Chỉ số Asc trong nước tiểu có ý nghĩa gì trong việc khám và chẩn đoán bệnh?

Xuất bản: 2022-09-15

Bài viết được tham vấn y khoa bởi: Giám đốc Trung tâm Xét nghiệm Nguyễn Anh Tuấn

Chỉ số ASC cũng được biết đến là một trong những chỉ số quan trọng khi thực hiện xét nghiệm nước tiểu. Vậy chỉ số này có ý nghĩa như thế nào trong việc khám cũng như chẩn đoán bệnh cho người bệnh? Cùng tham khảo thông tin về chỉ số cũng như ý nghĩa của nó trong việc xét nghiệm nước tiểu.

1. Chỉ số ASC trong xét nghiệm nước tiểu là gì?

Acid ascorbic (ASC) được biết đến là một chất chống oxy hóa, có thể làm sai kết quả xét nghiệm nước tiểu nếu dùng que thử.  Sử dụng que thử để đo nồng độ trong nước tiểu bình thường âm tính là 0 mmol/L. Nồng độ acid ascorbic trong nước tiểu là cơ sở để quyết định âm tính hoặc dương tính. Chẳng hạn, nồng độ từ 20 mg/dL khi xét nghiệm cho ra kết quả dương tính.

Acid ascorbic là một vitamin có thể hòa tan trong nước giúp hình thành collagen trong xương, sụn, cơ và các mạch máu, tăng cường đề kháng cho cơ thể và hỗ trợ hấp thụ sắt. Loại vitamin này có nhiều trong nước cam, chanh, quýt, bưởi. Không chỉ được chứa nhiều trong các loại quả có múi, Acid ascorbic có hàm lượng cao trong rau xanh, đặc biệt là bông cải xanh, khoai tây, cà chua rau cải và nhiều loại rau quả khác.

Chỉ số Asc tên tiếng Anh là Acid ascorbic. Đây là là một vitamin có thể hòa tan trong nước

Chỉ số Asc tên tiếng Anh là Acid ascorbic. Đây là là một vitamin có thể hòa tan trong nước

Bệnh nhân có lượng acid ascorbic cao trong nước tiểu nguyên nhân chủ yếu là do ăn thức ăn chứa nhiều vitamin C. Sau khi cơ thể hấp thụ, lượng thừa sẽ được đào thải ra bên ngoài thông qua nước tiểu. Chỉ số Acid ascorbic bình thường trong cơ thể con người từ 5-10 mg/dL hoặc 0.28-0.56 mmol/L.

2. Ý nghĩa của chỉ số ASC trong nước tiểu

Xét nghiệm chỉ số ASC thông thường được áp dụng thực hiện trên thai phụ, đối tượng theo nhu cầu. Kết quả của chỉ số này có ý nghĩa trong việc phát hiện, nhận biết về các tế bào. Cơ sở hữu ích và có ý nghĩa trong việc xác định tình trạng sỏi đường tiết niệu, viêm nhiễm thận…

Thông qua chỉ số ASC giúp đánh giá tổng quan và giảm tình trạng dự báo sai lệch bệnh khác ở con người nếu chỉ dựa vào một chỉ số duy nhất. Xét nghiệm dùng que thử, nồng độ ascorbic acid cao có thể cho âm tính giả khi tiếp xúc với glucose, nitrite và bilirubin, hoặc một số loại tế bào như bạch cầu, hồng cầu,…

3. Chỉ số ASC tăng cao có ảnh hưởng gì không?

Chỉ số ASC được coi là bình thường khi dao động từ 5 – 10 mg/dL hay 0.28 – 0.56 mmol/L. Nếu tăng cao vượt ngưỡng 0.58 mmol/L báo hiệu cơ thể bắt đầu có dấu hiệu viêm nhiễm. Cũng có một số trường hợp chỉ số này tăng cao nhưng không phải là dấu hiệu bệnh lý.

Trong trường hợp sử dụng quá nhiều loại thực phẩm chứa vitamin C, bổ sung vitamin C không cần thiết sẽ đào thải thông qua nước tiểu. Khi đó, chỉ số ASC tăng là chuyện hoàn toàn bình thường nên bạn không cần phải lo lắng về sức khỏe của mình. 

Một số trường hợp chỉ số ASC tăng là do xuất hiện tình trạng viêm nhiễm ở các bộ phận như thận, đường tiết niệu, hoặc có sự hình thành sỏi trong cơ thể….Thực hiện xét nghiệm chỉ số ASC có ý nghĩa thiết thực trong việc phát hiện các dấu hiệu bệnh lý thông qua xét nghiệm nước tiểu. 

Đồng thời, xét nghiệm thêm chỉ số này giúp hạn chế sự sai lệch kết quả của một xét nghiệm quan trọng khác. Những xét nghiệm có nồng độ chỉ số ASC quá cao nhưng âm tính giả bao gồm Glucose, nitrite, bilirubin, tế bào,... Bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ trong việc kiểm tra tính xác thực của chỉ số ASC cũng như bổ sung thêm các xét nghiệm khác nếu cần thiết.

4. Một vài lưu ý khi thực hiện xét nghiệm nước tiểu

Để đảm bảo kết quả chỉ số ASC chính xác, khi tiến hành lấy mẫu nước tiểu, người bệnh cần lưu ý một số điều dưới đây:

  • Cần phải sử dụng xà phòng diệt khuẩn để vệ sinh đôi tay trước khi lấy nước tiểu. Sau đó, sử dụng khăn lau tiệt trùng để vệ sinh vùng kín trước khi lấy nước tiểu.
  • Người xét nghiệm thực hiện lấy nước tiểu vào cốc theo đúng yêu cầu quy định. Đặc biệt trong quá trình này người dùng tuyệt đối không chạm tay vào cốc nước tiểu để tránh lây nhiễm tạp chất.
  • Nếu muốn có chỉ số ASC trong nước tiểu chính xác, người dùng không nên sử dụng thuốc, vitamin hoặc các loại thực phẩm chức năng trước khi lấy mẫu xét nghiệm. Các thành phần có trong thuốc hoặc thực phẩm chức năng có thể làm cho chỉ số sau khi xét nghiệm bị sai lệch nhất định. 

5. Xét nghiệm nước tiểu ở đâu nhanh, chính xác và uy tín?

Nếu bạn có những dấu hiệu nghi ngờ bất thường cũng có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm nước tiểu tại các trung tâm xét nghiệm, bệnh viện trên cả nước. Đây là xét nghiệm tương đối đơn giản nên nhiều cơ sở y tế có thể thực hiện, song nên chọn địa chỉ uy tín, trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ nhân viên y tế, kỹ thuật viên xét nghiệm giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ bạn tốt hơn.

Alo Xét Nghiệm là chuỗi hệ thống phòng khám Chuyên khoa xét nghiệm, được cố vấn bởi các Tiến sĩ, bác sĩ và các chuyên gia trong lĩnh vực huyết học, miễn dịch, sinh hoá, vi sinh và sinh hoá nước tiểu. Đặc biệt, tại Alo Xét Nghiệm có những gói xét nghiệm kiểm tra sức khoẻ định kỳ, tổng quát và những gói xét nghiệm chuyên sâu về ung thư, gen, di truyền.

Với trang thiết bị hiện đại, chuẩn Y khoa tại Việt Nam, Alo Xét Nghiệm cung cấp dịch vụ xét nghiệm tại nhà, đội ngũ nhân viên Y tế đến lấy mẫu và tư vấn tại nhà giúp khách hàng thuận tiện trong việc đi lại, đơn giản và nhanh chóng. Kết quả phân tích được gửi qua SMS, E-mail và được các bác sĩ tư vấn kết quả trực tiếp, qua điện thoại..

 

+

Tác giả: Khôi Nguyên

Đăng ký tư vấn

Tại sao nên chọn phòng khám Alo Xét Nghiệm

Chuyên sâu về tầm soát ung thư - Gen - Di truyền
Đội ngũ cố vấn là tiến sĩ, bác sĩ đầu ngành
Trang thiết bị Y tế hiện đại
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà nhanh chóng
Chi phí xét nghiệm hợp lý
Tư vấn và trả kết quả qua SMS, E-mail

Chỉ số Asc trong nước tiểu có ý nghĩa gì trong việc khám và chẩn đoán bệnh?

Chỉ số ASC cũng được biết đến là một trong những chỉ số quan trọng khi thực hiện xét nghiệm nước tiểu. Vậy chỉ số này có ý nghĩa như thế nào trong việc khám cũng như chẩn đoán bệnh cho người bệnh? Cùng tham khảo thông tin về chỉ số cũng như ý nghĩa của nó trong việc xét nghiệm nước tiểu.

Chỉ số LEU trong nước tiểu có liên quan đến bệnh lý nào?

Trong kết quả xét nghiệm nước tiểu có một chỉ số ký hiệu là LEU. Vậy chỉ số Leukocytes (LEU) trong nước tiểu là gì? Chỉ số LEU tăng cao cảnh báo những vấn đề sức khỏe gì? Cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu tất cả những thông tin liên quan qua chia sẻ bên dưới!

Xét nghiệm soi cặn lắng nước tiểu để làm gì? Phát hiện ra những bệnh gì?

Xét nghiệm soi cặn nước tiểu cũng là một trong những xét nghiệm nước tiểu quan trọng để đánh giá và chẩn đoán bệnh lý. Kết quả của xét nghiệm này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với người bệnh. Cùng tìm hiểu tất cả những thông tin về xét nghiệm soi cặn để giúp cho bạn có cái nhìn tổng quan nhất.

Chỉ số Urobilinogen (UBG) trong nước tiểu

Nhiều người không biết Urobilinogen là gì? Kết quả xét nghiệm nước tiểu cho biết chỉ số UBG cao vượt mức cho phép có nguy hiểm không, cùng tìm hiểu chi tiết.

Xét nghiệm tế bào cặn nước tiểu (bằng phương pháp thủ công)

Xét nghiệm soi cặn nước tiểu bằng phương pháp thủ công với mục đích tìm ra những yếu tố hữu hình có trong nước tiểu như hồng cầu, bạch cầu, tế bào biểu mô, tinh thể, trụ hình để đánh giá tình trạng của bệnh nhân