Chỉ số NIT trong nước tiểu - Khi nào nên xét nghiệm Nitrit?

Xuất bản: 2022-09-19

Nguồn gốc của Nitrat chính là chất chuyển hóa có trong các chất dinh dưỡng. Đây là sản phẩm phụ của Nitơ được thải qua đường nước tiểu. Tuy nhiên, nếu có sự xuất hiện của vi khuẩn Gram âm, Nitrat trong nước tiểu sẽ nhanh chóng chuyển hóa thành Nitrit. Nghiên cứu chứng minh rằng sự xuất hiện của Nitrit chính là dấu hiệu cảnh báo đường tiết niệu đã bị nhiễm khuẩn.

1. Nitrit là gì?

Cấu tạo tinh thể của Nitrit giống với các loại muối ăn thông thường. Ứng dụng của Nitrit trong đời sống chính là chất bảo quản các sản phẩm chế biến từ thịt như lạp xưởng, xúc xích, thịt sông khói,...Trên bao bì sản phẩm, mã số quen thuộc của chất bảo quản Nitrit và Nitrat lần lượt là E249 và E251.

Vai trò quan trọng nhất của chất bảo quản Nitrit là ức chế được sự phát triển của các vi khuẩn trong thịt. Bên cạnh đó, Nitrit khi kết hợp với myoglobin trong thịt tươi (loại sắc tố dùng tạo màu sắc cho thịt) sẽ tạo ra hợp chất nitrosomyoglobin. Công dụng của hợp chất này là giữ cho thịt khi chế biến ở nhiệt độ cao vẫn có màu sắc bắt mắt và tăng hương vị của thịt hơn.  

Nếu như kết quả xét nghiệm nước tiểu tìm thấy nitrite có nghĩa là có nhiễm trùng đường tiết niệu

Nếu như kết quả xét nghiệm nước tiểu tìm thấy nitrite có nghĩa là có nhiễm trùng đường tiết niệu

Dù ưu điểm của Nitrit là bảo quản tốt cho thịt nhưng nếu dùng quá hàm lượng cho phép trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến các bệnh nguy hiểm như ung thư gan, ung thư tuyến tụy, dạ dày, ung thư trực tràng,...

Nitrit có thể gây oxy hóa hemoglobin có trong hồng cầu trở thành methemoglobin làm mất khả năng vận chuyển CO2 và Oxy. Khi cơ thể bị ngộ độc Nitrit, chức năng hô hấp sẽ bị giảm sút, gây ngột ngạt, khó thể. Hậu quả sẽ nghiêm trọng hơn nữa là gây choáng và ngất khi cơ thể đang hoạt động.

2. Vì sao nitrit xuất hiện trong nước tiểu?

Nguyên nhân khiến Nitrit xuất hiện trong nước tiểu do người bệnh bị nhiễm trùng đường tiểu hay tại bất kỳ vị trí cơ quan nào thuộc đường tiết niệu. Thường vi khuẩn Gram âm chính là "thủ phạm" gây ra tình trạng này. Tuy nhiên, nhiễm trùng niệu sẽ để lại tổn thương lớn nhất tại niệu đạo và bàng quang. Các triệu chứng phổ biến thường gặp chính là:

  • Thường xuyên bị tiểu buốt, tiểu dắt
  • Áp suất tại vùng chậu tăng lên
  • Đi tiểu buốt, có máu xuất hiện trong nước tiểu
  • Thấy nóng rát khi đi tiểu
  • Bị đau bụng dưới
  • Nước tiểu sẫm hoặc đục màu
  • Nước tiểu mùi khó chịu

Nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách, nhiễm trùng niệu sẽ lan lên các cơ quan phía trên đường tiết niệu như niệu quản và thận với những triệu chứng dễ nhận ra như: 

  • Lưng hoặc mạn sườn bị đau
  • Sốt cao, ớn lạnh 
  • Thấy buồn nôn hoặc nôn

Nếu bị nhiễm trùng thận sẽ rất nguy hiểm, bệnh nhân cần đi viện thăm khám và điều trị chuyên sâu càng sớm càng tốt. 

3. Khi nào nên xét nghiệm Nitrit trong nước tiểu?

Xét nghiệm Nitrit trong nước tiểu có thể được yêu cầu thực hiện đối với các thai phụ, bệnh nhân trước khi được tiến hành phẫu thuật hay khi cần đặt ống thông tiểu.  

Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân lấy mẫu nước tiểu để kiểm tra hàm lượng Nitrit nhằm phát hiện có dấu hiệu nào của nhiễm trùng tiểu không. Thường xét nghiệm Nitrit được chỉ định trong các trường hợp sau: 

  • Phụ nữ khi mang thai
  • Người đi khám sức khỏe tổng quát 
  • Theo dõi, phát hiện nhanh bệnh lý về thận
  • Trước khi tiến hành phẫu thuật
  • Sàng lọc người bị bệnh tiểu đường
  • Bệnh nhân trong quá trình điều trị tại bệnh viện hoặc cần đặt ống thông tiểu.

4. Tiến hành xét nghiệm Nitrit trong nước tiểu

Để tiến hành lấy mẫu xét nghiệm, người bệnh sẽ được viện phát cho một chiếc cốc nhựa vô trùng và hướng dẫn cách lấy mẫu chi tiết. 

Xét nghiệm nước tiểu giúp bác sĩ phát hiện sự có mặt của chất Nitrit trong cơ thể, hàm lượng protein, các tế bào bạch cầu, độ axit và độ pH trong nước tiểu.

Cần lưu ý về sự có mặt của một số loại vi khuẩn sẽ không làm nước tiểu xuất hiện Nitrit. Nếu kết quả xét nghiệm Nitrit âm tính không có nghĩa được phép loại trừ một nhiễm khuẩn tiết niệu, đặc biệt khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng phổ biến. 

Để chuyển hóa được từ Nitrat thành Nitrit, vi khuẩn phải tiếp xúc với nước tiểu tối thiểu 3.5 giờ. Vì thế, mẫu nước tiểu xét nghiệm phải là mẫu đầu tiên lấy vào buổi sáng. Ngoài ra cũng có thêm một số lưu ý người bệnh ăn ít rau xanh cũng dẫn đến lượng Nitrat có trong nước tiểu quá thấp. Hay lượng vi khuẩn có trong nước tiểu quá nhiều cũng khiến kết quả xét nghiệm Nitrit âm tính.

Nếu kết quả xét nghiệm nước tiểu xác định được người bệnh đang bị nhiễm trùng do bạch cầu hoặc Nitrit, các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh đang ở giai đoạn nào để kê thuốc điều trị hợp lý. Một số trường hợp, kết quả xét nghiệm giúp xác định loại vi khuẩn gây nhiễm trùng chính xác để bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh phù hợp. 

5. Cách đọc chỉ số NIT trong nước tiểu 

Chỉ số NIT dùng để phát hiện tình trạng nhiễm trùng đường tiểu. Thường chỉ số này cho kết quả Âm tính, bình thường nếu ở mức cho phép: 0.05-0.1 mg/dL.

Những loại vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ tiết ra enzyme biến Nitrat niệu thành Nitrit. Nếu kết quả xét nghiệm nước tiểu cho kết quả Dương tính cùng sự có mặt của Nitrite là đã bị nhiễm trùng đường tiết niệu, nhất là loại vi khuẩn E. Coli.

6. Điều trị

Khi bác sĩ phát hiện sự xuất hiện của Nitrit trong nước tiểu của người bệnh, phương pháp điều trị được lựa chọn đầu tiên chính là cho bệnh nhân sử dụng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, cần xem xét tiền sử bệnh án của người bệnh trước khi kê thuốc. 

Trường hợp bệnh nhân đang mang thai thì có thể áp dụng phương pháp điều trị đặc biệt. Hoặc kê các loại kháng sinh thay thế khác để không gây hại đến thai kỳ. 

Những bệnh khi bị nhiễm trùng tiểu nên uống nhiều nước để làm loãng nước tiểu và loại bỏ vi khuẩn gây hại trong đường tiết niệu. Nếu bệnh tiến triển nặng khiến thận bị nhiễm trùng, người bệnh cần nhập viện để điều trị gấp bằng cách tiêm kháng sinh hoặc truyền dịch.

7. Biến chứng

Nếu người bệnh không điều trị nhiễm trùng niệu tại vị trí đường tiết niệu dưới thì để lại ít biến chứng. Tuy nhiên, nếu nhiễm trùng lan đến thận sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như sau:

  • Mắc bệnh thận mạn tính
  • Suy thận
  • Để lại di chứng sẹo ở thận
  • Tăng huyết áp gây mệt mỏi 
  • Nhiễm trùng huyết

Thai phụ nếu xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng đường tiểu do Nitrit cần đi khám chữa kịp thời để không gây hậu quả nghiêm trọng như sinh con nhẹ cân, sinh non,... 

Có thể thấy Nitrit xuất hiện trong nước tiểu khi người bệnh bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu phát hiện kịp thời, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng các thuốc kháng sinh thông thường. Trường hợp không được chẩn đoán và điều trị sớm, bệnh có thể lan đến thận gây ra các biến chứng nguy hiểm. 

Nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng thận, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra, chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.

Hệ thống Y tế Alô Xét Nghiệm là chuỗi phòng khám chuyên sâu về xét nghiệm không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, tư vấn quả toàn diện, chuyên nghiệp. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.

+

Tác giả: Khôi Nguyên

Đăng ký tư vấn

Tại sao nên chọn phòng khám Alo Xét Nghiệm

Chuyên sâu về tầm soát ung thư - Gen - Di truyền
Đội ngũ cố vấn là tiến sĩ, bác sĩ đầu ngành
Trang thiết bị Y tế hiện đại
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà nhanh chóng
Chi phí xét nghiệm hợp lý
Tư vấn và trả kết quả qua SMS, E-mail

Chỉ số Asc trong nước tiểu có ý nghĩa gì trong việc khám và chẩn đoán bệnh?

Chỉ số ASC cũng được biết đến là một trong những chỉ số quan trọng khi thực hiện xét nghiệm nước tiểu. Vậy chỉ số này có ý nghĩa như thế nào trong việc khám cũng như chẩn đoán bệnh cho người bệnh? Cùng tham khảo thông tin về chỉ số cũng như ý nghĩa của nó trong việc xét nghiệm nước tiểu.

Chỉ số LEU trong nước tiểu có liên quan đến bệnh lý nào?

Trong kết quả xét nghiệm nước tiểu có một chỉ số ký hiệu là LEU. Vậy chỉ số Leukocytes (LEU) trong nước tiểu là gì? Chỉ số LEU tăng cao cảnh báo những vấn đề sức khỏe gì? Cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu tất cả những thông tin liên quan qua chia sẻ bên dưới!

Xét nghiệm soi cặn lắng nước tiểu để làm gì? Phát hiện ra những bệnh gì?

Xét nghiệm soi cặn nước tiểu cũng là một trong những xét nghiệm nước tiểu quan trọng để đánh giá và chẩn đoán bệnh lý. Kết quả của xét nghiệm này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với người bệnh. Cùng tìm hiểu tất cả những thông tin về xét nghiệm soi cặn để giúp cho bạn có cái nhìn tổng quan nhất.

Chỉ số Urobilinogen (UBG) trong nước tiểu

Nhiều người không biết Urobilinogen là gì? Kết quả xét nghiệm nước tiểu cho biết chỉ số UBG cao vượt mức cho phép có nguy hiểm không, cùng tìm hiểu chi tiết.

Xét nghiệm tế bào cặn nước tiểu (bằng phương pháp thủ công)

Xét nghiệm soi cặn nước tiểu bằng phương pháp thủ công với mục đích tìm ra những yếu tố hữu hình có trong nước tiểu như hồng cầu, bạch cầu, tế bào biểu mô, tinh thể, trụ hình để đánh giá tình trạng của bệnh nhân