Xét nghiệm Microalbumin niệu trong chẩn đoán bệnh thận

Xuất bản: 2022-10-07

Bài viết được tham vấn y khoa bởi: Giám đốc Trung tâm Xét nghiệm Nguyễn Anh Tuấn

Xét nghiệm đo lượng microalbumin trong nước tiểu rất quan trọng để phát hiện và đánh giá tổn thương thận. Bởi vậy, bạn nên chọn cơ sở uy tín để tiến hành xét nghiệm chính xác, nhanh chóng.

1. Xét nghiệm Microalbumin niệu là gì?

Microalbumin niệu là xét nghiệm để tìm albumin niệu vi lượng (albumin được đào thải qua nước tiểu với hàm lượng rất nhỏ) mà các xét nghiệm nước tiểu thông thường không phát hiện ra. Hầu như trong nước tiểu của người bình thường không có albumin. Sự hiện diện của albumin trong nước tiểu là dấu hiệu cho thấy thận đang hoạt động không tốt. Do đó, xét nghiệm microalbumin niệu sẽ giúp chẩn đoán sớm các bất thường về thận.

2. Khi nào cần thực hiện xét nghiệm Microalbumin niệu?

Khi bạn phát hiện bệnh từ sớm thì bạn có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả hơn. Bác sĩ có thể yêu cầu chỉ định làm xét nghiệm microalbumin niệu nếu bạn có nguy cơ bị tổn thương thận hoặc họ đang nghi ngờ thận của bạn đã bị tổn thương.

Hai nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến bệnh thận là: Bệnh tiểu đường và huyết áp cao. Khi mắc một trong những bệnh này, bạn nên tiến hành làm xét nghiệm microalbumin giúp phát hiện sớm bệnh lý thận trước khi thận bị tổn thương nặng hơn.

Tần suất bạn cần xét nghiệm phụ thuộc vào việc bạn có bất kỳ dấu hiệu nguy cơ hay bạn có các triệu chứng tổn thương thận hay không. Giai đoạn đầu của tổn thương thận thường không có dấu hiệu hoặc triệu chứng gì. Tuy nhiên, nếu tổn thương thận lan rộng, nước tiểu của bạn có thể xuất hiện nhiều bọt. Bạn cũng có thể bị sưng hoặc phù tại một số vị trí như: tay, chân, bụng, khuôn mặt.

Bạn có thể cũng cần làm xét nghiệm khi có các yếu tố nguy cơ bệnh thận sau:

  • Tăng huyết áp: Huyết áp cao có thể gây tổn thương các mạch máu của thận, dẫn đến việc giải phóng albumin vào nước tiểu,…
  • Phản ứng viêm: Phản ứng viêm làm tăng sự thất thoát albumin qua các mao mạch cầu thận.
  • Hội chứng chuyển hóa: Nhiều nghiên cứu dịch tễ cho thấy microalbumin niệu thường đi kèm với hội chứng kháng insulin, HDL thấp, triglyceride cao và béo bụng là những dấu hiệu chính của hội chứng chuyển hóa.
  • Rối loạn chức năng nội mô: Microalbumin niệu có thể là một chỉ điểm của rối loạn chức năng nội mô vì liên quan đến sự tăng nồng độ các chất gây ra tình trạng này.
  • Các chất khác: Có thể kể đến đó là yếu tố Von Willebrand, thrombomodulin và yếu tố VII hoạt hóa Angiotensin II, các chất này đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của phản ứng viêm và rối loạn chức năng nội mô.
  • Tăng hoạt tính TGF - β: Khi tăng đường huyết và tăng huyết áp, nồng độ TGF-β tăng lên. TGF-β ức chế hoạt tính lysosome làm giảm sự phân hủy albumin, hậu quả là albumin được bài tiết trong nước tiểu.

Ngoài ra những người trên 65 tuổi có yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch và bệnh thận cũng cần kiểm tra.

- Yếu tố gia đình có người mắc bệnh thận.

3. Xét nghiệm Microalbumin niệu cần lấy bệnh phẩm gì?

Bệnh phẩm cần lấy là mẫu nước tiểu, tùy vào yêu cầu xét nghiệm mà lấy loại bệnh phẩm phù hợp:

Lấy mẫu nước tiểu ngẫu nhiên tại bất kỳ thời điểm nào. Bác sĩ có thể chỉ định cùng xét nghiệm creatinin để tăng độ chính xác của kết quả. Bạn sẽ lấy mẫu nước tiểu vào cốc vô trùng và mẫu sẽ được chuyển tới phòng xét nghiệm để phân tích. 

  • Lấy mẫu nước tiểu 24 giờ: Lấy mẫu nước tiểu trong khoảng thời gian 24 giờ. Cán bộ y tế sẽ đưa cho bạn một hộp đựng nước tiểu chuyên dụng và bạn sẽ đi tiểu hết vào đó trong 24 giờ và bảo quản lạnh. Sau đó mẫu được lấy một phần và chuyển về phòng xét nghiệm để phân tích.
  • Lấy nước tiểu qua đêm hoặc trong 4 giờ: Bạn sẽ lấy nước tiểu vào đầu giờ sáng hoặc trong vòng 4 giờ sau khi nhịn tiểu.

4. Ý nghĩa chỉ số xét nghiệm Microalbumin niệu

Giá trị bình thường của microalbumin niệu:

  • Nước tiểu ngẫu nhiên: < 20 mg/L.
  • Nước tiểu 24 giờ: < 30 mg/24giờ.

Chỉ số microalbumin niệu cao: Mức độ của xét nghiệm này cao hơn mức cho phép báo hiệu những bất thường trong chức năng thận.

Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả microalbumin trong nước tiểu, chẳng hạn như:

  • Có máu trong nước tiểu (tiểu máu).
  • Một số loại thuốc.
  • Bị sốt.
  • Tập thể dục mạnh gần đây.
  • Nhiễm trùng tiết niệu.
  • Bệnh thận khác.

Xét nghiệm Microalbumin niệu trong nước tiểu của bạn rất quan trọng để phát hiện và đánh giá tổn thương thận. Bằng cách xác định tổn thương thận sớm trước khi dẫn đến suy thận, bác sĩ có thể làm chậm tiến triển của bất kỳ tổn thương nào khác và giúp bảo tồn chức năng thận của bạn trong thời gian dài.

5. Xét nghiệm Microalbumin niệu ở đau uy tín, nhanh và chính xác?

Hiện nay, phần lớn các bệnh viện, cơ sở xét nghiệm đều đã và đang triển khai dịch vụ xét nghiệm Microalbumin niệu. Tuy nhiên, để tránh sai sót bạn nên lựa chọn cơ sở uy tín, chất lượng nhằm bảo đảm kết quả chuẩn xác.

Với đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại, Alo Xét Nghiệm là địa chỉ được nhiều khách hàng tin cậy. Bên cạnh đó, cơ sở triển khai dịch vụ lấy mẫu tại nhà giúp khách hàng thêm thuận tiện, không cần mất thời gian đi lại, chờ đợi.

Chỉ với thao tác rất đơn giản là gọi điện đến tổng đài 1900 989 993 là sẽ có kỹ thuật viên của Alo Xét Nghiệm trực tiếp đến tận nơi, luôn sẵn lòng phục vụ quý khách.

Tác giả: Thanh Ngân

Đăng ký tư vấn

Tại sao nên chọn phòng khám Alo Xét Nghiệm

Chuyên sâu về tầm soát ung thư - Gen - Di truyền
Đội ngũ cố vấn là tiến sĩ, bác sĩ đầu ngành
Trang thiết bị Y tế hiện đại
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà nhanh chóng
Chi phí xét nghiệm hợp lý
Tư vấn và trả kết quả qua SMS, E-mail

Chỉ số Asc trong nước tiểu có ý nghĩa gì trong việc khám và chẩn đoán bệnh?

Chỉ số ASC cũng được biết đến là một trong những chỉ số quan trọng khi thực hiện xét nghiệm nước tiểu. Vậy chỉ số này có ý nghĩa như thế nào trong việc khám cũng như chẩn đoán bệnh cho người bệnh? Cùng tham khảo thông tin về chỉ số cũng như ý nghĩa của nó trong việc xét nghiệm nước tiểu.

Chỉ số LEU trong nước tiểu có liên quan đến bệnh lý nào?

Trong kết quả xét nghiệm nước tiểu có một chỉ số ký hiệu là LEU. Vậy chỉ số Leukocytes (LEU) trong nước tiểu là gì? Chỉ số LEU tăng cao cảnh báo những vấn đề sức khỏe gì? Cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu tất cả những thông tin liên quan qua chia sẻ bên dưới!

Xét nghiệm soi cặn lắng nước tiểu để làm gì? Phát hiện ra những bệnh gì?

Xét nghiệm soi cặn nước tiểu cũng là một trong những xét nghiệm nước tiểu quan trọng để đánh giá và chẩn đoán bệnh lý. Kết quả của xét nghiệm này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với người bệnh. Cùng tìm hiểu tất cả những thông tin về xét nghiệm soi cặn để giúp cho bạn có cái nhìn tổng quan nhất.

Chỉ số Urobilinogen (UBG) trong nước tiểu

Nhiều người không biết Urobilinogen là gì? Kết quả xét nghiệm nước tiểu cho biết chỉ số UBG cao vượt mức cho phép có nguy hiểm không, cùng tìm hiểu chi tiết.

Xét nghiệm tế bào cặn nước tiểu (bằng phương pháp thủ công)

Xét nghiệm soi cặn nước tiểu bằng phương pháp thủ công với mục đích tìm ra những yếu tố hữu hình có trong nước tiểu như hồng cầu, bạch cầu, tế bào biểu mô, tinh thể, trụ hình để đánh giá tình trạng của bệnh nhân