Định lượng sắt huyết thanh

Xuất bản: 2022-08-21

Bài viết được tham vấn y khoa bởi: Giám đốc Trung tâm Xét nghiệm Nguyễn Anh Tuấn

Xét nghiệm sắt huyết thanh là phương pháp đo nồng độ sắt có trong huyết thanh máu dựa vào đo quang. Xét nghiệm sắt huyết thanh là cần thiết với những bệnh nhân có biểu hiện, triệu chứng của chứng thiếu – thừa sắt quá mức để chẩn đoán bệnh, đưa ra hướng điều trị tốt nhất.

1. Vai trò sắt huyết thanh

Sắt là một khoáng chất thiết yếu và quan trọng cho hoạt động sống. Nguyên tố này là thành phần chính cấu tạo nên hemoglobin có vai trò vận chuyển oxy đến các mô cơ quan và myoglobin dự trữ oxy cho cơ thể. Sắt còn là thành phần của một số các enzyme như catalase, peroxidase,... xúc tác các phản ứng sinh học được xảy ra.

Sắt có vai trò quan trọng sự phát triển trí não của trẻ. Đối với phụ nữ mang thai, sắt là nguyên tố đặc biệt quan trọng giúp tạo nên một thai kỳ khỏe mạnh. Do đó các bà bầu phải chú ý đảm bảo đủ lượng sắt thiết yếu.

Việc thiếu sắt sẽ gây ra những hậu quả nguy hiểm, làm tăng nguy cơ hấp thụ chì từ đường tiêu hóa, khiến cho cơ thể bị ngộ độc chì trong môi trường khói bụi, ô nhiễm như hiện nay. Những đứa trẻ bị thiếu sắt, hệ thống tái tạo máu và hệ thần kinh trung ương sẽ bị ảnh hưởng lớn.

Phụ nữ có thai và trẻ em là hai đối tượng thường bị thiếu sắt nhất. Nguyên nhân là do cơ thể hấp thu kém, trẻ nhỏ bị giun sán, phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc một số giai đoạn phát triển nhu cầu sắt quá cao. Thiếu sắt kéo dài dẫn đến tình trạng thiếu máu và suy giảm chức năng của một số cơ quan như tim, gan, hệ thần kinh trung ương,...

Bên cạnh đó, thừa quá nhiều sắt cũng sẽ gây ra tình trạng ứ đọng sắt tại gan, tim, tụy, các khớp,... và làm rối loạn chức năng của các cơ quan này. Do đó việc duy trì, đảm bảo nồng độ sắt luôn ổn định trong cơ thể là điều cần thiết.

2. Ý nghĩa xét nghiệm sắt huyết thanh

Xét nghiệm sắt huyết thanh là phương pháp đo nồng độ sắt có trong huyết thanh máu dựa vào đo quang. Sắt được đo là dạng sắt tự do, dạng dự trữ Ferritin và dạng vận chuyển kết hợp với Transferrin.

Mẫu bệnh phẩm để tiến hành xét nghiệm đó là máu tĩnh mạch được nhân viên y tế lấy và chuyển về phòng phân tích.

Do hàm lượng sắt hiện diện trong máu thay đổi liên tục trong 1 ngày, hoặc từ ngày này sang ngày khác nên xét nghiệm sắt huyết thanh thường được đo cùng các xét nghiệm sắt khác như xét nghiệm khả năng gắn sắt tối ưu (TIBC). Từ độ bão hòa Transferrin sẽ phản ánh đúng lượng sắt được lưu thông trong máu.

Xét nghiệm sắt huyết thanh là cần thiết với những bệnh nhân có biểu hiện triệu chứng của chứng thiếu – thừa sắt quá mức để chẩn đoán bệnh, đưa ra hướng điều trị tốt nhất.

3. Nồng độ bất thường của sắt cảnh báo điều gì?

3.1. Nồng độ sắt huyết thanh thấp

Nguyên nhân giảm lượng sắt huyết thanh thường gặp là: 

  • Thiếu máu do thiếu sắt.
  • Khẩu phần ăn thiếu sắt (suy dinh dưỡng).
  • Các nguyên nhân gây giảm hấp thụ.
  • Mất máu qua: Đường tiêu hóa, sản phụ khoa, tiết niệu.
  • Tăng nhu cầu sắt : Giai đoạn cơ thể sinh trưởng, có thai, kinh nguyệt (nữ mất 3-8 mg sắt trong mỗi kỳ kinh), tình trạng sau phẫu thuật, hội chứng viêm ( như viêm khớp dạng thấp hay bệnh tạo keo giai đoạn hoạt động), nhiễm trùng cấp và nhất là nhiễm trùng mạn, ung thư và bệnh lý u tân sinh.
  • Các nguyên nhân khác: bỏng rộng, hội chứng tăng urê máu, suy giáp, hội chứng thận hư (do gây mất các protein mang sắt qua nước tiểu).

3.2. Nồng độ sắt huyết thanh quá cao

Sắt huyết thanh cao trong máu gặp khi bạn sử dụng thực phẩm giàu chất sắt, vitamin B6, vitamin B12. Ngoài ra, nồng độ sắt huyết thanh cao còn do ảnh hưởng từ một số bệnh lý như:

  • Thiếu máu tan huyết: Tình trạng hồng cầu bị vỡ hàng loạt do bất thường về đời sống hồng cầu.
  • Các bệnh lý về gan: hoạt tử tế bào gan, viêm gan.
  • Ngộ độc sắt: khi bạn sử dụng quá nhiều thực phẩm giàu chất sắt.

Kết quả xét nghiệm sắt huyết thanh sẽ bị ảnh hưởng ở trong một số trường hợp sau:

  • Tăng giả tạo nồng độ sắt huyết thanh có thể xảy ra do bệnh nhân dùng vitamin B12 trong vòng 48h trước.
  • Dùng dextran sắt, bệnh nhân đang uống thuốc chứa sắt (kể cả vitamin tổng hợp) có thể tăng tạm thời sắt huyết thanh.
  • Bệnh nhân đang uống thuốc viên ngừa thai sẽ có tăng nồng độ sắt huyết thanh và/hoặc giá trị khả năng mang sắt toàn thể (total iron binding capacity).
  • Giảm giả tạo nồng độ sắt huyết thanh có thể xảy ra khi mẫu bệnh phẩm bị đục do tăng lipid máu hay do các tình trạng viêm.
  • Các thuốc có thể làm tăng nồng độ sắt huyết thanh là: cefotaxim, chloramphenicol, estrogen, sulfate sắt, methimazole, methotrexat.
  • Các thuốc có thể làm giảm nồng độ sắt huyết thanh là: Allopurinol, aspirin, cholestyramin, hormon hướng thượng thận, metformin, pergolide, progestin, risperidon, testosterone.

Hàm lượng sắt trong cơ thể không phải lúc nào cũng ổn định, do vậy các bác sĩ thường kết hợp xét nghiệm sắt với một số các kỹ thuật khác như xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, xét nghiệm khả năng gắn sắt tối ưu, xét nghiệm transferrin,... để xác định chính xác nồng độ sắt lưu thông ở trong cơ thể.

4. Dấu hiệu chỉ định thực hiện xét nghiệm sắt huyết thanh

Khi thực hiện một số xét nghiệm như tổng phân tích máu, hemoglobin có kết quả bất thường.

Hoặc nghi ngờ bạn bị bệnh thiếu máu, thiếu sắt qua một số triệu chứng như da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt, lưỡi nhợt, nhẵn do mất hoặc mòn gai lưỡi, lông, tóc, móng khô dễ gãy.

Người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt khi thay đổi tư thế, tức ngực, giảm khả năng hoạt động thể lực và trí lực... thì bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm sắt huyết thanh.

5. Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm sắt huyết thanh

Để thực hiện xét nghiệm, bạn cần phải lấy máu. Vị trí lấy máu thường là tĩnh mạch mu bàn tay hoặc cánh tay. Mẫu máu sau đó được chuyển tới phòng xét nghiệm để phân tích.

Trước khi xét nghiệm, bạn cũng cần nhịn đói (không ăn hoặc uống, có thể uống nước lọc) thời gian khoảng 12 tiếng đồng hồ. Bạn nên thực hiện xét nghiệm vào buổi sáng, trước 10 giờ, bởi đây là khoảng thời gian sắt huyết thanh đạt nồng độ cao nhất.

6. Định lượng sắt huyết thanh ở đâu uy tín?

Xét nghiệm sắt huyết thanh để đánh giá toàn diện lượng sắt có trong máu. Do đó bạn nên tìm đến cơ sở y tế uy tín để có kết quả chính xác nhất.

Hiện nay, có nhiều trung tâm y tế làm xét nghiệm sắt huyết thanh. Alo Xét Nghiệm là một trong những cơ sở lấy mẫu xét nghiệm máu để xét nghiệm nhanh chóng và chính xác.

Với đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại, Alo Xét Nghiệm là địa chỉ được nhiều khách hàng tin cậy. Bên cạnh đó, cơ sở triển khai dịch vụ lấy mẫu tại nhà giúp khách hàng thêm thuận tiện, không cần mất thời gian đi lại, chờ đợi.

Để đặt lịch khám, Qúy khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến tổng đài 1900 989 993 hoặc đặt lịch trực tiếp tại đây để được tư vấn và hỗ trợ cụ thể.

Tác giả: Thanh Ngân

Đăng ký tư vấn

Tại sao nên chọn phòng khám Alo Xét Nghiệm

Chuyên sâu về tầm soát ung thư - Gen - Di truyền
Đội ngũ cố vấn là tiến sĩ, bác sĩ đầu ngành
Trang thiết bị Y tế hiện đại
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà nhanh chóng
Chi phí xét nghiệm hợp lý
Tư vấn và trả kết quả qua SMS, E-mail

Xét nghiệm thời gian thromboplastin một phần hoạt hóa

Phương pháp xét nghiệm thời gian thromboplastin một phần sẽ thu thập mẫu máu từ người bệnh. Các mẫu máu sẽ được thêm các hóa chất vào để xác định thời gian đông máu.

Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi bằng máy đếm tổng trở

Các chỉ số tế bào máu sẽ phản ánh trực tiếp hoặc gián tiếp tình trạng sinh lý của bệnh nhân hoặc đưa ra thông tin về một số bệnh lý của cơ thể. Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi gợi ý định hướng nguyên nhân gây bệnh và phát hiện ra các hiện tượng bất thường của cơ thể

Xét nghiệm độ tập trung tiểu cầu

Tiểu cầu là một thành phần quan trọng của máu. Tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu và cầm máu của cơ thể. Xét nghiệm độ tập chung tiểu cầu là xét nghiệm giúp kiểm tra, đánh giá được hoạt động, chức năng của tiểu cầu trong cơ thể.

Xét nghiệm INR

Xét nghiệm INR là một loại xét nghiệm máu có liên quan đến hiện tượng đông vón máu, biểu thị thời gian đông máu của bệnh nhân. Xét nghiệm được dùng để đánh giá hiệu quả của việc dùng thuốc cũng như giúp bác sĩ xác định được liều lượng thuốc loãng máu cần được sử dụng.

Thời gian Thrombin time (TT)

Xét nghiệm xác định thời gian Thrombin (Thrombin time) là xét nghiệm đánh giá chức năng đông máu của cơ thể. Thời gian Thrombin (TT) thường thay đổi ở một số bệnh lý khác nhau.