Xét nghiệm định lượng Ferritin đánh giá rối loạn chuyển hóa sắt

Xuất bản: 2021-12-15

Bài viết được tham vấn y khoa bởi: Bác sĩ - CK I Vũ Văn Nhiên

Xét nghiệm Ferritin định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe và đánh giá rối loạn chuyển hóa sắt trong cơ thể. Vậy, xét nghiệm định lượng Ferritin để làm gì, có ý nghĩa như thế nào? Cùng Alo Xét Nghiệm tham khảo nội dung qua chia sẻ bên dưới!

1. Xét nghiệm định lượng Ferritin là gì?

Theo Bác sĩ Vũ Văn Nhiên chia sẻ, Ferritin có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể con người. Bởi vì, Ferritin là một dạng protein hoạt động trong các tế bào máu, chúng có liên quan đến các tổ chức dự trữ sắt ở khắp cơ thể. Các protein có mặt tại gan, lá lách, tuỷ và một phần còn lại xuất hiện trong huyết thanh của máu.

Do vậy, việc xét nghiệm Ferritin chính là việc kiểm tra đánh giá lượng sắt dự trữ đang có trong cơ thể bệnh nhân. Định lượng ferritin huyết thanh thường được sử dụng để chẩn đoán khi nghi ngờ bệnh nhân bị thiếu sắt, thừa sắt hoặc hội chứng quy định cần thực hiện xét nghiệm, như thiếu máu (hồng cầu thấp), tay chân bồn chồn hay các bệnh lý di truyền khác.

Cũng theo Bác sĩ Nhiên, việc thực hiện xét nghiệm Ferritin không gây ảnh hưởng đến cơ thể nên mọi người có thể thực hiện xét nghiệm này trong kiểm tra sức khoẻ định kỳ.

Ngoài ra, để có chẩn đoán chính xác hơn, thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp xét nghiệm Ferritin với một số xét nghiệm thường quy khác, như đo huyết sắc tố, lượng hồng cầu và kiểm tra Gen HFE hoặc mức độ Transferrin nếu cần thiết.

2. Thực hiện xét nghiệm định lượng Ferritin khi nào?

Để chẩn đoán tình trạng thiếu máu thiếu sắt, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm Ferritin. Nếu kết quả xét nghiệm chỉ ra lượng protein mang oxy trong tế bào hồng cầu hoặc tế bào hematocrit thấp, thì xét nghiệm này được sử dụng để khẳng định cho chẩn đoán.

Xét nghiệm Ferritin được kết hợp với một số xét nghiệm kiểm tra tổng hợp sắt cùng thử nghiệm Transferrin nhằm cung cấp thông tin về tình trạng sắt trong cơ thể. Ngoài ra, xét nghiệm này cũng được thực hiện khi cơ thể xuất hiện một số triệu chứng của tình trạng giảm Ferritin trong máu như:  

  • Đau đầu dai dẳng, chóng mặt không rõ nguyên nhân.
  • Suy nhược cơ thể: đây là triệu chứng mệt mỏi toàn thân, lo âu, mệt mỏi, kém tập trung.
  • Ù tai, khó thở
  • Cáu gắt.

Bên cạnh đó, khi dư thừa Ferritin người bệnh thường có những biểu hiện:

  • Cảm giác đau vùng ngực, nhịp tim nhanh.
  • Đau bụng thường xuyên.
  • Đau mỏi các khớp.
  • Suy nhược cơ thể và mệt mỏi không rõ nguyên nhân.

3. Kết quả xét nghiệm Ferritin tăng, giảm cho biết bệnh gì?

Chỉ số bình thường của Ferritin trong máu sẽ nằm trong khoảng: 

  • Đối với nam giới: Từ 24 - 336 ng/ml hoặc từ 24 - 336 μg/l
  • Đối với nữ giới: Từ 11 - 307 ng/ml hoặc từ 11 - 307 μg/l.

3.1. Nồng độ Ferritin trong máu tăng

Trong một số các bệnh lý viêm, bệnh lý về gan hoặc ung thư thì nồng độ Ferritin trong máu tăng cao, ví dụ như: 

  • Viêm đa khớp dạng thấp: Bệnh lý mạn tính gây ra bởi tình trạng rối loạn tự miễn trong cơ thể, tình trạng này xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm lên các mô trong cơ thể. 
  • Bệnh cường giáp: Là bệnh gây ra bởi sự tăng tiết hormone tuyến giáp.
  • Đái tháo đường type 2: Đây là một rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, bệnh tăng glucose huyết do những khiếm khuyết về tiết insulin hay tác động của insulin hoặc cả hai. 
  • Bệnh bạch cầu: Là một bệnh ung thư máu, chúng bao gồm cả tủy xương và hệ bạch huyết. Bệnh xuất phát từ sự sản sinh quá mức các tế bào bạch cầu bất thường của tủy xương. 
  • U lympho Hodgkin: Bệnh ung thư hạch bạch huyết, thuộc hệ thống miễn dịch của cơ thể con người.  
  • Nhiễm độc sắt: Trường hợp này xảy ra khi người bệnh uống quá nhiều thuốc hoặc các loại vitamin có chứa sắt. 
  • Bệnh nhân thường xuyên phải truyền máu.
  • Bệnh lý viêm gan: Là tình trạng các tế bào gan bị tổn thương và viêm nhiễm, có thể gây suy giảm chức năng gan, dần dần hình thành xơ gan hoặc thậm chí có thể gây ung thư gan và tới tử vong.

3.2. Nồng độ Ferritin trong máu giảm

Khi thực hiện xét nghiệm, nếu kết quả cho thấy nồng độ Ferritin trong máu giảm sẽ chẩn đoán một số nguyên nhân sau:

  • Chế độ ăn hàng ngày không đáp ứng đủ nhu cầu sắt.
  • Xuất hiện tình trạng thiếu máu.
  • Mất máu nhiều trong một chu kỳ kinh nguyệt.
  • Rối loạn hấp thụ trong ruột non.
  • Trường hợp chấn thương chảy máu, mất máu bên ngoài hoặc bên trong cơ thể.

Khi xuất hiện những dấu hiệu nghi ngờ người bệnh có rối loạn chuyển hóa sắt, người bệnh phải tiến hành xét nghiệm để kiểm tra, nhằm đánh giá đúng tình trạng sức khỏe và tìm ra nguyên nhân giúp bác sĩ có những phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả.

4. Phải làm gì khi kết quả xét nghiệm ferritin cao?

Cũng theo Bác sĩ Nhiên, khi kết quả xét nghiệm ferritin cao hơn so với giá trị bình thường, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp thực hiện thêm một số xét nghiệm khác để phục vụ cho việc tìm ra các nguyên nhân cơ và có phác đồ điều trị chính xác nhất.

4.1. Đối với bệnh thừa sắt di truyền

Đối với người bệnh do di truyền, phương pháp điều trị có thể là chích máu tĩnh mạch lấy bớt máu ra khỏi cơ thể. Trong tuần đầu tiên, bệnh nhân được lấy 1 - 2 lần và khoảng 470ml máu. Sau khi nồng độ sắt dần ổn định trở lại, việc lấy máu sẽ được tiến hành thường xuyên hơn hoặc có thể không phải truyền thải sắt nữa. Lượng máu và tần suất được loại bỏ tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe và nồng độ ferritin của mỗi người bệnh mà sẽ có sự khác nhau. Ngoài ra, người bệnh phải điều trị liên tục để duy trì ổn định nồng độ ferritin trong cơ thể.

4.2. Các nguyên nhân khác

Ngoài yếu tố di truyền thì cũng có nhiều nguyên nhân khác làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, khiến nồng độ ferritin tăng cao. Chính vì thế, các bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu điều trị bổ sung như thuốc thải sắt đối với những người bệnh truyền từ 10 - 20 đơn vị máu hoặc người mắc bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) có nồng độ ferritin trong huyết thanh > 1000ng/ml. Bên cạnh đó, có thể kết hợp các thuốc có tác dụng ngăn ngừa một số bệnh lý như bệnh gan hay tiểu đường.

5. Địa chỉ xét nghiệm định lượng Ferritin uy tín

Khi bạn và người thân có những dấu hiệu nghi ngờ bị rối loạn chuyển hóa sắt thì cần được làm xét nghiệm định lượng Ferritin để có thể đánh giá đúng tình trạng bệnh và tìm ra nguyên nhân cũng như những biện pháp điều trị phù hợp.

Với đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại, Alo Xét Nghiệm là địa chỉ được nhiều khách hàng tin cậy xét nghiệm định lượng ferritin và các xét nghiệm sinh hóa, miễn dịch khác như kiểm tra chức năng gan -  thận, tầm soát ung thư, sàng lọc trước sinh,... Bên cạnh đó, cơ sở triển khai dịch vụ lấy mẫu tại nhà giúp khách hàng thêm thuận tiện, không cần mất thời gian đi lại, chờ đợi.

Để đặt lịch tư vấn và xét nghiệm, Qúy khách hàng có thể liên hệ gọi điện trực tiếp đến tổng đài 1900 989 993 để được các bác sĩ tư vấn và đội ngũ kỹ thuật viên của Alo Xét Nghiệm lấy mẫu trực tiếp tận nhà, luôn sẵn lòng chăm sóc sức khỏe cho bạn và gia đình!

6. Một số câu hỏi thường gặp liên quan xét nghiệm ferritin

6.1. Xét nghiệm định lượng ferritin vào lúc nào trong ngày thì tốt?

+

6.2. Chỉ số Ferritin tăng cao thì nên kiêng ăn gì?

+

6.3. Chi phí xét nghiệm định lượng Ferritin có đắt không, bao lâu có kết quả

+

Tác giả: Khôi Nguyên

Đăng ký tư vấn

Tại sao nên chọn phòng khám Alo Xét Nghiệm

Chuyên sâu về tầm soát ung thư - Gen - Di truyền
Đội ngũ cố vấn là tiến sĩ, bác sĩ đầu ngành
Trang thiết bị Y tế hiện đại
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà nhanh chóng
Chi phí xét nghiệm hợp lý
Tư vấn và trả kết quả qua SMS, E-mail

Xét nghiệm định lượng Ferritin đánh giá rối loạn chuyển hóa sắt

Xét nghiệm Ferritin định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe và đánh giá rối loạn chuyển hóa sắt trong cơ thể. Vậy, xét nghiệm định lượng Ferritin để làm gì, có ý nghĩa như thế nào? Cùng Alo Xét Nghiệm tham khảo nội dung qua chia sẻ bên dưới!

Xét nghiệm định lượng TG và ý nghĩa trong chẩn đoán các bệnh lý tuyến giáp

TG được tổng hợp từ các tế bào nang của tuyến giáp sau đó cùng với các hormone tuyến giáp giải phóng vào máu. Xét nghiệm định lượng TG được coi như một dấu ấn ung thư phục vụ cho chẩn đoán và điều trị ung thư tuyến giáp. Vậy chỉ số TG trong máu thay đổi bất thường có ý nghĩa như thế nào, hãy cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu qua chia sẻ dưới đây.

Định lượng Anti-Tg (Anti thyroglobulin)

Ung thư tuyến giáp là bệnh phổ biến nhất trong các loại ung thư của hệ nội tiết. Xét nghiệm Anti - TG thường được chỉ định kết hợp với xét nghiệm TG nhằm theo dõi và điều trị ung thư tuyến giáp. Vậy xét nghiệm Anti - TG là gì và có vai trò quan trọng như thế nào, hãy cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu ngay nhé

Anti phospholipid IgG/IgM

Biểu hiện lâm sàng của hội chứng Anti-phospholipid rất đa dạng, có thể gặp tổn thương ở nhiều cơ quan với biểu hiện chính là tắc mạch, thiếu máu cục bộ hoặc nhồi máu ở các tổ chức và các biến chứng thai nghén.

Xét nghiệm định lượng Anti TPO - Anti thyroid peroxydase

Xét nghiệm Anti - TPO có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán, theo dõi và điều trị một số bệnh lý liên quan đến tuyến giáp như viêm tuyến giáp, basedow,... Tuy nhiên, xét nghiệm này khá mới và xa lạ với nhiều người bệnh. Vậy xét nghiệm định lượng Anti - TPO là gì? Có ý nghĩa như thế nào, hãy cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu nhé!