1. Calcitonin là gì?
Calcitonin là một hormon polypeptid được bài xuất từ các tế bào cận nang tuyến giáp (tế bào C), hormon này được chuyển hóa tại gan và thận, điều hòa bởi nồng độ calci trong huyết thanh. Calcitonin tham gia vào quá trình điều hòa nồng độ calci và nồng độ phospho trong huyết thanh, được coi là một chất gây ức chế tủy xương, ngăn chặn sự mất xương tại các thời điểm hạ calci máu.
Khi có dấu hiệu tăng nồng độ calci trong máu, hormon này sẽ được bài tiết ra, gây ức chế quá trình hấp thu calci từ đường tiêu hóa, làm ức chế các osteoclast (hay còn gọi là hủy cốt bào - đây là tế bào có trách nhiệm phân hủy xương). Khi bị phân hủy, nồng độ calci có trong xương được giải phóng vào máu. Vì vậy, calcitonin ức chế trực tiếp tế bào hủy xương nhằm giảm lượng calci giải phóng vào máu, tuy nhiên sự ức chế này sẽ tồn tại trong thời gian rất ngắn nhằm giảm hoạt tính của xương. Ngoài ra, calcitonin còn ức chế sự hoạt động của các osteocyte (tạo cốt bào) nhằm tái hấp thu calci từ xương, kích thích thận tăng bài xuất calci. Các tác động này đối lập với tác động của hormon tuyến cận giáp và gây ra tình trạng hạ thấp nồng độ calci trong máu.

Tóm lại, sự bài tiết của calcitonin và hormon tuyến cận giáp được xác định bởi nồng độ calci trong máu. Khi nồng độ này trong máu tăng lên, calcitonin sẽ được tiết ra với nồng độ cao hơn và ngược lại, nồng độ calci trong máu giảm làm cho lượng calcitonin tiết ra cũng giảm theo. Không những vậy, sự bài tiết calcitonin cũng bị ức chế bởi hormon somatostatin (hormon được tiết ra từ các tế bào C trong tuyến giáp.
2. Xét nghiệm Calcitonin là gì?
Xét nghiệm định lượng nồng độ Calcitonin được sử dụng chủ yếu nhằm đánh giá một số trường hợp nghi ngờ mắc ung thư biểu mô tuyến giáp thể tủy. Đây là tình trạng đặc trưng cho sự tăng bài xuất Calcitonin, ngay cả khi nồng độ calci trong huyết thanh bình thường.
Đối với một số trường hợp mắc ung thư tuyến giáp thể tủy có nồng độ Calcitonin lúc đói nằm trong giới hạn bình thường, bác sĩ cần cân nhắc tiến hành thực hiện test kích thích bài tiết Calcitonin bằng pentagastrin hoặc truyền calci. Bên cạnh đó, các trường hợp có tình trạng tăng sản sinh tế bào C ở giai đoạn sớm hoặc ung thư biểu mô giáp thể tủy có dấu hiệu tăng chứng tỏ nồng độ calcitonin có ý nghĩa khi tiến hành làm loại tiết này.
3. Những trường hợp chỉ định xét nghiệm Calcitonin?
Theo Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Văn Hùng, xét nghiệm Calcitonin được chỉ định khi một người có dấu hiệu tăng sản sinh tế bào C hoặc ung thư tuyến giáp thể tủy. Những triệu chứng được kể đến như:
- Xuất hiện khối u hoặc sưng ở vùng mặt trước cổ.
- Đau cổ họng, phía trước cổ.
- Giọng nói bị thay đổi hoặc khàn giọng.
- Khó nuốt hoặc khó hít thở.
- Ho dai dẳng không rõ nguyên nhân.
Theo một nghiên cứu gần đây đã đề nghị đo lường Calcitonin trước khi phẫu thuật đối với tất cả những người bệnh có nhân giáp, nhưng không được sự đồng ý của tất cả bác sĩ lâm sàng. Bởi, xét nghiệm kích thích được chỉ định khi ai đó có nồng độ Calcitonin không xác định hoặc bình thường nhưng triệu chứng lâm sàng vẫn còn. Đối với những người có thành viên trong gia đình đã có MEN 2, cần kiểm tra định kỳ nồng độ Calcitonin bắt đầu từ khi còn trẻ nhằm phát hiện ung thư tuyến giáp thể tủy hoặc chứng tăng sản sinh tế bào C càng sớm càng tốt. Khi người bệnh đã được điều trị ung thư tuyến giáp thể tủy, định lượng Calcitonin sẽ được chỉ định trong khoảng thời gian nhất định để theo dõi hiệu quả quá trình điều trị và tái phát.
4. Nguyên nhân gây tăng nồng độ Calcitonin
Cũng theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng, cố vấn cấp cao của Hệ thống y tế Alo Xét Nghiệm cho biết, nguyên nhân gây tăng là do:
- Xơ gan do rượu.
- Ung thư vú.
- Tăng sản tế bào C tuyến giáp.
- Suy thận mạn tính.
- Bệnh Cushing.
- Sản xuất Calcitonin lạc chỗ (thấy trong ung thư tụy).
- Tăng Canxi máu.
- Các khối u tế bào đảo tụy.
- Ung thư phổi tế bào nhỏ.
- Ung thư tuyến giáp thể tủy.
- U biểu mô tuyến của tuyến cận giáp.
- Tăng sản tuyến cận giáp.
- Thiếu máu ác tính Biermer.
- Viêm tuyến giáp.
- Hội chứng tăng Ure máu.
- Hội chứng Zollinger - Ellison.
5. Quy trình xét nghiệm định lượng Calcitonin
Trước khi tiến hành thực hiện xét nghiệm, người bệnh cần hiểu rõ về mục đích xét nghiệm và một số lưu ý cần thiết. Trong trường hợp còn thắc mắc, cần hỏi thêm bác sĩ hoặc nhân viên y tế để có thêm thông tin và được hướng dẫn cụ thể.
5.1. Chuẩn bị
- Người thực hiện: Kỹ thuật viên chuyên ngành xét nghiệm.
- Phương tiện: Máy xét nghiệm đạt chuẩn.
- Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm định lượng Calcitonin, chất chuẩn Calcitonin, chất kiểm tra chất lượng Calcitonin.
- Người làm xét nghiệm: Người đã được bác sĩ chỉ định và tư vấn mục đích của việc làm xét nghiệm.
- Phiếu xét nghiệm: Ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, địa chỉ, chẩn đoán của bác sĩ, tiền sử bệnh lý của người bệnh và chỉ định xét nghiệm.
5.2. Lấy bệnh phẩm
Xét nghiệm Calcitonin được thực hiện trên huyết thanh và bệnh nhân sẽ được yêu cầu nhịn ăn qua đêm (12 giờ) trước khi lấy mẫu xét nghiệm. Lấy máu được tiến hành khá đơn giản, không gây đau nhức, người bệnh cần mặc quần áo thoải mái để lấy máu dễ dàng hơn và không gây cản trở quá trình lấy máu.
Bước 1: Tiến hành lấy máu
- Lấy 2 ml máu tĩnh mạch vào ống nghiệm có chứa chất chống đông phù hợp.
- Sau khi lấy máu xong, nếu ống mẫu đạt yêu cầu, máu không vỡ hồng cầu và không đông rây sẽ được vận chuyển về phòng xét nghiệm để ly tâm tách lấy huyết thanh hay huyết tương.
- Bệnh phẩm được ổn định ở 2 - 8°C trong vòng 7 ngày và -20°C trong vòng 3 tháng.
Chú ý, bệnh phẩm chỉ nên rã đông 1 lần và bệnh phẩm phải được để trong nhiệt độ phòng trước khi đem đi phân tích. Để tránh trường hợp bị bay hơi bệnh phẩm, chất chuẩn và chất kiểm tra chất lượng thì mẫu xét nghiệm nên được phân tích trong vòng 2 giờ.
Bước 2: Tiến hành phân tích
Máy xét nghiệm phải được chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích, phải được cài đặt chương trình đúng yêu cầu xét nghiệm và đã được đạt chuẩn với xét nghiệm. Ngoài ra, kết quả kiểm tra chất lượng đối với xét nghiệm phải nằm trong dải cho phép và không được vi phạm luật kiểm tra chất lượng.
- Kỹ thuật viên xét nghiệm thực hiện phân tích mẫu, nhập dữ liệu về thông tin bệnh nhân và chỉ định xét nghiệm của bệnh nhân đó vào máy phân tích hoặc phần mềm mạng (nếu có).
- Nạp mẫu bệnh phẩm vào máy phân tích.
- Đặt lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm.
- Đợi máy thực hiện thao tác phân tích mẫu theo protocol của máy và cho ra kết quả.
Sau khi có kết quả, người thực hiện cần xem xét và đánh giá chính xác sau đó đưa ra báo cáo hoặc điền kết quả vào phiếu trả kết quả xét nghiệm rồi gửi tới người bệnh.
6. Kết quả xét nghiệm Calcitonin
Giá trị khoảng tham chiếu của Calcitonin trong huyết thanh thực hiện bằng kỹ thuật miễn dịch hóa chất phát quang và ở nam là dưới 18,2 pg/mL, nữ là dưới 11,5 pg/mL.
Khi giới hạn cho phép của calcitonin trong khoảng 15 - 50 pg/mL được cho là vùng nghi ngờ. Từ đó, để chẩn đoán ung thư tuyến giáp thể tủy, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện nghiệm pháp kích thích sản xuất calcitonin bằng cách tiêm tĩnh mạch calci liều cao.
Nồng độ cơ sở:
- Trẻ lớn: < 12 pg/mL ở Nam; < 5 pg/mL ở Nữ.
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: < 40 pg/mL ở trẻ dưới 6 tháng tuổi ; dưới 15 pg/mL ở trẻ từ 6 tháng - 3 tuổi.
- Nữ: < 130 pg/mL hay < 130 ng/L.
- Nam: < 190 pg/mL hay < 190 ng/L.
Trong trường hợp người bệnh có chỉ định truyền canxi khi làm test kích thích (dùng canxi với liều 2,4mg/kg):
- Nữ: < 130 pg/mL hay < 130 ng/L.
- Nam: < 190 pg/mL hay < 190 ng/L.
Nếu người bệnh được chỉ định tiêm pentagastrin khi làm test kích thích (dùng pentagastrin với liều 0,5 μg/kg):
- Nữ: < 35 pg/mL hay < 35 ng/L.
- Nam: < 110 pg/mL hay < 110 ng/L.
7. Ý nghĩa lâm sàng của xét nghiệm Calcitonin
Nồng độ Calcitonin ở mức thấp cho thấy các triệu chứng trên có thể không phải nguyên nhân của ung thư tuyến giáp thể tủy.
Nếu nồng độ Calcitonin tăng cao, đồng nghĩa với việc Calcitonin đang được sản xuất quá mức. Mức tăng này có ý nghĩa với một chỉ dẫn tốt về ung thư tuyến giáp thể tủy. Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác hơn, bác sĩ cần chỉ định thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng khác như siêu âm, chụp cắt lớp hoặc sinh thiết tuyến giáp bằng kim nhỏ sau đó nhuộm tiêu bản để tìm tế bào ung thư.
Trong trường hợp đánh giá hiệu quả quá trình điều trị, ví dụ như sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp thành công, nồng độ Calcitonin sẽ giảm về mức khá thấp nhưng nếu sau phẫu thuật mà nồng độ hormon này chỉ giảm nhẹ thì có nghĩa rằng một phần mô sản xuất Calcitonin vẫn còn và vẫn phải theo dõi theo thời gian. Nếu nồng độ Calcitonin không có xu hướng giảm mà vẫn tăng lên thì rất có khả năng tế bào ung thư tuyến giáp thể tủy đang tái phát.
Khi người bệnh có nồng độ Calcitonin ở ngưỡng nghi ngờ ung thư tuyến giáp (15 - 50 pg/mL), để chẩn đoán chính xác hơn cần thực hiện nghiệm pháp Calci liều cao hoặc Pentagastrin để kích thích sản xuất Calcitonin. Do Pentagastrin không có sẵn ở nhiều quốc gia nên nên nghiệm pháp kích thích Calcitonin bằng liều cao thường được ứng dụng thường xuyên hơn.
Nghiệm pháp Calci liều cao được thực hiện bằng cách tiêm tĩnh mạch chậm Calcium Gluconate trong khoảng 30 giây (tiêm lúc đói). Bệnh phẩm dùng để định lượng Calcitonin cần được lấy tại 4 thời điểm như trước tiêm, sau khi tiêm 1 phút, 2 phút và 5 phút.