/24 ngay cả trong các ngày lễ tết. 
  • Chi phí xét nghiệm hợp lý: Chi phí của các dịch vụ tại Alo Xét Nghiệm luôn được công khai và niêm yết rõ ràng. Vì vậy bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chi phí xét nghiệm tại đây.
  • Cơ sở vật chất tốt: Cơ sở vật chất của Alo Xét Nghiệm luôn được sạch sẽ, luôn được đảm bảo độ an toàn và chuẩn Y khoa.

Định lượng PSA toàn phần (Total prostate-Specific Antigen)

PSA được coi là một glycoprotein có trọng lượng phân tử 30.000dalton, được bài tiết bởi các tế bào biểu mô của tuyến tiền liệt và được ứng dụng thường xuyên trong tầm soát ung thư tiền liệt tuyến. Vậy xét nghiệm định lượng PSA toàn phần là gì? Có ý nghĩa như thế nào, hãy cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu qua nội dung bên dưới.

14-11-2022

Xét nghiệm Beta 2 - Microglobulin là gì? Ý nghĩa trong chẩn đoan bệnh ung thư và suy thận?

Xét nghiệm Beta-2-microglobulin (B2M) được dùng như một xét nghiệm chất chỉ dấu khối u. Giúp phát hiện và chẩn đoán một số bệnh ung thư như: u hạch ác tính, u lympho và u tủy xương,… Cũng có thể được sử dụng như một dấu ấn sinh học để đánh giá các rối loạn chức năng của thận.

12-11-2022

Xét nghiệm TRAb là gì? Và để chẩn đoán và điều trị bệnh gì?

Basedow hay bệnh cường giáp, là bệnh lý thường gặp nhất hiện nay và gây nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Xét nghiệm TRAb là phương pháp xét nghiệm được áp dụng để chẩn đoán và điều trị bệnh Basedow. Vậy xét nghiệm TRAb có vai trò và ý nghĩa như thế nào, hãy cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu ngay nhé!

12-11-2022

Xét nghiệm LH để kiểm tra vô sinh ở nam hoặc nữ?

LH được coi là một loại hormone đảm bảo sự an toàn cho hệ thống sinh sản của cơ thể cụ thể là ở buồng trứng nữ giới và ở tinh hoàn của nam giới. Vậy xét nghiệm định lượng LH là gì? Có ý nghĩa như thế nào đối với vấn đề sinh sản của mỗi người, hãy cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu qua nội dung sau nhé!

11-11-2022

Xét nghiệm Beta HCG (bHCG) và ý nghĩa trong chẩn đoán thai kỳ

Beta HCG là xét nghiệm phổ biến được chỉ định với phụ nữ có dấu hiệu mang thai, giúp xác định chính xác cơ thể có đang mang thai hay chưa đồng thời theo dõi sự phát triển của thai nhi. Vậy xét nghiệm Beta HCG có ý nghĩa như thế nào, hãy cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu qua nội dung bên dưới nhé!

11-11-2022

Xét nghiệm Transferrin là gì? Có mối liên quan gì rối loạn chuyển hóa sắt trong cơ thể?

Transferrin là một loại protein trong máu có vai trò thực hiện nhiệm vụ liên kết và vận chuyển sắt đi khắp cơ thể. Xét nghiệm Transferrin được các chỉ định trong một số đối tượng mắc bệnh lý về máu hoặc gan. Vậy xét nghiệm định lượng Transferrin là gì và có ý nghĩa như thế nào đối với cơ thể, hãy cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu qua nội dung bên dưới.

11-11-2022

Xét nghiệm ASLO

ASLO là xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán bệnh lý do vi khuẩn liên cầu tan máu beta nhóm A gây nên. Xét nghiệm định lượng kháng thể này giúp chẩn đoán bệnh thấp tim, thấp khớp,... có liên quan đến nhiễm trùng do loại vi khuẩn này. Vậy xét nghiệm định lượng ASLO là gì? Có ý nghĩa như thế nào? hãy cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu qua nội dung sau.

10-11-2022

Xét nghiệm định lượng Anti TPO - Anti thyroid peroxydase

Xét nghiệm Anti - TPO có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán, theo dõi và điều trị một số bệnh lý liên quan đến tuyến giáp như viêm tuyến giáp, basedow,... Tuy nhiên, xét nghiệm này khá mới và xa lạ với nhiều người bệnh. Vậy xét nghiệm định lượng Anti - TPO là gì? Có ý nghĩa như thế nào, hãy cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu nhé!

09-11-2022

Định lượng FT3 (Free Triiodothyronine)

Nguyên nhân gây ra bệnh tuyến giáp là do rối loạn hormone tuyến giáp. Việc kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp rất quan trọng cho việc theo dõi, phát hiện sớm các bệnh lý về tuyến giáp, trong đó có chỉ số FT3. Vậy xét nghiệm định lượng FT3 là gì? Có vai trò như thế nào đối với bệnh tuyến giáp, hãy cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu qua nội dung sau.

09-11-2022

Định lượng FT4 (Free Thyroxine)

FT4 được coi là một trong những xét nghiệm được các bác sĩ ưu tiên lựa chọn khi đánh giá chức năng tuyến giáp. Từ đó, giúp phát hiện, theo dõi và điều trị các vấn đề của tuyến giáp như bướu cổ, suy giáp, cường giáp hay Basedow,... Vậy xét nghiệm định lượng FT4 có vai trò như thế nào, hãy cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu qua nội dung sau.

07-11-2022

Định lượng FSH (Follicular Stimulating Hormone)

FSH là một trong những hormone nội tiết sinh dục quan trọng đối với cơ thể và chức năng sinh sản của nữ giới. Nồng độ FSH sẽ khác nhau tùy thuộc vào mỗi giai đoạnn của cơ thể và đôi khi nồng độ này cũng là dấu hiệu của bệnh lý. Vậy xét nghiệm định lượng FSH là gì và có vai trò như thế nào, hãy cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu qua nội dung bên dưới.

07-11-2022

Xét nghiệm Calcitonin

Nồng độ Calcitonin được bài tiết từ các tế bào cận nang tuyến giáp sau đó được chuyển hóa tại gan, thận và được điều hòa bởi nồng độ calci trong huyết thanh. Vậy xét nghiệm Calcitonin là gì và có vai trò như thế nào trong chẩn đoán ung thư tuyến giáp, hãy cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu qua nội dung bên dưới.

07-11-2022

Xét nghiệm định lượng CA 72 - 4

Chất chỉ điểm ung thư là chất do các tế bào ung thư hay các tế bào khác của cơ thể tiết ra để đáp ứng với bệnh ung thư và các bệnh lành tính. Trong đó, CA 72 - 4 được coi là chất chỉ điểm "vàng" trong ung thư dạ dày. Vậy xét nghiệm CA 72 - 4 có vai trò gì với ung thư dạ dày, hãy cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu qua nội dung bên dưới.

31-10-2022

Xét nghiệm định lượng Cyfra 21-1: Dấu ấn ung thư phổi

Cyfra 21 - 1 được ví như một chất chỉ điểm ung thư, đặc biệt là ung thư phổi. Tại Việt Nam, tỷ lệ người tử vong do mắc ung thư phổi ở nam giới đứng đầu và xếp thứ 3 ở nữ giới. Vậy xét nghiệm định lượng Cyfra 21 - 1 là gì và có ý nghĩa gì trong y học, hãy cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu nhé!

29-10-2022