Bệnh bướu cổ: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Xuất bản: 2022-10-21

Bài viết được tham vấn y khoa bởi: Giám đốc Trung tâm Xét nghiệm Nguyễn Anh Tuấn

Bướu cổ là bệnh tuyến giáp phổ biến, khoảng 80% ca bướu cổ lành tính. Người mắc bệnh có biểu hiện sưng và tăng kích thước tuyến giáp bất thường.

1. Bệnh bướu cổ là gì? 

Tuyến giáp là một cơ quan nhỏ, hình cánh bướm nằm ở phía trước cổ, có nhiệm vụ tạo ra các hormone kiểm soát sự trao đổi chất. Hormone tuyến giáp giúp cơ thể sử dụng năng lượng, giữ ấm và giữ cho não, tim, tiêu hóa, cơ và các cơ quan khác hoạt động bình thường. Đó là hormone thyroxine (còn được gọi là T4) và triiodothyronine (còn được gọi là T3) được tuyến giáp tiết ra để đi vào máu và đưa đến các mô trong cơ thể.

Bướu cổ hay còn gọi là bướu giáp là một bệnh lý phổ biến của tuyến giáp có biểu hiện rất điển hình là có khối lồi lên ở vùng cổ do sự tăng lên về kích thước của tuyến giáp.

Bướu cổ được chia làm ba nhóm là: bướu cổ lành tính, ung thư và rối lọan chức năng nội tiết tuyến giáp. Trong đó bướu cổ lành tính là hay gặp nhất chiếm 80% các trường hợp.

Bướu cổ lành tính là các trường hợp tuyến giáp tăng lên về kích thước mà không gây ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp. Do đó các trường hợp bướu cổ lành tính hầu như không phải can thiệp phẫu thuật. Tuy nhiên khi bướu quá lớn  gây nuốt vướng nuốt khó, khó thở và lồi ra phía trước gây mất thẩm mỹ thì có thể phẫu thuật cắt bướu.

2. Các loại bướu cổ thường gặp

Bệnh bướu cổ được chia làm 5 loại:

2.1. Bướu giáp đơn thuần

Bướu giáp đơn thuần là loại mà nguyên nhân gây ra không phải do u hay viêm, các chức năng của tuyến giáp hoàn toàn bình thường. Bao gồm 3 thể như sau:

  • Thể nhân: Nhân có thể nằm ở bất kỳ vị trí nào trên tuyến giáp, có kích thước như hạt lạc hoặc lớn hơn.
  • Thể lan tỏa: Do các nhu mô tuyến giáp phì đại tạo nên, do đó bướu có hình thức đồng dạng với tuyến giáp.
  • Thể hỗn hợp: Bướu thể nhân (đơn hoặc đa nhân) trên nền bướu ở thể lan tỏa.

2.2. Bướu giáp độc tính

Bướu tuyến giáp độc tính là dạng có kèm theo tình trạng cường giáp hay nhiễm độc thyroxin. Bao gồm 3 dạng như sau:

  • Bướu nhân độc tính: Thường gọi là bệnh Plummer, bướu có dạng thể nhân nhu mô cường chức năng, chúng tiết ra lượng hormone tuyến giáp quá mức khiến cơ thể bị nhiễm độc.
  • Bướu lan tỏa nhiễm độc: Thường gọi là bệnh Basedow, bướu có thể lan tỏa kết hợp với tình trạng nhiễm độc giáp.
  • Bướu giáp Basedow hóa: Ban đầu bệnh nhân chỉ bị bướu giáp đơn thuần, tuy nhiên vì một số nguyên nhân nào đó mà chuyển thành độc tính.

2.3. U lành tính tuyến giáp

Thường gặp ở độ tuổi trung niên, khối u thường đơn độc và nằm ở bất kỳ vị trí nào trên tuyến giáp. Những biểu hiện lâm sàng của bệnh thương khó phân biệt với bướu giáp đơn thuần thể nhân và u tuyến giáp lành tính.

2.4. Ung thư tuyến giáp

Xuất hiện nhiều ở độ tuổi 40 - 60, khối u đơn độc thường nằm ở cực dưới của tuyến giáp, bề mặt sần sùi, mật độ chắc chắn, độ di động kém do đã xâm lấn vào các tổ chức xung quanh. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì bệnh có tiên lượng tốt hơn so với các loại ung thư khác.

2.5. Viêm tuyến giáp có triệu chứng bướu giáp

  • Bệnh hashimoto hay còn gọi viêm tuyến giáp tự miễn dịch: Bướu thường có dạng to lan tỏa, đôi khi có kích thước khá lớn làm chèn ép gây nên các biểu hiện khó nuốt, khó thở.
  • Bệnh Riedel hay còn gọi là xơ tuyến giáp mãn tính, thường là dạng bướu lan tỏa, mật độc chắc, kém di động, cũng gây nên tình trạng khó nuốt và khó thở đối với bệnh nhân.
  • Bệnh De Quervain hay viêm tuyến giáp bán cấp tính hoặc viêm tuyến giáp có tế bào khổng lồ. Bướu có dạng từng đợt lan tỏa, mật độ chắc chắn gây cảm giác đau cho bệnh nhân.

3. Nguyên nhân gây ra bệnh bướu cổ

Nguyên nhân bướu cổ được chia làm ba nhóm chính, đó là:

  • Cơ thể thiếu iod, có thể do cung cấp thiếu hoặc do nhu cầu iod của cơ thể tăng cao.
  • Do dùng thuốc và đồ ăn: các thuốc chứa muối lithi được sử dụng trong chuyên khoa tâm thần, thuốc điều trị hen, thuốc thấp khớp… Một số đồ ăn như măng, rau cải, nguồn nước có độ cứng cao đều có ảnh hưởng đến sự tổng hợp hooc-môn  tuyến giáp và gây bướu cổ.
  • Một số rối loạn hoạt động tuyến giáp bẩm sinh có tính chất gia đình.
  • Ngoài ra còn một số nguyên nhân hiếm gặp khác như: hút thuốc lá làm cản trở hấp thu i-ốt, viêm giáp, thay đổi nội tiết tố nữ,...

4. Triệu chứng của bệnh bướu cổ

Bệnh bướu cổ ban đầu sẽ không có những biểu hiện quá rõ ràng chính vì thế ta thường hay bỏ qua. Biểu hiện rõ ràng nhất là tuyến giáp to phình ra, nhưng khi bướu nhỏ thì việc quan sát sẽ gặp nhiều khó khăn, phải quan sát nghiêng hoặc sờ nắn mới có thể thấy. Tuy nhiên bạn cũng có thể thử cảm nhận một số biểu hiện dưới đây:

  • Khi nuốt, họng sẽ thấy khó chịu, luôn cảm giác bị vướng cái gì đó thậm chí không nuốt được.
  • Khó thở khi nằm.
  • Hay có cảm giác hồi hộp, thỉnh thoảng có những cơn đau tim thoáng qua, giảm cân, đổ mồ hôi nhiều hoặc có những dấu hiệu bị thừa hormone.
  • Thường xuyên căng thẳng, trí nhớ giảm sút, da khô nẻ, cảm thấy lạnh hoặc bị táo bón,...
  • Khí bướu phát triển to hơn thì việc nhận biết trở nên rõ ràng và trực quan hơn bằng mắt thường.

Tuy nhiên cũng có một số trường hợp đặc biệt như sau:

  • Bướu cổ nhưng ở trong lồng ngực sau xương ức: đây còn gọi là bướu giáp chìm. Bệnh nhân sẽ gặp khó khăn trong việc nuốt và thở nên gặp tình trạng trên.
  • Bướu cổ nhưng ở dưới lưỡi: Bệnh chỉ gặp ở phụ nữ khiến khó nhai và nuốt, ảnh hưởng không nhỏ nến việc nói chuyện của người bệnh.

5. Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh

  • Những người không thường xuyên sử dụng các thực phẩm chứa nhiều iod đặc biệt hay gặp ở các khu vực miền núi.
  • Các đối tượng có nhu cầu các hormone tuyến giáp cao như: trẻ em đang độ tuổi dậy thì, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú…
  • Mắc các bệnh mạn tính như viêm đại tràng, tiêu chảy kéo dài, suy thận mạn.. ảnh hưởng đến sự hấp thu và đào thải iod.
  • Có tiền sử mắc các bệnh lý về tuyến giáp như: nhiễm trùng, u tuyến giáp, rối loạn tuyến giáp tự miễn.
  • Gia đình có người mắc bướu cổ hoặc có các bệnh lý về tuyến giáp.
  • Sau điều trị các bệnh lý tâm thần.

6. Điều trị bệnh bướu cổ như thế nào?

Với các trường hợp cần phải điều trị, tùy thuộc vào phân loại và mức độ bệnh, bướu cổ sẽ điều trị bằng một trong ba cách sau: điều trị nội khoa bằng thuốc uống, xạ trị và phẫu thuật, cụ thể:

Trường hợp bướu giáp nhỏ, không có triệu chứng lâm sàng: chỉ cần theo dõi định kỳ bằng khám lâm sàng và Siêu âm tuyến giáp để đánh giá độ lớn. Sự phát triển tuyến giáp rất khác nhau ở mỗi người bệnh, một số trường hợp bướu giáp ổn định trong nhiều năm.

Điều trị nội khoa: sử dụng thuốc giúp đưa hormone tuyến giáp về trạng thái bình thường. Phương pháp này được áp dụng để điều trị bướu cổ có biểu hiện do rối loạn chức năng tuyến giáp hoặc sử dụng sau xạ trị và phẫu thuật tuyến giáp. Bệnh nhân sử dụng thuốc tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ, sau những lần tái khám bệnh nhân sẽ được kiểm tra lượng hormone để kiểm tra hiệu quả sử dụng thuốc.

Xạ trị tuyến giáp: là phương pháp sử dụng i-ốt phóng xạ với mục đích làm giảm đi kích thước của tuyến giáp. Đây là phương pháp hiện đại, tuy rằng có giá thành cao nhưng hiệu quả điều trị rất tốt.

Phẫu thuật tuyến giáp: đây là phương pháp được ưu tiên để điều trị ung thư tuyến giáp. Tùy thuộc vào tình trạng mà bác sĩ sẽ quyết định, nếu K giáp gần như cắt bỏ toàn bộ hoặc nhân độc thì chỉ cắt một phần tuyến giáp độc. 

7. Một số biện pháp phòng ngừa bệnh bướu cổ

Các biện pháp phòng bệnh đưa ra nhằm hạn chế các trường hợp bướu cổ lành tính và phát hiện sớm các loại bướu cổ khác để nâng cao kết quả điều trị. Bao gồm các phương pháp sau

  • Đảm bảo cung cấp đầy đủ iot cho cơ thể bằng cách ăn các thức ăn giàu iod như: cá biển, mắm tôm, nước mắm. Sử dụng muối iod là cách đơn giản dễ thực hiện để làm giảm nguy cơ thiếu iod.
  • Đối với các đối tượng mắc các bệnh lý tuyến giáp, sau điều trị các bệnh lý tâm thần, mắc các bệnh tiêu hóa và bệnh thận mạn tính có nguy cơ cao mắc bệnh bướu cổ cần được khám định kỳ để phát hiện sớm bệnh.
  • Khi có các dấu hiệu biểu hiện của bệnh cần đến ngay các cở sở y tế gần nhất để được điều trị.

Bướu cổ hầu hết là bệnh lành tính, khi được phát hiện và điều trị kịp thời thì tỷ lệ khỏi bệnh khá cao. Do đó nếu bệnh nhân phát hiện thấy bản thân có những dấu hiệu bất thường mà chúng tôi liệt kê trên bài viết thì nên đến cơ sở y tế để được thăm khám chính xác.

+

Tác giả: Khôi Nguyên

Đăng ký tư vấn

Tại sao nên chọn phòng khám Alo Xét Nghiệm

Chuyên sâu về tầm soát ung thư - Gen - Di truyền
Đội ngũ cố vấn là tiến sĩ, bác sĩ đầu ngành
Trang thiết bị Y tế hiện đại
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà nhanh chóng
Chi phí xét nghiệm hợp lý
Tư vấn và trả kết quả qua SMS, E-mail

Bệnh bạch biến: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Bạch biến là một tổn thương mất tế bào sắc tố da dẫn đến vùng da bị giảm sắc tố với nhiều kích cỡ khác nhau. Nguyên nhân thường không rõ, nhưng các yếu tố di truyền và tự miễn là có thể liên quan. Chẩn đoán dựa vào khám tổn thương da.

06/10/2022 11:33

Bệnh Gout (Gút): Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Bệnh gout là bệnh lý xương khớp có sự liên quan mật thiết đến quá trình chuyển hóa axit uric trong cơ thể. Tỷ lệ mắc bệnh này đang ngày càng gia tăng và trẻ hóa. Cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh Gout qua chia sẻ bên dưới!

05/10/2022 11:24

Bệnh Rubella: Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị, phòng ngừa

Bệnh Rubella là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Rubella gây ra. Phần lớn bệnh thường ở mức độ nhẹ, thường gặp ở trẻ em và thanh niên. Bệnh Rubella gây ra tác hại nguy hiểm đến sức khỏe của bà mẹ cũng như thai nhi nếu bà mẹ bị nhiễm vi rút trong thời kì mang thai.

21/10/2022 21:57

Bệnh U xơ tử cung: Nguyên nhân, biến chứng và cách phòng tránh

U xơ tử cung là căn bệnh lành tính và không đáng sợ như ung thư tử cung nhưng biến chứng của bệnh sẽ gây ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng cuộc sống của phụ nữ. Vậy u xơ tử cung là gì? Cách phòng tránh thế nào hiệu quả? Cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu ở bài viết dưới đây

23/04/2022 10:02

U nang buồng trứng

U nang buồng trứng là căn bệnh xuất hiện khá phổ biến và thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Một số dạng của bệnh này hoàn toàn không nguy hiểm và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, một vài dạng u nang buồng trứng khác lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của chị em, thậm chí dẫn tới vô sinh.

05/09/2022 09:24