Xét nghiệm cặn Addis trong chẩn đoán hội chứng thận hư

Xuất bản: 2022-09-27

Bài viết được tham vấn y khoa bởi: Giám đốc Trung tâm Xét nghiệm Nguyễn Anh Tuấn

Xét nghiệm cặn Addis giúp giúp các bác sĩ tìm ra các tế bào và một số phân tử hữu hình bất thường có trong nước tiểu. Đây là xét nghiệm có giá trị trong việc chẩn đoán và theo dõi các bệnh lý về thận, đặc biệt trong hội chứng thận hư.

1. Xét nghiệm cặn Addis là gì? 

Theo bác sĩ Nguyễn Hà cho biết: Xét nghiệm căn Addis là một loại xét nghiệm nước tiểu bán định lượng dùng để tính toán và đo lường một số các chỉ số như: Hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu, trụ niệu...

Cũng giống như một số loại xét nghiệm khác, để có kết quả chính xác thì khi xét nghiệm căn Addis người bệnh không được nhịn tiểu từ 4-8 giờ đồng hồ trước khi tiến hành xét nghiệm.

2. Cách lấy nước tiểu xét nghiệm cặn Addis

Xét nghiệm cặn addis là một kỹ thuật được các kỹ thuật viên xét nghiệm thực hiện để phát hiện và tính toán các thành phần hữu hình trong nước tiểu như: hồng cầu, bạch cầu, tế bào biểu mô, trụ hình, các tinh thể,... các thành phần này được tính trong 24 giờ.

Xét nghiệm cặn addis có ý nghĩa quan trọng trong việc chẩn đoán hội chứng thận hư

Xét nghiệm cặn addis có ý nghĩa quan trọng trong việc chẩn đoán hội chứng thận hư

Trước khi tiến hành xét nghiệm căn Addis, bạn nên nhịn ăn từ 8 - 12 giờ. Để kết quả xét nghiệm tốt và chính xác, bạn nên thực hiện vào buổi sáng sau khi thức dậy.

Các bước lấy nước tiểu đúng để thực hiện xét nghiệm cặn Addis như sau:

  • Bước 1: Khoảng 6 giờ - 6.30 sáng sau khi thức dậy, bạn đi tiểu hết lượng nước tiểu trong đêm.
  • Bước 2: Sau đó, bạn uống khoảng 300ml nước đun sôi để nguội, bạn nên ghi lại giờ, thời gian mà bạn vừa uống nước và nằm nghỉ ngơi.
  • Bước 3: Trong 3 giờ tiếp theo, toàn bộ lượng nước tiểu mà bạn đi được sẽ được gom vào một chiếc bô/ chậu sạch. Đến khoảng 9 giờ bạn đi tiểu lần cuối cùng. Khi đi tiểu xong thì bạn đo và ghi lại toàn bộ lượng thể tích của nước tiểu bạn đã gom được.
  • Bước 4: Tiếp theo, bạn lắc đều lượng nước tiểu đã gom được và chiết ra khoảng 10 ml để đem đến phòng xét nghiệm để phân tích.

Mẫu nước tiểu của bạn sau khi chuyển tới phòng xét nghiệm, các kỹ thuật viên của Alo Xét Nghiệm đưa vào phân tích. Thời gian trung bình bạn sẽ nhận được kết quả sau 90 phút.

3. Ý nghĩa của xét nghiệm cặn addis trong chẩn đoán hội chứng thận hư

Hội chứng thận hư là tình trạng người bệnh mất quá nhiều protein qua nước tiểu do các tổn thương tại màng đáy cầu thận; kèm theo giảm lượng albumin máu gây phù và rối loạn lipid.

3.1. Tìm hiểu về hội chứng thận hư 

Thận là cơ quan có nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể con người, đặc biệt là chức năng bài tiết nước tiểu. Do vậy, nếu mắc phải hội chứng thận hư thì chức năng lọc của cầu thận sẽ gặp vấn đề, vì nó làm thoát nhiều protein ra ngoài nước tiểu. Do đó, khiến Albumin trong máu giảm và hậu quả là gây phù và rối loạn lipid máu.

Đối với người bình thường thì trong nước tiểu thường không hoặc có rất ít hồng cầu, bạch cầu và tế bào trụ niệu hoặc trụ hồng cầu hay trụ bạch cầu. Nên nếu một ai đó mắc hội chứng thận hư thì khi soi cặn nước tiểu bằng kính hiển vi sẽ thấy các thành phần này.

Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng thận hư như sau:

  • Có dấu hiệu phù;
  • Protein niệu > 3,5g/24 giờ;
  • Protein máu < 60g/lít, albumin máu < 30g/lít;
  • Tăng cholesterol máu ≥ 6,5 mmol/lít;
  • Có hạt mỡ, trị mỡ trong nước tiểu.

Theo bác sĩ Hùng Sơn của Alo Xét Nghiệm cho biết, hội chứng thận hư là căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khoẻ. nên nếu người bệnh không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như: Suy thận cấp, nhiễm khuẩn hay suy dinh dưỡng do mất protein trong máu hoặc rối loạn các chất điện giải.

3.2. Kết quả xét nghiệm cặn addis cho biết điều gì trong hội chứng thận hư?

Xét nghiệm cặn Addis là phương pháp phổ biến được sử dụng để chẩn đoán hội chứng thận hư. Kết quả xét nghiệm cặn addis có ý nghĩa như sau:

Chỉ số xét nghiệm cặn Addis bình thường:

  • Cặn Addis < 1000 hồng cầu;
  • Bạch cầu< 2000 tế bào /phút;
  • Không có trụ hồng cầu, trụ niệu, trụ bạch cầu.

Chỉ số xét nghiệm cặn Addis bất thường:

  • Cặn Addis > 1000 hồng cầu có thể đây là dấu hiệu hội chứng thận hư, số lượng tế bào hồng cầu có thể tăng hơn 2500 - 3000 tế bào/1 phút. Khi soi tươi cặn nước tiểu trên kính hiển vi quang học thấy có rất nhiều hồng cầu trên vi trường.
  • Trong hội chứng thận hư, nếu tế bào bạch cầu cao > 3000 tế bào, thì điều này chứng tỏ bệnh nhân đang bị viêm. Còn khi số lượng bạch cầu > 200.000 tế bào thì khả năng cao bệnh nhân đang bị viêm thận hoặc viêm bàng quang.
  • Khi quan sát dưới kính hiển vi thấy bạch cầu dày đặc vi trường cùng với nhiều bạch cầu thoái hóa, thì đây được gọi là hiện tượng đái ra mủ và dưỡng chấp (là chất dinh dưỡng được hấp thu từ thức ăn qua ruột).
  • Nếu trường hợp xét nghiệm mà có cấu trúc hình trụ thì đây là kết quả ống thận bị tổn thương.

4. Các biện pháp hạn chế bất thường của xét nghiệm cặn Addis

Cũng theo Bác sĩ Hùng Sơn, nếu như thận tích tụ một số lượng cặn lớn trong thời gian dài thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó, để giảm tình trạng cặn thận thì bạn nên lưu ý một số biện pháp phòng ngừa sau:

  • Nên uống đủ nước: Ban nên uống đủ từ 1.5 - 2 lít nước mỗi ngày để giúp thận lọc và loại bỏ được hết các chất cặn bã ra ngoài.
  • Không nên ăn quá mặn, vì thức ăn mặn sẽ làm thận phải hoạt động nhiều, quá sức và gây ảnh hưởng đến chức năng của thận.
  • Nên bổ sung vitamin và các chất xơ cho cơ thể, như thêm nhiều rau xanh và trái cây vào bữa ăn hàng ngày.
  • Chăm chỉ luyện tập thể thao để nâng cao sức khỏe, giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
  • Không nên hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia hay sử dụng các chất kích thích vì những chất này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tạo cặn ở thận.
  • Một số người mắc bệnh lý về thận thì nên giảm chế độ ăn chứa nhiều vitamin C và hạn chế ăn các loại chất béo hay ăn nội tạng, mỡ động vật.
  • Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6-16 tháng/ lần. Đặc biệt với những người đang mắc các bệnh về thận.

5. Xét nghiệm cặn Addis ở đâu nhanh, uy tín và chính xác?

Xét nghiệm cặn addis trong nước tiểu đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán các bệnh nhân mắc hội chứng thận hư.  Xét nghiệm cặn addis rất đơn giản và không gây đau đớn cho người bệnh. Nên nếu bạn đang gặp các vấn đề về thận hoặc nghi ngờ thì bạn nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra và được tư vấn điều trị kịp thời.

Do đó, nếu nghi ngờ có các dấu hiệu hội chứng thận hư, bạn có thể đến tại Alo Xét Nghiệm để được tư vấn và chỉ định thực hiện các xét nghiệm cần thiết.

Alo Xét Nghiệm là chuỗi hệ thống phòng khám Chuyên khoa xét nghiệm, được cố vấn bởi các Tiến sĩ, bác sĩ và các chuyên gia trong lĩnh vực huyết học, miễn dịch, sinh hoá, vi sinh và sinh hoá nước tiểu. Đặc biệt, tại Alo Xét Nghiệm có những gói xét nghiệm kiểm tra sức khoẻ định kỳ, tổng quát và những gói xét nghiệm chuyên sâu về ung thư, gen, di truyền.

Với trang thiết bị hiện đại, chuẩn Y khoa tại Việt Nam, Alo Xét Nghiệm cung cấp dịch vụ xét nghiệm tại nhà, đội ngũ nhân viên Y tế đến lấy mẫu và tư vấn tại nhà giúp khách hàng thuận tiện trong việc đi lại, đơn giản và nhanh chóng. Kết quả phân tích được gửi qua SMS, E-mail và được các bác sĩ tư vấn kết quả trực tiếp, qua điện thoại..

 

+

Tác giả: Khôi Nguyên

Đăng ký tư vấn

Tại sao nên chọn phòng khám Alo Xét Nghiệm

Chuyên sâu về tầm soát ung thư - Gen - Di truyền
Đội ngũ cố vấn là tiến sĩ, bác sĩ đầu ngành
Trang thiết bị Y tế hiện đại
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà nhanh chóng
Chi phí xét nghiệm hợp lý
Tư vấn và trả kết quả qua SMS, E-mail

Chỉ số Asc trong nước tiểu có ý nghĩa gì trong việc khám và chẩn đoán bệnh?

Chỉ số ASC cũng được biết đến là một trong những chỉ số quan trọng khi thực hiện xét nghiệm nước tiểu. Vậy chỉ số này có ý nghĩa như thế nào trong việc khám cũng như chẩn đoán bệnh cho người bệnh? Cùng tham khảo thông tin về chỉ số cũng như ý nghĩa của nó trong việc xét nghiệm nước tiểu.

Chỉ số LEU trong nước tiểu có liên quan đến bệnh lý nào?

Trong kết quả xét nghiệm nước tiểu có một chỉ số ký hiệu là LEU. Vậy chỉ số Leukocytes (LEU) trong nước tiểu là gì? Chỉ số LEU tăng cao cảnh báo những vấn đề sức khỏe gì? Cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu tất cả những thông tin liên quan qua chia sẻ bên dưới!

Xét nghiệm soi cặn lắng nước tiểu để làm gì? Phát hiện ra những bệnh gì?

Xét nghiệm soi cặn nước tiểu cũng là một trong những xét nghiệm nước tiểu quan trọng để đánh giá và chẩn đoán bệnh lý. Kết quả của xét nghiệm này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với người bệnh. Cùng tìm hiểu tất cả những thông tin về xét nghiệm soi cặn để giúp cho bạn có cái nhìn tổng quan nhất.

Chỉ số Urobilinogen (UBG) trong nước tiểu

Nhiều người không biết Urobilinogen là gì? Kết quả xét nghiệm nước tiểu cho biết chỉ số UBG cao vượt mức cho phép có nguy hiểm không, cùng tìm hiểu chi tiết.

Xét nghiệm tế bào cặn nước tiểu (bằng phương pháp thủ công)

Xét nghiệm soi cặn nước tiểu bằng phương pháp thủ công với mục đích tìm ra những yếu tố hữu hình có trong nước tiểu như hồng cầu, bạch cầu, tế bào biểu mô, tinh thể, trụ hình để đánh giá tình trạng của bệnh nhân