Xét nghiệm định lượng TG và ý nghĩa trong chẩn đoán các bệnh lý tuyến giáp

Xuất bản: 2022-09-15

Bài viết được tham vấn y khoa bởi: Giám đốc Trung tâm Xét nghiệm Nguyễn Anh Tuấn

TG được tổng hợp từ các tế bào nang của tuyến giáp sau đó cùng với các hormone tuyến giáp giải phóng vào máu. Xét nghiệm định lượng TG được coi như một dấu ấn ung thư phục vụ cho chẩn đoán và điều trị ung thư tuyến giáp. Vậy chỉ số TG trong máu thay đổi bất thường có ý nghĩa như thế nào, hãy cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu qua chia sẻ dưới đây.

1. Xét nghiệm TG (Thyroglobulin) là gì?

TG  hay Thyroglobulin là một glycoprotein chứa iod đồng thời là thành phần chính có trong chất keo của nang giáp, chúng được bài tiết vào khoang của các nang tuyến giáp và một phần nhỏ còn lại được giải phóng vào huyết thanh. Tuy nhiên, TG chỉ tổng hợp từ các tế bào nang tuyến giáp bình thường hoặc các tế bào ung thư nên nồng độ TG có trong huyết thanh sẽ tăng khi ung thư tuyến giáp hoặc ung thư tuyến giáp thể biệt hóa.

Theo Ông Nguyễn Anh Tuấn - Giám đốc Trung tâm Xét nghiệm Alo Xét Nghiệm cho biết, xét nghiệm định lượng TG giúp phát hiện nồng độ bất thường của TG có trong huyết thanh của cơ thể. Qua đó, có ý nghĩa quan trọng cho việc chẩn đoán và điều trị ung thư hoặc một số bệnh lý tuyến giáp khác. Ngoài ra, TG còn được chỉ định để theo dõi mức độ tái phát của người bệnh sau quá trình điều trị.

2. Xét nghiệm Tg được chỉ định khi nào?

2.1. Trong chẩn đoán các bệnh lý tuyến giáp

Xét nghiệm TG được sử dụng để chẩn đoán hai thể đó là thể nang và thể nhú trong ung thư tuyến giáp.

  • Thể nang: Là ung thư tế bào biểu mô thể nang, bao gồm biến thể của tế bào Hurthle, chiếm khoảng 10% trong ung thư tuyến giáp. Ung thư thể nang này xuất hiện phổ biến hơn ở những người cao tuổi hoặc ở những vùng thiếu iốt. Tuy nhiên, ung thư thể này ác tính hơn ung thư thể nhú.
  • Thể nhú: Ung thư thể này là trường hợp khối u phát triển lan ra khỏi mô tuyến giáp bình thường. Thể này là dạng phổ biến nhất của ung thư tuyến giáp và tiến triển khá chậm, tuy nhiên chỉ phát triển ở một thùy của tuyến giáp. Bệnh thường gặp chủ yếu ở nữ giới trẻ tuổi và trong độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi.

Cũng theo ông Tuấn, xét nghiệm TG này thường sẽ được chỉ định kết hợp với xét nghiệm TSH (đây là một loại hormone kích thích tuyến giáp) trước khi bắt đầu quá trình điều trị ung thư tuyến giáp. Xét nghiệm này được thực hiện với mục đích nhằm kiểm tra TG có tồn tại trong huyết thanh hay không. Nếu có thì việc xét nghiệm để đánh giá quá trình điều trị bệnh phải được thực hiện định kỳ.

Xét nghiệm này được sử dụng để xác định nguyên nhân hình thành nên bệnh cường giáp đồng thời cũng theo dõi quá trình và hiệu quả điều trị bệnh Basedow bằng thuốc kháng giáp trạng. Ngoài ra, có thể kết hợp xét nghiệm TG, Anti - TG và Anti TPO để xác định bệnh suy giáp có phải do các tự kháng thể tuyến giáp gây ra hay không.

Bên cạnh đó, xét nghiệm này cũng được chỉ định nhằm tìm ra nguyên nhân suy giáp bẩm sinh ở trẻ em. Đối với những bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp, bác sĩ thường sẽ chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng khác như MRI, xạ hình tuyến giáp, CT,...

2.2. Trong điều trị và theo dõi ung thư tuyến giáp tái phát

Xét nghiệm TG được chỉ định trước và sau phẫu thuật nhằm đánh giá mức độ hiệu quả của quá trình điều trị bệnh. Thông qua kết quả xét nghiệm, có thể giúp các bác sĩ xác định chính xác ca phẫu thuật đã hoàn toàn loại bỏ được hết khối u hay chưa. Ngoài ra, để theo dõi mức độ tái phát của khối u, bác sĩ sẽ kết hợp chỉ định TG và Anti - TG.

Một số trường hợp bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp nhưng bệnh diễn biến phức tạp và nồng độ TG có trong huyết thanh giảm thấp nhưng xét nghiệm nồng độ Anti - TG dương tính thì khi đó cần kích thích nồng độ TG bằng TSH (hormone kích thích tuyến giáp) để dễ dàng phát hiện mức độ tái phát của bệnh. 

3. Ý nghĩa của chỉ số xét nghiệm TG khi tăng cao hoặc giảm đi

Giá trị của chỉ số TG ở người bình thường là 0,2 - 50 ng/mL nhưng giá trị này có thể bị thay đổi tùy thuộc vào điều kiện của phòng xét nghiệm. Sau khi sinh 48 giờ, nồng độ TG có trong cơ thể đạt 36 - 38 ng/mL. Tuy nhiên, chỉ có 9% ở người bình thường có giá trị TG thấp dưới 10 ng/mL.

Ngoài ra, giá trị bình thường của xét nghiệm Anti-TG ở mọi độ tuổi là dưới 4 IU/mL.

Nồng độ TG có thể tăng hoặc giảm trong các trường hợp sau:

3.1. Nồng độ TG tăng

Giá trị TG tăng lên thể hiện:

  • Ung thư đã đến giai đoạn di căn hoặc các thể ung thư biệt hóa chưa được thực hiện điều trị. Nhưng ở các thể ung thư không biệt hóa, thể tủy và một số thể hiếm gặp khác thì nồng độ TG không tăng.
  • Ở giai đoạn hậu phẫu, TG có độ nhạy cao nhất khi kích thước khối u nhỏ hơn 2cm và nồng độ TG trước khi thực hiện phẫu thuật rất cao. Bên cạnh đó, nồng độ TG của bệnh nhân trước khi phẫu thuật nằm trong giới hạn bình thường thì tuyệt đối không lấy kết quả xét nghiệm để đánh giá hiệu quả của quá trình điều trị bệnh.
  • Sau phẫu thuật hoặc hóa trị liệu lượng TG sẽ tăng lên nếu có tình trạng tái phát bệnh. Trong 10 năm đầu tiên sau điều trị có đến hơn 10% bệnh nhân tái phát và tỷ lệ này giảm còn 5% ở những năm tiếp theo.
  • TG có thể tăng ở một số bệnh tuyến giáp lành tính như sau: Basedow, u hạch lành tính, u giáp lành tính, viêm tuyến giáp cấp,...

3.2. Lượng TG giảm

Lượng TG có thể giảm ở một số trường hợp sau:

  • Hiện tượng suy giáp do bướu cổ của trẻ em.
  • Nhiễm độc tuyến giáp nhân tạo.

4. Một vài điều nên lưu ý khi thực hiện xét nghiệm TG

Mặc dù, xét nghiệm TG giúp bác sĩ có nhiều cơ sở để tìm ra nguyên nhân và chẩn đoán bệnh nhưng đây không phải là cách để sàng lọc bệnh nhân. Thực tế, ngoài các nguyên nhân liên quan đến những vấn đề về tuyến giáp thì chỉ số TG còn có thể thay đổi do một vài tác nhân khác. Bên cạnh đó, kiểm tra chỉ số TG cũng chỉ là phương pháp hỗ trợ chứ không phải là yếu tố quyết định trong chẩn đoán bệnh ung thư tuyến giáp.

Thông thường, khi tiến hành kiểm tra chỉ số TG bệnh nhân sẽ được thực hiện xét nghiệm Anti TG để đảm bảo kết quả chẩn đoán được chính xác. Ngoài ra, những trường hợp phát hiện ung thư tuyến giáp sớm vẫn có khả năng điều trị thành công khá cao. Do đó, việc xét nghiệm định lượng nồng độ TG có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc chẩn đoán những vấn đề sức khỏe liên quan đến tuyến giáp.

Nếu có vấn đề thắc mắc về xét nghiệm hay các vấn đề về xét nghiệm TG, hãy liên hệ với Alo Xét Nghiệm qua hotline 1900 989 993 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.

 

5. Một số câu hỏi liên quan đến xét nghiệm TG

5.1. Chỉ số TG bình thường là bao nhiêu?

+

5.2. Xét nghiệm Tg có đủ cơ sở chẩn đoán ung thư tuyến giáp không?

+

5.3. Xét nghiệm TG có đắt không? Bao nhiêu lâu có kết quả?

+

Tác giả: Khôi Nguyên

Đăng ký tư vấn

Tại sao nên chọn phòng khám Alo Xét Nghiệm

Chuyên sâu về tầm soát ung thư - Gen - Di truyền
Đội ngũ cố vấn là tiến sĩ, bác sĩ đầu ngành
Trang thiết bị Y tế hiện đại
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà nhanh chóng
Chi phí xét nghiệm hợp lý
Tư vấn và trả kết quả qua SMS, E-mail

Xét nghiệm định lượng Ferritin đánh giá rối loạn chuyển hóa sắt

Xét nghiệm Ferritin định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe và đánh giá rối loạn chuyển hóa sắt trong cơ thể. Vậy, xét nghiệm định lượng Ferritin để làm gì, có ý nghĩa như thế nào? Cùng Alo Xét Nghiệm tham khảo nội dung qua chia sẻ bên dưới!

Xét nghiệm định lượng TG và ý nghĩa trong chẩn đoán các bệnh lý tuyến giáp

TG được tổng hợp từ các tế bào nang của tuyến giáp sau đó cùng với các hormone tuyến giáp giải phóng vào máu. Xét nghiệm định lượng TG được coi như một dấu ấn ung thư phục vụ cho chẩn đoán và điều trị ung thư tuyến giáp. Vậy chỉ số TG trong máu thay đổi bất thường có ý nghĩa như thế nào, hãy cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu qua chia sẻ dưới đây.

Định lượng Anti-Tg (Anti thyroglobulin)

Ung thư tuyến giáp là bệnh phổ biến nhất trong các loại ung thư của hệ nội tiết. Xét nghiệm Anti - TG thường được chỉ định kết hợp với xét nghiệm TG nhằm theo dõi và điều trị ung thư tuyến giáp. Vậy xét nghiệm Anti - TG là gì và có vai trò quan trọng như thế nào, hãy cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu ngay nhé

Anti phospholipid IgG/IgM

Biểu hiện lâm sàng của hội chứng Anti-phospholipid rất đa dạng, có thể gặp tổn thương ở nhiều cơ quan với biểu hiện chính là tắc mạch, thiếu máu cục bộ hoặc nhồi máu ở các tổ chức và các biến chứng thai nghén.

Xét nghiệm định lượng Anti TPO - Anti thyroid peroxydase

Xét nghiệm Anti - TPO có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán, theo dõi và điều trị một số bệnh lý liên quan đến tuyến giáp như viêm tuyến giáp, basedow,... Tuy nhiên, xét nghiệm này khá mới và xa lạ với nhiều người bệnh. Vậy xét nghiệm định lượng Anti - TPO là gì? Có ý nghĩa như thế nào, hãy cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu nhé!