Điện giải đồ (Na, K, Cl): Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm điện giải đồ

Xuất bản: 2022-10-06

Bài viết được tham vấn y khoa bởi: Giám đốc Trung tâm Xét nghiệm Nguyễn Anh Tuấn

Việc xét nghiệm các chất điện giải có thể được làm rõ thông qua việc kiểm tra những chỉ số được nêu trong bảng xét nghiệm chất điện giải. Đây là một bảng bao gồm những xét nghiệm nhằm định lượng nồng độ Na, K, Cl,…

1. Xét nghiệm điện giải đồ là gì?

Khi cơ thể bị mất cân bằng điện giải, đó chính là những bất thường về nồng độ chất điện giải trong cơ thể. Các chất điện phân có vai trò vô cùng quan trọng để duy trì sự cân bằng nội mô, giúp cơ thể điều hòa các chức năng tim và thần kinh, phân phối oxy, cân bằng chất lỏng, cân bằng axit - bazo và nhiều những chức năng khác.

Việc mất cân bằng điện giải có thể sẽ phát triển nhanh hơn nếu như ăn quá nhiều, giảm uống hay loại bỏ những chất điện phân nên bị giảm lượng điện giải. Việc xác định nồng độ ion điện giải của cơ thể rất quan trọng khi xác định những phương hướng điều trị cho bệnh nhân khi mắc rối loạn điện giải.

Việc định lượng các chất điện giải có thể được làm rõ thông qua việc kiểm tra những chỉ số được nêu trong bảng xét nghiệm chất điện giải. Đây là một bảng bao gồm những xét nghiệm nhằm định lượng nồng độ Na, K, Cl,… Bảng xét nghiệm này thường được chỉ định như một phần của xét nghiệm thường quy hoặc cũng có thể là một xét nghiệm riêng biệt hỗ trợ chẩn đoán tình trạng bệnh của những bệnh nhân có dấu hiệu phù nề, buồn nôn, nhịp tim yếu hoặc rối loạn.

Xét nghiệm điện giải đồ hay xét nghiệm chất điện giải sẽ là cơ sở giúp cho các bác sĩ có thể dễ dàng theo dõi điều trị cũng như chẩn đoán những bệnh lý nhất định như tăng huyết áp hay những người bệnh bị suy tim, suy gan, suy thận. Việc xét nghiệm điện giải đồ cũng giúp y bác sĩ có thể xác định nguyên nhân cũng như đưa ra phương án điều trị thích hợp để cân bằng lại các chất điện giải, khôi phục sức khỏe cho người bệnh.

2. Ý nghĩa các chỉ số điện giải đồ

Các chỉ số điện giải đồ có ý nghĩa giúp chẩn đoán một số bệnh, hội chứng liên quan. Cụ thể như sau:

2.1. Rối loạn Natri máu (Na)

Natri máu mức bình thường là 135-145 mmol/l. Natri là cation chủ yếu ở dịch ngoại bào, cùng với Clo, Bicarbonat...đóng vai trò quan trọng trong điều hòa cân bằng nước và duy trì áp suất thẩm thấu cho dịch ngoại bào. Chuyển hóa Natri chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau:

  • Thể tích tuần hoàn.
  • Thể tích dịch ngoài tế bào.
  • Hormone steroid vỏ thượng thận aldosterone.
  • Hormone vùng dưới đồi, chống bài niệu ADH.

Tăng Natri máu:

Bao gồm các nguyên nhân thường gặp như:

  • Cường năng vỏ thượng thận (hội chứng Cushing) và khi điều trị bằng corticoid.
  • Tăng aldosteron tiên phát (hội chứng Cohn).
  • Đái tháo nhạt, mất nước.
  • Hậu quả: Giữ nước, phù, tăng huyết áp, có thể gây mất nước trong tế bào.
  • Triệu chứng lâm sàng: Khát, sút cân, da niêm mạc khô, tim đập nhanh, thiểu niệu.
  • Ngoài ra có thể xuất hiện: sốt, mê sảng, thở sâu và nhanh, hôn mê.

Giảm Natri máu:

Các nguyên nhân thường gặp như:

  • Mất muối nhiều qua đường tiêu hóa, nước tiểu, mồ hôi (nôn, bỏng, tiêu chảy, say nắng, đái tháo nhạt, ra mồ hôi nhiều...).
  • Thiểu năng vỏ thượng thận (bệnh Addison).
  • Tổn thương ống thận nặng, suy thận mạn.

Hậu quả: Giảm Natri máu gây nhược trương dịch gian bào, nước sẽ vào tế bào, giảm khối lượng máu, giảm huyết áp, có thể trụy tim mạch, làm thiểu niệu gây suy thận, có thể phù não...

Triệu chứng lâm sàng; sợ nước, chán ăn, buồn nôn, phù, ngất, hoa mắt, khô niêm mạc, nhịp tim nhanh, giảm huyết áp tư thế đứng, thiểu niệu, có thể bị sốc, co giật, hôn mê..

2.2. Rối loạn Kali máu (K)

Kali máu bình thường ở mức 3,5- 5,0 c. Kali được coi là cation chính ở trong tế bào, cùng với một số ion khác của nội bào tạo nên áp suất thẩm thấu cho nội bào. Kali đóng vai trò quan trọng trong tình trạng co cơ, dẫn truyền thần kinh, hoạt động enzym, và chức năng màng tế bào...

Tính hưng phấn của cơ tim, sự dẫn truyền, nhịp tim chịu ảnh hưởng rõ rệt của sự thay đổi các ion K, Mg và Ca trong dịch ngoại bào. Nồng độ Kali ngoại bào tăng hay giảm đều làm giảm tính hưng phấn và tốc độ dẫn truyền của cơ tim.

  • Nồng độ K cao: làm giảm tính chịu kích thích, ức chế dẫn truyền, gây ngừng tim ở thì tâm trương.
  • Nồng độ K thấp: làm tăng tính chịu kích thích và làm ngừng tim ở thì tâm thu.

Nồng độ Kali bất thường có ảnh hưởng đến điện thế của màng cơ tim, được phản ánh qua điện tâm đồ. Nồng độ K cao hay thấp đều làm tổn thương sự co các cơ vân và cơ trơn, gây nên tình trạng liệt mềm.

Tăng Kali máu

Các nguyên nhân thường gặp như:

  • Suy thận nặng (cấp hay mạn tính): sốc phản vệ, chấn thương nặng, bỏng nặng, tiêu cơ vân...
  • Nhiễm toan chuyển hóa.
  • Tan máu trong và ngoài cơ thể.
  • Suy thượng thận (bệnh Addison).

Các triệu chứng lâm sàng: mệt mỏi, liệt mềm, chướng bụng, tiêu chảy, ảnh hưởng đến chức năng tim( nhịp tim chậm, ngừng tim...) và các dấu hiệu tổn thương các cơ quan khác như thận...

Giảm Kali máu

Các nguyên nhân thường gặp như:

  • Đưa vào ít ( nhịn đói, nghiện rượu, truyền dịch kéo dài không có kali...).
  • Hấp thu kém.
  • Mất nhiều: do đường tiêu hóa( nôn mửa, tiêu chảy), do một số bệnh lý thận (bệnh thận kẽ), qua đường da (bỏng) ...
  • Bệnh liệt chu kỳ di truyền Westphal.
  • Khi điều trị bằng corticoid, thuốc lợi tiểu kéo dài.

Các triệu chứng lâm sàng: mệt mỏi, yếu cơ, giảm phản xạ, liệt mềm, giảm nhu động ruột, tiểu tiện đêm...

2.3. Rối loạn Clo máu (Cl)

Clo máu bình thường là 90-110 mmol/l. Clo là một anion chính của dịch ngoại bào, cùng với các ion khác giúp tạo ra áp suất thẩm thấu của cơ thể. Clo tham gia duy trì tình trạng trung hòa về điện tích bằng cách đối trọng với cation như Natri, do đó những thay đổi của nồng độ Clo thường đi kèm những thay đổi tương ứng của nồng độ Natri.

Tăng Clo máu:

Các nguyên nhân tăng Clo máu thường gặp như:

  • Mất nước nặng.
  • Ưu năng vỏ thượng thận.
  • Đái tháo nhạt.
  • Tăng áp lực thẩm thấu trong đái tháo đường.
  • Suy thận cấp.

Giảm Clo máu

Nguyên nhân thường gặp:

  • Do ăn nhạt.
  • Mất muối.
  • Thiểu năng vỏ thượng thận.
  • Các nhiễm trùng cấp.

3. Địa chỉ xét nghiệm điện giải đồ uy tín

Hiện nay, có nhiều trung tâm y tế làm xét nghiệm điện giải đồ. Alô Xét Nghiệm là một trong những cơ sở lấy mẫu xét nghiệm máu để xét nghiệm nhanh chóng và chính xác.

Với đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại, Alô Xét Nghiệm là địa chỉ được nhiều khách hàng tin cậy. Bên cạnh đó, cơ sở triển khai dịch vụ lấy mẫu tại nhà giúp khách hàng thêm thuận tiện, không cần mất thời gian đi lại, chờ đợi.

Để đặt lịch khám, Qúy khách hàng có thể liên hệ gọi điện trực tiếp đến tổng đài 1900 989 993 hoặc nhận tư vấn online tại đây để được các bác sĩ tư vấn và đội ngũ kỹ thuật viên của Alô Xét Nghiệm lấy mẫu trực tiếp tận nhà, luôn sẵn lòng phục vụ quý khách.

Một số câu hỏi thường gặp về xét nghiệm điện giải đồ

Khi nào cần xét nghiệm điện giải đồ?

+

Quy trình kỹ thuật xét nghiệm điện giải đồ được thực hiện như thế nào?

+

Tác giả: Thanh Ngân

Đăng ký tư vấn

Tại sao nên chọn phòng khám Alo Xét Nghiệm

Chuyên sâu về tầm soát ung thư - Gen - Di truyền
Đội ngũ cố vấn là tiến sĩ, bác sĩ đầu ngành
Trang thiết bị Y tế hiện đại
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà nhanh chóng
Chi phí xét nghiệm hợp lý
Tư vấn và trả kết quả qua SMS, E-mail

Xét nghiệm thời gian thromboplastin một phần hoạt hóa

Phương pháp xét nghiệm thời gian thromboplastin một phần sẽ thu thập mẫu máu từ người bệnh. Các mẫu máu sẽ được thêm các hóa chất vào để xác định thời gian đông máu.

Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi bằng máy đếm tổng trở

Các chỉ số tế bào máu sẽ phản ánh trực tiếp hoặc gián tiếp tình trạng sinh lý của bệnh nhân hoặc đưa ra thông tin về một số bệnh lý của cơ thể. Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi gợi ý định hướng nguyên nhân gây bệnh và phát hiện ra các hiện tượng bất thường của cơ thể

Xét nghiệm độ tập trung tiểu cầu

Tiểu cầu là một thành phần quan trọng của máu. Tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu và cầm máu của cơ thể. Xét nghiệm độ tập chung tiểu cầu là xét nghiệm giúp kiểm tra, đánh giá được hoạt động, chức năng của tiểu cầu trong cơ thể.

Xét nghiệm INR

Xét nghiệm INR là một loại xét nghiệm máu có liên quan đến hiện tượng đông vón máu, biểu thị thời gian đông máu của bệnh nhân. Xét nghiệm được dùng để đánh giá hiệu quả của việc dùng thuốc cũng như giúp bác sĩ xác định được liều lượng thuốc loãng máu cần được sử dụng.

Thời gian Thrombin time (TT)

Xét nghiệm xác định thời gian Thrombin (Thrombin time) là xét nghiệm đánh giá chức năng đông máu của cơ thể. Thời gian Thrombin (TT) thường thay đổi ở một số bệnh lý khác nhau.