Xét nghiệm ASLO

Xuất bản: 2022-11-10

Bài viết được tham vấn y khoa bởi: Giám đốc Trung tâm Xét nghiệm Nguyễn Anh Tuấn

ASLO là xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán bệnh lý do vi khuẩn liên cầu tan máu beta nhóm A gây nên. Xét nghiệm định lượng kháng thể này giúp chẩn đoán bệnh thấp tim, thấp khớp,... có liên quan đến nhiễm trùng do loại vi khuẩn này. Vậy xét nghiệm định lượng ASLO là gì? Có ý nghĩa như thế nào? hãy cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu qua nội dung sau.

1. Xét nghiệm ASLO là gì?

ASLO được viết tắt từ Antistreptolysin O, là loại kháng thể kháng liên cầu. Xét nghiệm ASLO được chỉ định nhằm đo lượng kháng thể này có trong máu của người bệnh. 

Loại vi khuẩn này khi xâm nhập vào cơ thể sẽ bài tiết ra một enzym đặc trưng là Streptolysin - O. Khi đó, enzym này được phát hiện bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể, lúc này cơ thể sẽ sản xuất ra kháng thể ASLO để chống lại vi khuẩn, kháng thể có thể xuất hiện từ 7 - 10 ngày sau khi vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng. Sau đó, nồng độ kháng thể sẽ tiếp tục tăng và đạt giới hạn trong khoảng 2 - 4 tuần. 

Trong khoảng 6 - 12 tháng sau khi bị nhiễm trùng, nồng độ của kháng thể ASLO có chiều hướng giảm dần. Vì vậy, xét nghiệm ASLO là xét nghiệm có tác dụng để định lượng kháng thể Anti - Streptolysin O lưu hành trong máu người bệnh. Không chỉ vậy, cơ thể còn sản sinh một số loại kháng thể khác để chống lại loại vi khuẩn này như Anti DNase B.

Vi khuẩn liên cầu nhóm A là vi khuẩn gây viêm họng liên cầu, đa số những trường hợp người bệnh bị nhiễm trùng Strep đều có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh mà vẫn có hiệu quả. Nhiễm trùng Strep hầu như không có triệu chứng, không rõ nguyên nhân nên nhiều trường hợp không được điều trị kịp thời hoặc điều trị nhưng không có hiệu quả dẫn tới nhiều biến chứng nhiễm liên cầu như viêm cầu thận, sốt thấp khớp,...

Khi cơ thể nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A sẽ xuất hiện một số triệu chứng như khó thở, mệt mỏi, nước tiểu ít hoặc có máu, sốt. Biến chứng có thể xảy ra là viêm tim, rối loạn chức năng thận cấp tính hoặc huyết áp cao, sưng chân,... Đây là xét nghiệm cần thiết giúp xác định nguyên nhân khiến người bệnh nhiễm trùng Strep và kịp thời đưa ra phương hướng điều trị hiệu quả.

Nguyên nhân gây ra một số bệnh lý như thấp khớp, thấp tim, viêm khớp, viêm nội tâm mạc, nhiễm trùng liên cầu hay sốt tinh hồng nhiệt và viêm vi cầu thận cấp,... là do liên cầu khuẩn nhóm A Streptococcus xâm nhập vào cơ thể.

2. Xét nghiệm ASLO được chỉ định thế nào?

Theo Giám đốc Trung tâm xét nghiệm Alo Xét Nghiệm - Nguyễn Anh Tuấn, xét nghiệm ASLO có thể sẽ được các bác sĩ chỉ định riêng biệt hoặc cũng có thể kết hợp với xét nghiệm Anti DNase B để xác định cơ thể người bệnh gần bệnh có nhiễm trùng liên cầu hay không. Nhiễm trùng Strep có thể có hoặc không xuất hiện triệu chứng nên những trường hợp này thường không được điều trị kịp thời gây ra biến chứng. 

Vì vậy, khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng như viêm cầu thận, sốt thấp khớp hay có tiền sử đau họng, nhiễm trùng da gần đây có nguy cơ lây nhiễm liên cầu khuẩn cao thì cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và thực hiện xét nghiệm ASLO. Đặc biệt, xét nghiệm này thường được chỉ định thực hiện 2 lần trong khoảng 10 - 14 ngày để xác định mức độ bất thường của kháng thể.

2.1. Triệu chứng của sốt thấp khớp

Đối với trường hợp bị sốt thấp khớp, người bệnh cần được thăm khám và tiến hành xét nghiệm khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng:

  • Sốt.
  • Sưng và đau ở các khớp, đặc biệt là mắt cá chân, khuỷu tay và cổ tay, đầu gối, đôi khi đau lan từ khớp này sang khớp khác.
  • Chuyển động giật (chứng múa giật Sydenham).
  • Xuất hiện nốt sần nhỏ, không gây đau dưới da.
  • Phát ban trên da.
  • Viêm tim có thể không xuất hiện triệu chứng hoặc có thể khó thở, đau ngực hay tim đập nhanh.

2.2. Triệu chứng của viêm cầu thận 

Ngoài những triệu chứng về sốt thấp khớp, bệnh còn xuất hiện một số triệu chứng liên quan đến bệnh lý viêm cầu thận như: 

  • Mệt mỏi.
  • Phát ban.
  • Lượng nước tiểu ít.
  • Sưng (phù nề).
  • Trong Nước tiểu có máu.
  • Đau khớp.
  • Cao huyết áp. 

Những triệu chứng kể trên thường không điển hình với bệnh lý mà mà có thể xuất hiện do một vài bệnh lý khác gây ra.

3. Xét nghiệm ASLO thực hiện thế nào?

Để xét nghiệm ASLO, nhân viên y tế sẽ tiến hành lấy máu ở tĩnh mạch cánh tay hoặc bàn tay theo quy trình sau:

  • Sát khuẩn vị trí lấy máu để tránh nhiễm khuẩn.
  • Thắt dây garo phía trên vị trí chọc kim, cách khoảng 3 - 5cm để lấy máu nhanh hơn, ngăn dòng máu từ tĩnh mạch trở lại
  • Sau khi lấy đủ lượng máu cần thiết, tháo dây garo rồi rút mũi kim ra khỏi tĩnh mạch.
  • Bơm máu vào ống nghiệm có chứa chất chống đông thích hợp sau đó dán băng cá nhân lên vị trí vừa lấy máu.
  • Hẹn người bệnh về thời gian và hình thức trả kết quả sau đó vận chuyển bệnh phẩm về phòng xét nghiệm.

Cũng theo Ông Nguyễn Anh Tuấn, xét nghiệm ASLO được tiến hành thực hiện 2 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 10 - 14 ngày, đo nồng độ này khi người bệnh đang ở giai đoạn cấp và giai đoạn hồi phục với mục đích xác định sự bất thường của nồng độ ASLO. Đối với ASLO định lượng, mức độ bình thường sẽ dưới 200 U/mL và ASLO định tính sẽ cho kết quả âm tính.

Nếu trong trường hợp kết quả xét nghiệm âm tính hoặc ASLO có hiện diện nhưng ở nồng độ thấp thì có thể người bệnh không bị nhiễm trùng Strep gần đây. Điều này được khẳng định chính xác nếu xét nghiệm này được thực hiện lần sau cách lần đầu khoảng từ 10 - 14 ngày cũng cho kết quả âm tính hoặc ở nồng độ thấp và thử nghiệm Anti - DNase B âm tính. Tuy nhiên, xét nghiệm này không thể dự đoán biến chứng sau khi người bệnh bị nhiễm liên cầu khuẩn tan trong máu và các mức độ nghiêm trọng của bệnh. 

4. Ưu điểm và hạn chế của xét nghiệm ASLO

Mặc dù, xét nghiệm ASLO giúp xác định một nhiễm trùng do liên cầu khuẩn nhóm A gây nên nhưng xét nghiệm này cũng có một số ưu nhược điểm đáng kể sau.

4.1. Ưu điểm xét nghiệm ASLO

Không thể phủ nhận vai trò của xét nghiệm ASLO bởi nó cho phép nhận diện và định lượng nồng độ kháng thể kháng streptolysin O trong cơ thể người bệnh. Điều này giúp xác định người bệnh đã hoặc đang mắc nhiễm trùng do liên cầu.

Kết quả xét nghiệm cũng cho thấy loại kháng thể sinh ra để chống lại enzym độc streptolysin O sẽ hiện diện trong máu sau khi cơ thể nhiễm khuẩn từ 7 - 10 ngày. Lượng kháng thể này vẫn tiếp tục tăng trong khoảng 2 - 4 tuần sau đó. Ngoài ra, xét nghiệm này cũng hữu ích trong việc xác định đúng tình trạng viêm cầu thận hoặc đau khớp do liên cầu khuẩn nhóm A hay do những nguyên nhân khác.

4.2. Nhược điểm xét nghiệm ASLO

Tuy nhiên, xét nghiệm này cũng có một số hạn chế cần đề cập như sau:

  • Không phát hiện được tối đa các trường hợp nhiễm trùng do liên cầu, chỉ được khoảng 75 - 85%.
  • Xét nghiệm này chỉ có tính chất phát hiện. không thể dự đoán biến chứng có thể xảy ra hoặc mức độ nặng nhẹ của nhiễm trùng.
  • Xét nghiệm phải thực hiện 2 lần để so sánh kết quả sau đó mới xác định được chính xác đồng thời theo dõi nồng độ kháng thể trong máu có tăng hay không.

5. Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm ASLO

5.1. Chỉ số Xét nghiệm ASLO bình thường

Chỉ số xét nghiệm với kết quả bình thường được tham khảo theo 2 phương pháp như:

  • Phương pháp định lượng, ASLO bình thường nếu kết quả cho thấy nồng độ dưới 200U/mL
  • Phương pháp định tính, ASLO bình thường có kết quả âm tính.

Kháng thể ASLO được sản xuất sau khoảng 1 tuần đến 1 tháng sau khi bị nhiễm trùng Strep và mức ASLO tăng lên đỉnh điểm ở khoảng 4 -  6 tuần sau khi mắc bệnh, nồng độ này duy trì ở mức cao sau khi điều trị nhiễm trùng thành công trong một vài tháng.

5.2. Xét nghiệm ASLO có nồng độ thấp hoặc âm tính

Đối với trường hợp kết quả xét nghiệm ASLO hiện diện với nồng độ thấp hoặc âm tính, chứng tỏ người bệnh có thể không bị nhiễm trùng Strep trong thời gian gần đây nhưng tuy nhiên để khẳng định chắc chắn hơn thì cần thực hiện xét nghiệm lại sau 10 - 14 ngày. Nếu kết quả xét nghiệm vẫn tương tự đồng thời xét nghiệm Anti - DNase B cũng âm tính, khi đó có thể khẳng định chắc chắn. Tuy nhiên , tỷ lệ vẫn nhỏ hơn người bệnh có một biến chứng sau liên cầu khuẩn, ASLO âm tính hoặc không quá cao.

5.3. Xét nghiệm ASLO cao hoặc chiều hướng tăng

Với trường hợp kết quả xét nghiệm ASLO cao hoặc có chiều hướng tăng lên thì rất có khả năng cao thời gần đây người bệnh đã bị nhiễm Strep. Khi mức độ ASLO tăng cao sau đó trở lại quỹ đạo bình thường thì rất có nguy cơ nhiễm trùng đã từng xuất hiện nhưng đã được giải quyết và khắc phục kịp thời.

Lưu ý, kết quả xét nghiệm ASLO chỉ mang tính chất định lượng, phát hiện kháng thể và xác định trong cơ thể người bệnh có kháng thể vi khuẩn liên cầu nhóm A hay không, hoàn toàn không thể dự đoán chính xác biến chứng có thể xảy ra hay tính nghiêm trọng và mức độ bệnh qua xét nghiệm.

 

Một số câu hỏi thường gặp liên quan Xét nghiệm ASLO

Giá xét nghiệm ASLO là bao nhiêu?

+

Xét nghiệm ASLO dương tính có nguy hiểm không?

+

ASLO dương tính khi nào?

+

Tác giả: Khôi Nguyên

Đăng ký tư vấn

Tại sao nên chọn phòng khám Alo Xét Nghiệm

Chuyên sâu về tầm soát ung thư - Gen - Di truyền
Đội ngũ cố vấn là tiến sĩ, bác sĩ đầu ngành
Trang thiết bị Y tế hiện đại
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà nhanh chóng
Chi phí xét nghiệm hợp lý
Tư vấn và trả kết quả qua SMS, E-mail

Xét nghiệm định lượng Ferritin đánh giá rối loạn chuyển hóa sắt

Xét nghiệm Ferritin định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe và đánh giá rối loạn chuyển hóa sắt trong cơ thể. Vậy, xét nghiệm định lượng Ferritin để làm gì, có ý nghĩa như thế nào? Cùng Alo Xét Nghiệm tham khảo nội dung qua chia sẻ bên dưới!

Xét nghiệm định lượng TG và ý nghĩa trong chẩn đoán các bệnh lý tuyến giáp

TG được tổng hợp từ các tế bào nang của tuyến giáp sau đó cùng với các hormone tuyến giáp giải phóng vào máu. Xét nghiệm định lượng TG được coi như một dấu ấn ung thư phục vụ cho chẩn đoán và điều trị ung thư tuyến giáp. Vậy chỉ số TG trong máu thay đổi bất thường có ý nghĩa như thế nào, hãy cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu qua chia sẻ dưới đây.

Định lượng Anti-Tg (Anti thyroglobulin)

Ung thư tuyến giáp là bệnh phổ biến nhất trong các loại ung thư của hệ nội tiết. Xét nghiệm Anti - TG thường được chỉ định kết hợp với xét nghiệm TG nhằm theo dõi và điều trị ung thư tuyến giáp. Vậy xét nghiệm Anti - TG là gì và có vai trò quan trọng như thế nào, hãy cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu ngay nhé

Anti phospholipid IgG/IgM

Biểu hiện lâm sàng của hội chứng Anti-phospholipid rất đa dạng, có thể gặp tổn thương ở nhiều cơ quan với biểu hiện chính là tắc mạch, thiếu máu cục bộ hoặc nhồi máu ở các tổ chức và các biến chứng thai nghén.

Xét nghiệm định lượng Anti TPO - Anti thyroid peroxydase

Xét nghiệm Anti - TPO có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán, theo dõi và điều trị một số bệnh lý liên quan đến tuyến giáp như viêm tuyến giáp, basedow,... Tuy nhiên, xét nghiệm này khá mới và xa lạ với nhiều người bệnh. Vậy xét nghiệm định lượng Anti - TPO là gì? Có ý nghĩa như thế nào, hãy cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu nhé!