Xét nghiệm IRN là gì?
Xét nghiệm INR là thủ thuật y tế dùng để đánh giá khả năng đông máu của người bệnh.INR là viết tắt của International Normalized Ratio - xét nghiệm đánh giá mức độ hình thành các cục máu đông.
Chỉ số INR (International Normalized Ratio) được xem là tiêu chuẩn quốc tế của kết quả xét nghiệm trên, bất kể quy trình thực hiện bằng cách nào.
Bệnh nhân trước khi tiến hành phẫu thuật hoặc một thủ thuật quan trọng nào nó sẽ được bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm này. Độ thành công của ca phẫu thuật bị ảnh hưởng rất lớn bởi tốc độ đông máu. Dựa vào kết quả xét nghiệm, các bác sĩ sẽ phải xem xét lại và có thể điều trị rồi mới tiến hành phẫu thuật nếu chỉ số này nằm ngoài ngưỡng tiêu chuẩn bình thường.
Thực hiện xét nghiệm INR như thế nào?
Xét nghiệm INR thông thường sẽ luôn được tiến hành song song cùng với xét nghiệm PT (Prothrombin time-xét nghiệm kiểm tra quá trình đông máu) và tiến hành cùng lúc với xét nghiệm PTT (Partial Thromboplastin Time – xét nghiệm đông máu từng phần).
Khi người bệnh đang sử dùng thuốc chống đông máu warfarin thì xét nghiệm PT/INR được tiến hành định kỳ để có thể kiểm tra quá trình đông máu của người này.
Tần suất kiểm tra INR:
Kiểm tra lần 1: được thực hiện trong vòng 48tiếng +/- 12 tiếng sau khi uống liều thuốc đầu tiên. Kiểm tra này nhằm xác định độ nhạy cảm quá mức của từng cơ địa bệnh nhân với từng loại thuốc. Trường hợp kết quả INR>2 thì phải giảm thuốc do mức độ nhạy cảm cao.
Kiểm tra lần 2: theo kết quả của INR lần đầu, mà thời gian kiểm tra lần 2 có thể khác nhau, thực hiện sau 3-6 ngày nhằm xác định hiệu lực chống đông của thuốc.
Kiểm tra các lần sau: được thực hiện mỗi 2-4 ngày cho đến khi có được chỉ số INR ổn định.
Khi đã có được chỉ số INR ổn định thì tiến hành kiểm tra lại theo tuần để đạt được chỉ số INR cân bằng.
Đối với trường hợp liều thuốc sử dụng thay đổi thì phải thực hiện kiểm tra mỗi 2 – 4 ngày và lặp lại cho đến khi INR ổn định.
Lưu ý khi xét nghiệm INR
Để kết quả xét nghiệm không bị ảnh hưởng, cần lưu ý các yếu tố sau:
- Đối với người bệnh có sử dụng thuốc warfarin, kiểm tra chỉ số INR không nhất thiết phải thực hiện cùng một thời điểm trong ngày (ví dụ sáng nay bạn kiểm tra lúc 10 giờ sáng, thì 2 ngày sau bạn không nhất thiết phải kiểm tra INR vào lúc 10 giờ sáng). Tuy nhiên, thuốc mà người bệnh sử dụng thì phải uống vào cùng một thời điểm trong ngày.
- Có thể kết quả INR có thay đổi biến động đôi khi do một trong các nguyên nhân sau. Ngoài ra kỹ thuật lấy máu xét nghiệm cũng có khả năng làm thay đổi kết quả xét nghiệm INR.
- Rượu, bia, thuốc lá, các chất kích thích có thể ảnh hưởng đến chỉ số INR
- Thuốc kháng sinh có thể có tác dụng làm tăng chỉ số PT/INR
- Thuốc an thần, thuốc tránh thai, vitamin k… có tác dụng làm giảm chỉ số PT/INR
- Một số thực phẩm như thịt bò, gan lợn, trà xanh, bông cải xanh, đậu tương, củ cải,… có tác dụng thay đổi kết quả PT / INR.