Xét nghiệm Beta HCG (bHCG) và ý nghĩa trong chẩn đoán thai kỳ

Xuất bản: 2022-11-11

Bài viết được tham vấn y khoa bởi: Giám đốc Trung tâm Xét nghiệm Nguyễn Anh Tuấn

Beta HCG là xét nghiệm phổ biến được chỉ định với phụ nữ có dấu hiệu mang thai, giúp xác định chính xác cơ thể có đang mang thai hay chưa đồng thời theo dõi sự phát triển của thai nhi. Vậy xét nghiệm Beta HCG có ý nghĩa như thế nào, hãy cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu qua nội dung bên dưới nhé!

1. Xét nghiệm beta HCG là gì?

Thai nhi phát triển trong bụng mẹ sẽ được nhận các chất dinh dưỡng thông qua bánh nhau, truyền trực tiếp qua dây rốn. Bánh nhau đóng vai trò đảm nhiệm nhiệm vụ trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi. Ngoài ra, bánh nhau còn có tác dụng bài tiết một số loại hormone giúp điều hòa quá trình mang thai cho người mẹ.

HCG được tiết ra từ bánh nhau và được đánh giá là một loại hormone rất quan trọng trong thời kỳ mang thai. Bản chất của hormone này là peptid giúp ngăn ngừa quá trình rụng trứng và kích thích sự phát triển của những tế bào mầm. Kết quả xét nghiệm Beta HCG sẽ báo hiệu tử cung đã sẵn sàng làm tổ để trứng thụ tinh, giúp người bệnh xác định được bản thân đã mang thai hay chưa.

Ngoài ra, HCG còn được biết đến với vai trò đặc biệt hơn, đó là kích thích tiết ra hormone sinh dục. Quá trình này quyết định việc hình thành giới tính của thai nhi, đồng thời cũng gây ra hiện tượng ốm nghén ở người mẹ.

Về cấu tạo, người ta sẽ chia HCG dựa trên hai tiểu đơn vị là Alpha và Beta, đây là cơ sở để sử dụng định lượng cho nồng độ HCG. Trứng ở trong cơ thể người mẹ sau khi được thụ tinh sẽ làm cho nồng độ HCG tăng khá nhanh, nồng độ này sẽ đạt đỉnh ở tuần thứ 8 đến tuần thứ 10 của thai kỳ. Sau đó, nồng độ này sẽ giảm dần và có sự ổn định ở những tháng tiếp theo của thai kỳ.

Xét nghiệm Beta HCG là xét nghiệm được các bác sĩ chỉ định thực hiện trong giai đoạn người bệnh có dấu hiệu mang thai. Kết quả xét nghiệm không chỉ cho người phụ nữ biết chính xác bản thân mình có đang mang thai hay không mà còn giúp bác sĩ dễ dàng theo dõi sự phát triển của thai nhi.

2. Ý nghĩa Xét nghiệm định lượng beta HCG (bHCG)

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn - Giám đốc Trung tâm Alo Xét Nghiệm cho biết, xét nghiệm nồng độ beta HCG được chỉ định thực hiện nhằm chẩn đoán xem người phụ nữ đã mang thai chưa. Bên cạnh đó, việc thực hiện xét nghiệm này cũng được đánh giá là một cách để xác định những yếu tố quan trọng như:

2.1. Xác định số lượng thai

Kết quả xét nghiệm nồng độ beta HCG được các bác sĩ sử dụng để xác định người mẹ mang đơn thai hay đa thai, nếu nồng độ này tăng cao hơn so với tuổi thai thì rất có khả năng người phụ nữ mang đa thai. Để khẳng định chính xác khả năng này, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm xét nghiệm cận lâm sàng khác như siêu âm.

2.2. Xác định tuổi thai và theo dõi sự phát triển của thai nhi

Việc thực hiện xét nghiệm nồng độ Beta HCG cũng được sử dụng để xác định tuổi thai ở những tuần thai đầu tiên của thai kỳ. Nếu nồng độ hormone này quá thấp, người phụ nữ sẽ đối mặt với những nguy cơ có thể xảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung. Ngoài ra, xét nghiệm này cũng được sử dụng để tầm soát dị tật bẩm sinh trong giai đoạn thai kỳ.  

3. Khi nào nên thực hiện xét nghiệm beta HCG?

Cũng theo ông Tuấn, xét nghiệm Beta HCG được chỉ định trong những trường hợp sau: 

  • Xác định tình trạng mang thai ở cơ thể người phụ nữ.
  • Nghi ngờ mang thai ngoài tử cung với những biểu hiện bất thường hoặc nghi ngờ chửa trứng.
  • Kết hợp Beta HCG cùng một số xét nghiệm khác để xác định nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh của thai nhi.
  • Kiểm tra mầm bệnh ung thư do nguồn gốc của tinh trùng và trứng.

Để đảm bảo tính chính xác của kết quả xét nghiệm, bác sĩ cũng có thể chỉ định thêm một số các xét nghiệm liên quan khác.

4. Phương pháp xét nghiệm Beta HCG 

HCG là xét nghiệm được đánh giá là một trong những phương pháp đơn giản, dễ thực hiện hơn so với những phương pháp xét nghiệm khác. Bệnh phẩm được dùng để xét nghiệm có thể là bệnh phẩm máu hoặc nước tiểu của người được xét nghiệm.

4.1. Xét nghiệm HCG trên mẫu máu

Người được xét nghiệm sẽ được nhân viên y tế lấy mẫu theo quy trình và được chứa trong ống nghiệm có chất chống đông phù hợp. Trước khi vận chuyển về phòng xét nghiệm, bệnh phẩm phải có đầy đủ thông tin về người được xét nghiệm cũng như bảo quản đúng điều kiện chuẩn để tránh làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Sau khi được vận chuyển về phòng xét nghiệm, mẫu máu sẽ được kỹ thuật viên xét nghiệm ly tâm để tách huyết tương hoặc huyết thanh và được tiến hành trên máy xét nghiệm đạt tiêu chuẩn. Từ kết quả phân tích, bác sĩ sẽ trả kết quả cho người bệnh theo thông tin trùng khớp với thông tin ghi trên mẫu bệnh phẩm.

4.2. Xét nghiệm HCG trên mẫu nước tiểu

Bên cạnh việc sử dụng mẫu máu để thực hiện xét nghiệm, bác sĩ cũng có thể chỉ định người bệnh thực hiện xét nghiệm bằng cách sử dụng nước tiểu. Đặc biệt, nước tiểu được dùng để xét nghiệm phải là nước tiểu trong ngày để bảm bảo nồng độ HCG cao và chính xác nhất.

Khi tiến hành thực hiện xét nghiệm, người thực hiện sẽ lấy khoảng 60ml nước tiểu đã đạt tiêu chuẩn, sau đó đưa vào máy phân tích. Lưu ý, khi lấy nước tiểu không được chạm vào bộ phận sinh dục hoặc để dị vật rơi vào bên trong gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Tuy nhiên, xét nghiệm HCG thông thường sẽ được các bác sĩ khuyến cáo lấy máu để thực hiện giúp xác định chính xác kết quả, đồng thời có thể theo dõi được sự phát triển của thai nhi.

5. Ý nghĩa và cách đọc các chỉ số xét nghiệm HCG

Nồng độ HCG không chỉ giúp bác sĩ xác định người bệnh có đang mang hay không còn có ý nghĩa quan trọng trong việc theo dõi và đánh giá tình trạng sức khỏe của thai nhi. Nếu nồng độ này quá thấp hay quá cao cũng gây ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình mang thai.

5.1. Chỉ số HCG ở người bình thường

Nồng độ HCG trong máu: 

  • Nếu kết quả xét nghiệm HCG cho nồng độ dưới 5mIU/ml, chứng tỏ cơ thể người phụ nữ chưa mang thai.

Nồng độ HCG trong nước tiểu:

  • Xét nghiệm cho kết quả âm tính đối với nam giới.
  • Đối với phụ nữ không mang thai, xét nghiệm cũng cho kết quả âm tính.
  • Ở trường hợp phụ nữ đã mang thai, kết quả xét nghiệm là dương tính.

5.2. Chỉ số beta HCG tăng cao

Khi thực hiện xét nghiệm, nếu nồng độ beta HCG tăng cao hơn mức bình thường có thể sử dụng để xác định tình trạng thai và tuổi thai. Cụ thể, nồng độ Beta HCG tăng cao tùy thuộc vào tuổi thai như: 

  • Ở tuần thai thứ 1, nồng độ HCG dao động từ 5 - 50IU/L.
  • Ở tuần thai thứ 2, chỉ số dao động từ 50 - 500IU/L.
  • Ở tuần thai thứ 3, nồng độ tăng lên dao động từ 100 - 10,000 IU/L.
  • Khi thai được 4 tuần, nồng độ này dao động từ 1080 - 30,000 IU/l.
  • Bắt đầu từ tuần thai thứ 6 đến tuần thứ 8, HCG dao động từ 3500 - 115,000IU/L.
  • Đến tuần thai thứ 12, nồng độ HCG tăng cao và dao động 12,000 - 270,000IU/L.
  • Ở tuần thai thứ 13 - 16 tuần, HCG có chỉ số dao động từ 200,000 IU/L trở lên.

Kết quả xét nghiệm HCG trên 25mIU/ml, điều này chứng tỏ người được làm xét nghiệm đã mang thai. Tuy nhiên, nếu kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ này dao động trong khoảng từ 5mIU/ml thì khi đó, bác sĩ cần chỉ định thêm một số xét nghiệm khách để tìm ra nguyên nhân làm cho nồng độ này tăng cao. 

Đặc biệt, Beta HCG không tự sinh ra trong cơ thể người bình thường mà nó chỉ xuất hiện khi trứng đã được thụ tinh trong tử cung của người phụ nữ và cho biết chính xác người đó đã mang thai. Sau khi rụng trứng khoảng 8 - 9 ngày, người bệnh có thể thực hiện xét nghiệm này để đánh giá chính xác tình trạng mang thai.

Kết quả xét nghiệm Beta HCG được các bác sĩ đánh giá có giá trị cao hơn nhiều so với tuổi thai thường gặp ở một số phụ nữ đa thai hay chữa chứng. Đối với phụ nữ đang gặp các vấn đề về những bệnh lý tế bào nuôi hay tính nhầm ngày thụ thai khiến nồng độ này cao hơn bình thường so với tuổi thai.

5.3. Chỉ số Beta HCG giảm

Nồng độ này thấp hơn nhiều so với tuổi thai thường gặp ở những người có tình trạng sảy thai, phôi hỏng hoặc mang thai ngoài tử cung. Tuy nhiên, cũng có trường hợp do nhớ nhầm ngày thụ thai.

6. Những điều cần lưu ý khi thực hiện xét nghiệm beta HCG

Nồng độ Beta HCG trả kết quả chính xác trong một khoảng thời gian nhất định và để xác định tình trạng phát triển của thai nhi, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phương pháp siêu âm. Thông thường, nếu lần đầu bạn thực hiện xét nghiệm này mà nồng độ cho kết quả bình thường, bạn sẽ được yêu cầu xét nghiệm lần tiếp theo vào những ngày sau để chẩn đoán và kiểm tra chính xác. Lưu ý, xét nghiệm chỉ xác định cơ thể bạn có đang mang thai hay không và chẩn đoán tuổi thai, không xác định giới tính hay cân nặng của thai nhi.

Nồng độ Beta HCG hoàn toàn khác nhau tùy thuộc vào từng cơ địa của thai phụ. Nếu chỉ dựa vào kết quả xét nghiệm sẽ không thể khẳng định chính xác tình trạng phát triển của thai nhi mà cần phải kết hợp nhiều phương pháp khác.

Để đảm bảo kết quả nồng độ Beta HCG chính xác nhất, cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

  • Thực hiện xét nghiệm đúng thời gian quy định, không nên quá sớm hay quá muộn.
  • Thực hiện xét nghiệm cần phải kết hợp thêm với việc sàng lọc và chẩn đoán khác để mang lại hiệu quả tốt nhất. 
  • Nếu muốn kết quả xét nghiệm có hiệu quả tốt nhất, cần phải thực hiện kết hợp cùng một số xét nghiệm sàng lọc và chẩn đoán khác.
  • Nên tiến hành lấy mẫu xét nghiệm vào thời điểm sáng sớm để đảm bảo cho kết quả chính xác nhất.

Việc thực hiện xét nghiệm Beta HCG cực kỳ an toàn nên bạn không cần quá lo lắng, xét nghiệm không ảnh hưởng đến sự phát triển trí não hay sức khỏe của thai nhi.

Xét nghiệm Beta HCG là một xét nghiệm được đánh giá có nhiều ý nghĩa trong thai kỳ, việc hiểu rõ ý nghĩa của xét nghiệm có thể giúp thai phụ có nhiều kiến thức hữu ích để chăm sóc sức khỏe cho cả bản thân và em bé. Tuy nhiên, để đảm bảo kết quả chính xác, thai phụ nên tìm hiểu các địa chỉ uy tín và tham khảo ý kiến bác sĩ để có được lời khuyên chính xác và kịp thời.

Để làm xét nghiệm Beta HCG, bạn có thể liên hệ đến Hệ thống y tế Alo Xét Nghiệm. Đây là hệ thống phòng khám chuyên khoa về xét nghiệm với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm và hệ thống phòng lab được trang bị máy móc hiện đại, tiên tiến đạt tiêu chuẩn y khoa.

Một số câu hỏi thường gặp về xét nghiệm định lượng Beta hCG

Xét nghiệm Beta HCG giá bao nhiêu?

+

Xét nghiệm beta HCG ở đâu tại Hà Nội nhanh, chính xác?

+

Xét nghiệm beta HCG bao lâu thì có kết quả?

+

Xét nghiệm beta HCG âm tính nhưng vẫn có thai là sao?

+

Xét nghiệm beta HCG vào thời điểm nào trong ngày?

+

Tác giả: Khôi Nguyên

Đăng ký tư vấn

Tại sao nên chọn phòng khám Alo Xét Nghiệm

Chuyên sâu về tầm soát ung thư - Gen - Di truyền
Đội ngũ cố vấn là tiến sĩ, bác sĩ đầu ngành
Trang thiết bị Y tế hiện đại
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà nhanh chóng
Chi phí xét nghiệm hợp lý
Tư vấn và trả kết quả qua SMS, E-mail

Xét nghiệm định lượng Ferritin đánh giá rối loạn chuyển hóa sắt

Xét nghiệm Ferritin định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe và đánh giá rối loạn chuyển hóa sắt trong cơ thể. Vậy, xét nghiệm định lượng Ferritin để làm gì, có ý nghĩa như thế nào? Cùng Alo Xét Nghiệm tham khảo nội dung qua chia sẻ bên dưới!

Xét nghiệm định lượng TG và ý nghĩa trong chẩn đoán các bệnh lý tuyến giáp

TG được tổng hợp từ các tế bào nang của tuyến giáp sau đó cùng với các hormone tuyến giáp giải phóng vào máu. Xét nghiệm định lượng TG được coi như một dấu ấn ung thư phục vụ cho chẩn đoán và điều trị ung thư tuyến giáp. Vậy chỉ số TG trong máu thay đổi bất thường có ý nghĩa như thế nào, hãy cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu qua chia sẻ dưới đây.

Định lượng Anti-Tg (Anti thyroglobulin)

Ung thư tuyến giáp là bệnh phổ biến nhất trong các loại ung thư của hệ nội tiết. Xét nghiệm Anti - TG thường được chỉ định kết hợp với xét nghiệm TG nhằm theo dõi và điều trị ung thư tuyến giáp. Vậy xét nghiệm Anti - TG là gì và có vai trò quan trọng như thế nào, hãy cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu ngay nhé

Anti phospholipid IgG/IgM

Biểu hiện lâm sàng của hội chứng Anti-phospholipid rất đa dạng, có thể gặp tổn thương ở nhiều cơ quan với biểu hiện chính là tắc mạch, thiếu máu cục bộ hoặc nhồi máu ở các tổ chức và các biến chứng thai nghén.

Xét nghiệm định lượng Anti TPO - Anti thyroid peroxydase

Xét nghiệm Anti - TPO có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán, theo dõi và điều trị một số bệnh lý liên quan đến tuyến giáp như viêm tuyến giáp, basedow,... Tuy nhiên, xét nghiệm này khá mới và xa lạ với nhiều người bệnh. Vậy xét nghiệm định lượng Anti - TPO là gì? Có ý nghĩa như thế nào, hãy cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu nhé!