Bệnh Lao Xương: Nguyên nhân, dấu hiệu, biến chứng và phương pháp điều trị

Xuất bản: 2022-10-24

Bài viết được tham vấn y khoa bởi: Bác sĩ CKII Trần Nguyên Trung

Lao xương là bệnh lao thứ phát, thường do trực khuẩn lao từ phổi hoặc hạch, đi vào máu tới xương. Lao xương thường xuất hiện ở các xương xốp như: thân đốt sống, xương tụ cốt bàn tay và bàn chân.

1.  Thế nào là bệnh lao xương?

Bệnh lao xương là một bệnh toàn thân và có biểu hiện tổn thương lao khu trú ở xương. Lao xương là bệnh lao thứ phát, thường do trực khuẩn lao từ phổi hoặc hạch, đi vào máu tới xương. Lao xương thường xuất hiện ở các xương xốp như: thân đốt sống, xương tụ cốt bàn tay và bàn chân.

Bệnh xuất hiện là do trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis làm nhiễm khuẩn hệ thống xương khớp. Những bệnh nhân thường không mắc bệnh ngay từ đầu mà nó sẽ phát bệnh sau phát bệnh lao phổi trước đó. Bởi vi khuẩn lao có thể di chuyển theo nhiều con đường khác nhau, ví dụ như máu hoặc bạch huyết đến một vị trí bất kỳ ở xương. Rồi sau đó khiến bệnh phát triển. 

Vi khuẩn lao thường trú ngụ ở một vị trí nào đó cố định như cột sốt, khớp xương gối. Hiếm khi xuất hiện cùng lúc ở nhiều vị trí nhưng nếu có thì đây là trường hợp được gọi là lao xương đa ổ. 

Theo thống kê thì tỷ lệ những người bệnh bị lao ở phần xương cột sống chiếm 60 - 70%. Lao phần  xương khớp gối chiếm 10 - 15%. Hiếm gặp hơn chút là lao khớp cổ chân và khớp bàn chân chiếm tỷ lệ dao động từ 5 - 10%.

2. Những nguyên nhân nào gây bệnh lao xương?

Vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis là nguyên nhân chính. Bạn có thể bị lây nhiễm vi khuẩn lao từ môi trường hoặc từ một bệnh nhân mắc bệnh lao. Khi vi khuẩn xâm nhập được vào hệ thống đường hô hấp để đến phổi và nó sẽ gây nên bệnh lao nếu như hệ miễn dịch của cơ thể bạn kém.

Bệnh lao xương cũng thường lây truyền từ người này sang người khác qua đường không khí. Sau khi bị nhiễm khuẩn lao, bệnh lây truyền qua đường máu và lan từ phổi, các hạch bạch huyết đến xương và cột sống. Lao xương thường khởi phát do nguồn cung máu đến giữa các xương dài và cột sống quá dồi dào.

Mặc dù, lao xương là bệnh hiếm gặp, tuy nhiên bệnh lại rất khó phát hiện, chẩn đoán. Do đó có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.

3. Những dấu hiệu nhận biết bệnh

Triệu chứng toàn thân: mệt mỏi, sốt về chiều, vã nhiều mồ hôi về đêm, sụt cân, da xanh xao, ăn uống kém.

Triệu chứng tại chỗ:

  • Đau xương tại chỗ: Đây là triệu chứng thường gặp nhất của bệnh lao xương. Tùy thuộc vào tổn thương lao ở xương nào mà bệnh nhân sẽ có triệu chứng đau tại vị trí của xương đó. Lao cột sống sẽ có triệu chứng đau lưng nghiêm trọng ở phía sau cột sống, bệnh nhân đau liên tục, tăng lên về đêm.
  • Sưng, cứng tại vị trí bị lao xương, nhưng lại không viêm: Vị trí tổn thương lao xương sưng to nhưng lại không nóng, không đỏ như các bệnh viêm xương thông thường.
  • Áp xe lạnh: Đây là dấu hiệu gợi ý đến tổn thương do vi khuẩn lao gây ra. Bên trong ổ áp xe là mủ, tổ chức hoại tử bã đậu, đôi khi có cả mảnh xương chết. Khám lâm sàng thấy dấu hiệu bùng nhùng cạnh khớp. Ổ áp xe vỡ ra để lại lỗ dò.

4. Biến chứng của bệnh lao xương

Hiện nay, bệnh lao xương đã có thuốc đặc trị giúp giảm tỷ lệ tử vong. Tuy nhiên, điều trị bệnh vẫn tương đối phức tạp, nhất là tại vị trí lao phá hủy xương và gây ảnh hưởng xấu đến chức năng của xương. Lao xương thường diễn tiến chậm và âm ỉ, do đó, người bệnh chủ quan, không phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Ở giai đoạn muộn, bệnh lao xương có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Biến chứng thần kinh: liệt tứ chi hoặc 2 chi dưới.
  • Biến dạng xương: xẹp đốt sống, gù nhọn, có thể chèn ép tủy sống, rễ thần kinh.
  • Lao lan rộng: nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn lao có thể phát triển đến các cơ quan khác trong cơ thể như phổi, màng não,... đe dọa tính mạng bệnh nhân.
  • Cắt cụt chi: lao xương nếu không được điều trị sớm và đúng phác đồ có thể dẫn đến những tổn thương không thể khắc phục được, buộc phải cắt cụt chi cho bệnh nhân.
  • Hạn chế vận động: bệnh nhân lao cột sống gặp khó khăn trong việc cúi, ngửa.
  • Teo cơ vận động khớp: cũng có thể là biến chứng của lao xương.
  • Liệt cơ tròn: đây là hậu quả đến từ việc áp xe lạnh chèn ép tủy sống

5. Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh

Một số đối tượng có nguy cơ mắc lao xương cao, có thể kể đến là:

  • Tuổi: 20-40.
  • Tiếp xúc với bệnh nhân lao phổi hay các nguồn lây lao khác, nguy cơ tăng lên khi tiếp xúc thường xuyên, liên tục.
  • Tiền sử lao trước đó: lao phổi, lao sơ nhiễm, lao hạch, lao tiết niệu,...
  • Trẻ nhỏ chưa được tiêm phòng vaccin BCG.
  • Bệnh lý: đái tháo đường, loét dạ dày - tá tràng, suy giảm miễn dịch, HIV/AIDS, suy dinh dưỡng,...

6. Điều trị bệnh lao xương như thế nào?

Bệnh nhân lao xương cần được chẩn đoán sớm và điều trị đúng phác đồ để có thể hạn chế diễn tiến xấu của bệnh, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Với những tiến bộ của y học hiện đại, bệnh lao xương có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu bệnh nhân tuân thủ điều trị.

6.1. Mục đích điều trị:

  • Điều trị nhiễm trùng, tiêu diệt vi khuẩn lao.
  • Giảm đau.
  • Bảo tồn và phục hồi chức năng xương khớp, thần kinh.
  • Ngăn ngừa các biến chứng.

6.2. Các phương pháp điều trị:

  • Hóa trị (dùng thuốc): đây là điều trị cơ bản hay nói cách khác là điều trị nguyên nhân gây bệnh lao xương. Phác đồ điều trị lao xương thường có sự phối hợp giữa các loại thuốc với nhau trong thời gian điều trị khoảng 6-18 tháng. Thời gian đầu điều trị bệnh nhân cần được điều trị giám sát tại viện để đảm bảo việc tuân thủ điều trị và tránh lây lan cho cộng đồng. Sau đó có thể tiếp tục điều trị tại nhà. Hầu hết bệnh nhân đáp ứng với hóa trị, tuy nhiên cũng có số ít kháng thuốc và đòi hỏi một phác đồ thay thế.
  • Nghỉ ngơi tương đối: Khi bắt đầu điều trị, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi tương đối 4-5 tuần. Nằm giường cứng đem lại hiệu quả hơn nằm nệm.
  • Tập vận động từ từ: Sau 4-5 tuần bất động tương đối, bệnh nhân cần tập vận động để tránh cứng khớp.
  • Kéo giãn/Nẹp: có thể chỉ định ở một số trường hợp nhất định.
  • Phẫu thuật: được chỉ định khi bệnh nhân không đáp ứng với điều trị nội khoa và phục hồi chức năng, hoặc khi có các biến chứng như có ổ áp xe lớn, biến dạng xương khớp, giới hạn hoạt động,.. ảnh hưởng trầm trọng sinh hoạt và công việc của bệnh nhân.

7. Một số biện pháp phòng ngừa bệnh

Lao xương là bệnh lý nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, để tránh nguy cơ mắc bệnh này, có thể làm theo một số biện pháp như:

  • Lối sống, dinh dưỡng: ăn uống đủ chất dinh dưỡng để tăng cường đề kháng, hạn chế đi đến những nơi đông đúc, bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia, cà phê,...
  • Quản lý bệnh nhân mắc bệnh lao hợp lý để tránh lây lan ra cộng đồng.
  • Người tiếp xúc thường xuyên với bệnh nhân lao cần được tầm soát lao phổi bằng cách xét nghiệm đờm và chụp X-Quang phổi.
  • Bệnh nhân lao xương phải tuân thủ điều trị để tránh kháng thuốc và tái phát.

Bệnh tật không chừa một ai. Vậy nên các bạn hãy phòng bệnh trước khi chữa bệnh. Tuân thủ các biện pháp bảo vệ y tế, khi bắt buộc phải tiếp xúc với người bị bệnh lao. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe nên bạn có tiền sử bệnh lao hoặc có những bệnh nền khác. Bệnh lao xương không phải là bệnh hiểm nghèo nếu được phát hiện sớm và tuân thủ theo phác đồ điều trị của các y bác sĩ.

+

Tác giả: Khôi Nguyên

Đăng ký tư vấn

Tại sao nên chọn phòng khám Alo Xét Nghiệm

Chuyên sâu về tầm soát ung thư - Gen - Di truyền
Đội ngũ cố vấn là tiến sĩ, bác sĩ đầu ngành
Trang thiết bị Y tế hiện đại
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà nhanh chóng
Chi phí xét nghiệm hợp lý
Tư vấn và trả kết quả qua SMS, E-mail

Bệnh bỏng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và phương pháp điều trị

Bỏng là các thương tích của da hoặc các mô khác do tiếp xúc với nhiệt, bức xạ, hóa chất hoặc điện. Các biến chứng và các vấn đề liên quan bao gồm sốc giảm thể tích, tổn thương do hít, nhiễm trùng, sẹo và co thắt. Các phương pháp điều trị vết bỏng bao gồm các chất kháng khuẩn tại chỗ, làm sạch thường xuyên, nâng cao, và đôi khi ghép da..

03/11/2022 23:43

Bệnh bạch sản: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Những mảng trắng xuất hiện trong niêm mạc miệng là dấu hiệu tổn thương của bệnh bạch sản niêm mạc miệng. Bệnh lý này là nguyên nhân gây nên nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng nhưng thường không gây đau đớn cho người bệnh.

09/10/2022 10:57

Bệnh Lao Xương: Nguyên nhân, dấu hiệu, biến chứng và phương pháp điều trị

Lao xương là bệnh lao thứ phát, thường do trực khuẩn lao từ phổi hoặc hạch, đi vào máu tới xương. Lao xương thường xuất hiện ở các xương xốp như: thân đốt sống, xương tụ cốt bàn tay và bàn chân.

24/10/2022 11:39

Bệnh bại liệt: Nguyên nhân, triệu chứng, biện pháp phòng ngừa và điều trị

Bệnh bại liệt (Poliomyelitis) là một bệnh nhiễm vi rút cấp tính lây truyền theo đường tiêu hoá do vi rút Polio (Poliovirus) gây nên, có thể lan truyền thành dịch. Bệnh được nhận biết qua biểu hiện của hội chứng liệt mềm cấp (Acute Flaccid Paralysis: AFP).

24/10/2022 11:36

Bệnh bạch biến: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Bạch biến là một tổn thương mất tế bào sắc tố da dẫn đến vùng da bị giảm sắc tố với nhiều kích cỡ khác nhau. Nguyên nhân thường không rõ, nhưng các yếu tố di truyền và tự miễn là có thể liên quan. Chẩn đoán dựa vào khám tổn thương da.

06/10/2022 11:33