Xét nghiệm soi cặn lắng nước tiểu để làm gì? Phát hiện ra những bệnh gì?

Xuất bản: 2022-09-15

Bài viết được tham vấn y khoa bởi: Giám đốc Trung tâm Xét nghiệm Nguyễn Anh Tuấn

Xét nghiệm soi cặn nước tiểu cũng là một trong những xét nghiệm nước tiểu quan trọng để đánh giá và chẩn đoán bệnh lý. Kết quả của xét nghiệm này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với người bệnh. Cùng tìm hiểu tất cả những thông tin về xét nghiệm soi cặn để giúp cho bạn có cái nhìn tổng quan nhất.

1. Xét nghiệm cặn lắng nước tiểu là gì?

Xét nghiệm nước tiểu nếu như thực hiện đầy đủ cần phải trải qua hai bước đó là xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu và soi cặn nước tiểu. Kết quả xét nghiệm cực kỳ hữu ích để giúp cho bác sĩ có thể chẩn đoán được các bệnh liên quan đến gan, thận, phụ nữ mang thai, cơ thể bị nhiễm khuẩn hoặc ký sinh trùng…

Soi cặn lắng nước tiểu được bác sĩ chỉ định thực hiện để giúp theo dõi bệnh lý cũng như chẩn đoán nhiều bệnh lý. Nước tiểu sau khi lấy ra từ cơ thể, để lắng cặn chứa các thành phần như hồng cầu, bạch cầu, tế bào biểu mô, các loại trụ hình, tinh thể. Mẫu phẩm bệnh này được đưa lên kính hiển vi để xem xét và phân tích thành phần cũng như tỷ lệ. 

Soi cặn lắng nước tiểu được ứng dụng rộng rãi bởi phương pháp xét nghiệm dễ dàng, không gây đau đớn cho bệnh nhân và có kết quả nhanh chóng.

2. Những cách xét nghiệm soi cặn lắng nước tiểu

Xét nghiệm soi cặn nước tiểu giúp cho bác sĩ có thể xác định được những thành phần hữu hình trong nước tiểu với tỷ lệ là bao nhiêu. Từ kết quả cho thấy của xét nghiệm có thể dễ dàng chẩn đoán, phát hiện cũng như đánh giá về hiệu quả điều trị bệnh. 

Xét nghiệm soi cặn nước tiểu có hai cách là soi tươi và cặn Addis.

  • Soi tươi: tiến hành lấy nước tiểu giữa dòng vào buổi sáng hoặc trong ngày cho vào ống nghiệm, sau đó sẽ lấy một giọt nước tiểu không ly tâm soi tươi cặn nước tiểu thông qua kính hiển vi với vật kính 10 X;
  • Cặn Addis: 6h sáng, người cần làm xét nghiệm thức dậy và đái hết nước tiểu trong đêm. Tiếp theo, ghi giờ và uống 200ml nước sôi để nguội. Bệnh nhân sử dụng một cái bô rửa sạch bằng xà phòng, đái gom bộ cho đến lần cuối cùng được thực hiện vào lúc 9 giờ. Cuối cùng là đo lại lượng nước tiểu và ghi vào giấy xét nghiệm. Tiến hành lấy khoảng 10 ml nước tiểu mang đến khoa xét nghiệm để thực hiện.

3. Xét nghiệm cặn lắng nước tiểu dùng để làm gì?

Xét nghiệm cặn nước tiểu là một phần trong xét nghiệm sức khỏe định kỳ, đồng thời dùng để kiểm tra một vài bệnh như:

  • Xét nghiệm dùng để kiểm tra các bệnh liên quan đến nhiễm trùng đường tiểu. Chẳng hạn như nước tiểu có màu hoặc có mùi hôi, đau sườn phải, tiểu buốt, tiểu rắt, xuất hiện máu trong nước tiểu…
  • Xét nghiệm cũng dùng để kiểm tra điều trị một số bệnh phổ biến như sỏi thận, tiểu đường, cao huyết áp, nhiễm trùng đường tiểu, các bệnh liên quan đến gan và thận.

4. Đánh giá kết quả xét nghiệm cặn lắng nước tiểu

4.1. Bình thường

Nước tiểu bình thường sẽ không có hoặc rất ít hồng cầu, bạch cầu niệu dao động từ 0- 2 hồng cầu/vi trường; 0- 3 bạch cầu/vi trường. Ngoài ra còn xuất hiện một vài tế bào dẹt do niêm mạc niệu quản thoái hóa hay một vài con tinh trùng (nếu có ở nam giới).

4.2. Bệnh lý

  • Đái ra hồng cầu:

Đái máu đại thể: trong trường hợp nhiều bạn sẽ thấy nước tiểu có màu hồng giống như thịt rửa xong để ráo nước. Nước tiểu để lâu hồng cầu sẽ lắng xuống, khi soi cặn sẽ thấy hồng cầu dày đặc vi trường. Xuất hiện tình trạng nước tiểu có màu hồng khi lượng máu tối thiểu khoảng 1 ml máu trong 1 lít nước tiểu.  

Nếu hồng cầu đã bị ly giải, trong trường hợp xét nghiệm tổng phân tích sẽ cho kết quả dương tính. Tuy nhiên ngược lại, soi cặn nước tiểu sẽ không thấy hình ảnh của hồng cầu. 

Trong lâm sàng, đái ra hồng cầu thường xuất hiện ở một số bệnh lý như viêm cầu thận, sỏi tiết niệu, lao thận, ung thư bàng quang, viêm bàng quang, hoặc do các bệnh toàn thân như bệnh rối loạn đông máu hoặc bệnh hệ thống tạo máu. Cũng có một vài trường hợp bệnh nhân đái ra hồng cầu nhưng không tìm ra nguyên nhân bệnh lý chiếm tỷ lệ 1%.

  • Đái ra bạch cầu:

Tế bào bạch cầu có dạng hình đĩa, sáng và có nhiều hạt bên trong. Kích thước bạch cầu nguyên dạng to gấp 1,5 đến 2 lần so với tế bào hồng cầu. Hình dạng của bạch cầu có thể teo nhỏ, tập trung thành đám mủ nếu bị thoái hóa.

  • Đái ra trụ hình:

Trụ hình có cấu trúc hình trụ, bản chất là mucoprotein - đây là loại Protein do tế bào ống thận bị tổn thương tiết ra gọi là protein Tam - Holsfall cùng với protein từ huyết tương lọt qua cầu thận vào nước tiểu. Trong điều kiện độ pH của nước tiểu là axit, cô đặc sẽ bị đông đặc và đúc thành khuôn ống bong ra theo nước tiểu. Nước tiểu có trụ hình là biểu hiện cầu thận hoặc ống thận đã bị tổn thương thực thể.

  • Những thành phần cặn lắng khác:

Các chất vô cơ, hữu cơ để lắng cặn trong nước tiểu lâu có thể gây ra tình trạng sỏi thận. Các chất này có thể là tinh thể urat hoặc phosphat tùy theo điều kiện sinh lý hoặc bệnh lý của người xét nghiệm.

Trong nước tiểu chứa các tế bào biểu mô, bong da do già cỗi với số lượng ít thì không sao. Còn nếu như những tế bào này khá nhiều trong nước tiểu có thể do viêm âm hộ, bàng quang, viêm niệu đạo hoặc đường niệu. Những tế bào biểu mô có trong nước tiểu có những vùi mỡ óng ánh là dấu hiệu của hội chứng thận hư.

5. Một số hình ảnh soi cặn lắng nước tiểu

Xét nghiệm soi cặn nước tiểu nhằm mục đích là để quan sát hình thể và số lượng các thành phần có trong nước tiểu như hồng cầu, bạch cầu, các loại trụ niệu, tế bào biểu mô và các loại tinh thể. Các thành phần trong nước tiểu sẽ được quan sát kỹ càng thông qua lăng kính của kính hiển vi quang học. Dưới đây là một số hình ảnh soi cặn lắng nước tiểu:

5.1. Hình ảnh các thành phần hữu hình trong nước tiểu

Trong nước tiểu người bình thường có các thành phần hữu hình như:

  • Hồng cầu: 0 - 5/vi trường.
  • Bạch cầu: 0 - 5/vi trường.
  • Tế bào biểu mô: một vài tế bào xuất hiện trong vi trường.
  • Trụ: không có.
  • Tinh thể: không có.
Các thành phần hữu hình quan sát được trong soi cặn nước tiểu

Các thành phần hữu hình quan sát được trong soi cặn nước tiểu

 5.2. Hình ảnh các tinh thể trong nước tiểu

Một số chất tích tụ trong nước tiểu có thể gây ra sự hình thành của các tinh thể. Các tinh thể hình thành trong nước tiểu có thể xuất hiện do để nước tiểu trong môi trường quá lâu hoặc sử dụng một số loại thuốc gây nên. Số lượng tinh thể trong nước tiểu ít sẽ không là vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe, tuy nhiên nhiều sẽ có thể cảnh báo nguy cơ sỏi thận.

Hình ảnh các tinh thể trong nước tiểu

Hình ảnh các tinh thể trong nước tiểu

6. Làm xét nghiệm soi cặn lắng nước tiểu ở đâu nhanh và chính xác?

Xét nghiệm soi cặn nước tiểu là một xét nghiệm đơn giản nhưng nó đòi hỏi kỹ thuật viên thực hiện xét nghiệm cần phải có kinh nghiệm và có trình độ chuyên môn cao. Hệ thống Y tế  Alô Xét Nghiệm với hệ thống trang thiết bị hiện đại đạt chuẩn y khoa cùng với đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ, nhân viên y tế có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao luôn luôn cố gắng để đưa ra những kết quả xét nghiệm chính xác nhất và nhận được sự tin tưởng của các bác sĩ và khách hàng.

Nếu có nhu cầu tư vấn về xét nghiệm nước tiểu, các gói kiểm tra sức khoẻ, tầm soát ung thư tại Hệ thống Y tế Alo Xét Nghiệm, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để đặt lịch tư vấn các gói xét nghiệm kiểm tra sức khoẻ, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE 1900 989 993 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa với các Alo Xét Nghiệm mọi lúc mọi nơi ngay website, Fanpage.

+

Tác giả: Khôi Nguyên

Đăng ký tư vấn

Tại sao nên chọn phòng khám Alo Xét Nghiệm

Chuyên sâu về tầm soát ung thư - Gen - Di truyền
Đội ngũ cố vấn là tiến sĩ, bác sĩ đầu ngành
Trang thiết bị Y tế hiện đại
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà nhanh chóng
Chi phí xét nghiệm hợp lý
Tư vấn và trả kết quả qua SMS, E-mail

Chỉ số Asc trong nước tiểu có ý nghĩa gì trong việc khám và chẩn đoán bệnh?

Chỉ số ASC cũng được biết đến là một trong những chỉ số quan trọng khi thực hiện xét nghiệm nước tiểu. Vậy chỉ số này có ý nghĩa như thế nào trong việc khám cũng như chẩn đoán bệnh cho người bệnh? Cùng tham khảo thông tin về chỉ số cũng như ý nghĩa của nó trong việc xét nghiệm nước tiểu.

Chỉ số LEU trong nước tiểu có liên quan đến bệnh lý nào?

Trong kết quả xét nghiệm nước tiểu có một chỉ số ký hiệu là LEU. Vậy chỉ số Leukocytes (LEU) trong nước tiểu là gì? Chỉ số LEU tăng cao cảnh báo những vấn đề sức khỏe gì? Cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu tất cả những thông tin liên quan qua chia sẻ bên dưới!

Xét nghiệm soi cặn lắng nước tiểu để làm gì? Phát hiện ra những bệnh gì?

Xét nghiệm soi cặn nước tiểu cũng là một trong những xét nghiệm nước tiểu quan trọng để đánh giá và chẩn đoán bệnh lý. Kết quả của xét nghiệm này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với người bệnh. Cùng tìm hiểu tất cả những thông tin về xét nghiệm soi cặn để giúp cho bạn có cái nhìn tổng quan nhất.

Chỉ số Urobilinogen (UBG) trong nước tiểu

Nhiều người không biết Urobilinogen là gì? Kết quả xét nghiệm nước tiểu cho biết chỉ số UBG cao vượt mức cho phép có nguy hiểm không, cùng tìm hiểu chi tiết.

Xét nghiệm tế bào cặn nước tiểu (bằng phương pháp thủ công)

Xét nghiệm soi cặn nước tiểu bằng phương pháp thủ công với mục đích tìm ra những yếu tố hữu hình có trong nước tiểu như hồng cầu, bạch cầu, tế bào biểu mô, tinh thể, trụ hình để đánh giá tình trạng của bệnh nhân