Bệnh AIDS: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Xuất bản: 2022-10-06

Bài viết được tham vấn y khoa bởi: Giám đốc Trung tâm Xét nghiệm Nguyễn Anh Tuấn

Nhiễm vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là hậu quả của nhiễm 1 trong số 2 retrovirus tương tự nhau (HIV-1 và HIV-2) chúng phá hủy tế bào lympho CD4 + và làm giảm khả năng miễn dịch qua trung gian tế bào, tăng nguy cơ nhiễm trùng và ung thư.

1. Bệnh AIDS là gì?

AIDS là viết tắt của cụm từ Acquired Immuno Deficiency Syndrom (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) , là một bệnh nhiễm trùng gây ra bởi virus gây suy giảm miễn dịch ở người bằng cách giết chết hoặc phá hủy các tế bào miễn dịch của cơ thể, cơ thể con người không thể chống lại bệnh này. Những bệnh nhân bị AIDS có nguy cơ tử vong cao do những nhiễm trùng cơ hội gây ra nhiều biến chứng khó lường. 

Bản thân virus và nhiễm trùng được gọi là HIV. Thuật ngữ AIDS được dùng để chỉ giai đoạn muộn hơn của bệnh. Như vậy, thuật ngữ nhiễm HIV/AIDS được dùng để chỉ những giai đoạn khác nhau của cùng một bệnh.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh AIDS

HIV được lây truyền qua máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo và sữa mẹ. Nó gây bệnh bằng cách gắn vào các tế bào T giúp đỡ CD4+ (còn gọi là limpho bào T4), một loại bạch cầu tham gia quá trình đáp ứng miễn dịch chống lại nhiễm trùng và ung thư. Khi số lượng tế bào T CD4+ giảm, người đó dễ mắc một số bệnh mà cơ thể người khoẻ mạnh bình thường đủ sức chống lại. Các bệnh nhiễm trùng này là nguyên nhân tử vong chính ở người mắc AIDS. HIV cũng nhiễm vào các tế bào não, gây một số rối loạn thần kinh.

Trước đây, việc một người đã chuyển sang giai đoạn AIDS hay chưa được xác định dựa trên các bệnh và biểu hiện của chúng ở người nhiễm HIV. Ngày nay, chẩn đoán dựa vào việc đếm số lượng tế bào CD4+, điều này cho phép đưa ra chẩn đoán sớm hơn.

HIV/AIDS lây truyền qua 3 con đường chính:

  • Đường tình dục.
  • Máu và các chế phẩm máu.
  • Lây truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai và cho con bú.

HIV/AIDS không lây truyền qua:

  • Giao tiếp thông thường: ôm, hôn, bắt tay, nói chuyện, ho, hắt hơi,...
  • Dùng chung nhà tắm, bể bơi, bồn tắm, mặc chung quần áo, ngồi chung ghế,...
  • Ăn uống chung bát đũa, cốc chén,...
  • Côn trùng và súc vật không lây truyền HIV: ruồi, muỗi, chấy, rận, chó, mèo, gà, chim,..

Bệnh nhân sẽ chuyển sang giai đoạn AIDS khi hệ thống miễn dịch suy yếu tới mức không thể chống lại những nhiễm trùng thông thường. Giai đoạn AIDS sẽ diễn ra nhiều tháng hoặc nhiều năm sau khi bị nhiễm HIV.

Các nguyên nhân làm cho bệnh AIDS trở nên nặng hơn như sau:

  • Uống thuốc không đúng liều và không đi tái khám thường xuyên.
  • Không được ngưng dùng thuốc khi bạn cảm thấy khỏe hơn trừ khi được bác sĩ cho phép, sử dụng quá nhiều rượu hoặc sử dụng ma túy.
  • Sử dụng chung kim tiêm hoặc tiêm chích ma túy.
  • Ăn các loại thực phẩm như trứng sống, hàu sống hoặc sữa chưa tiệt trùng (có chứa các vi khuẩn có hại).
  • Hiến máu, tinh trùng hoặc các bộ phận khác.

3. Triệu chứng của bệnh AIDS

Hầu hết bệnh nhân bị AIDS không có triệu chứng trong nhiều tháng hoặc nhiều năm, mặc dù virus vẫn đang hoạt động. Đây có thể coi là một bệnh suy giảm miễn dịch ở người lớn.

  • Một số người có biểu hiện giống bị bệnh giống cúm, kèm theo sốt, nhức đầu, mệt mỏi, phì đại các hạch bạch huyết.
  • Nồng độ máu của các tế bào T CD4 dương (còn gọi là tế bào T4) hạ xuống.
  • Có các triệu chứng khác xuất hiện trước khi bước sang giai đoạn AIDS như: cơ thể mệt mỏi, sụt cân, thường xuyên sốt, sốt kéo dài và đổ mồ hôi, nhiễm trùng thường xuyên hoặc kéo dài do nấm, trí nhớ trở nên kém đi.
  • Có một số trường hợp bị nhiễm herpes có thể bị đau khi nuốt và có thể có một lớp phủ màu trắng trên lưỡi. Bệnh nhân bị AIDS làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da và u lympho (ung thư mô bạch huyết, một phần của hệ thống miễn dịch).

4. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh

Bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm HIV/AIDS nếu nằm trong đường lây truyền. Những người có nguy cơ cao bị mắc bệnh AIDS như:

  • Quan hệ tình dục không an toàn, có nghĩa là giao hợp âm đạo, hậu môn hoặc giao hợp bằng miệng mà không dùng bao cao su với một người bị nhiễm HIV.
  • Sử dụng chung kim tiêm để tiêm thuốc hoặc steroid với người bị nhiễm bệnh.Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây qua kim tiêm bẩn được sử dụng để xăm hình hoặc xỏ lỗ trên cơ thể.
  • Bị truyền máu từ một người nhiễm bệnh HIV/AIDS.
  • Một em bé cũng có thể bị nhiễm HIV từ sữa mẹ nếu người phụ nữ nhiễm bệnh.

5. Phương pháp điều trị bệnh AIDS

Việc điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS khá phức tạp và tốn kém nhưng chỉ giúp kéo dài sự sống chứ không chữa khỏi được bệnh. Gồm:

Điều trị bằng thuốc:

  • Thuốc chống virus: CÁc thuốc chống virus ức chế sự phát triển và nhân lên của HIV ở những giai đoạn khác nhau trong vòng đời của virus. Nhóm thuốc này gồm: zidovudine,saquinavir, nevirapine, tenofovir, enfuvirtide. 
  • Thuốc điều hoà miễn dịch: Giúp tăng cường hệ miễn dịch, như: Alpha-interferon, interleukin 2, Ioprinasine,...
  • Thuốc phòng ngừa và điều trị bệnh cơ hội: Nhiều thuốc được sử dụng có hiệu quả để phòng ngừa và điều trị một số bệnh cơ hội xuất hiện ở người nhiễm HIV/AIDS.

Trị liệu bổ sung:

  • Chế độ dinh dưỡng tốt, làm việc nghỉ ngơi điều độ.
  • Liệu pháp vitamin, liệu pháp vi lượng và châm cứu,...
  • Duy trì chế độ, thói quen sinh hoạt điều độ cũng có tác dụng giảm diễn tiến của bệnh.

6. Một số biện pháp phòng ngừa bệnh AIDS

Dựa vào đường lây nhiễm HIV, có các biện pháp phòng sau:

6.1. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường tình dục:

  • Sống lành mạnh, chung thuỷ một vợ một chồng và cả hai người đều chưa bị nhiễm HIV. Không quan hệ tình dục bừa bãi.
  • Trong trường hợp quan hệ tình dục với một đối tượng chưa rõ có bị nhiễm HIV không, cần phải thực hiện tình dục an toàn để bảo vệ cho bản thân bằng cách sử dụng bao cao su mới (condom, áo mưa, bao kế hoạch) đúng cách.
  • Dùng thuốc diệt tinh trùng và HIV: phổ biến là Nonoxynol-9 (Menfagol) được làm dưới dạng kem bôi, viên đặt, hoặc tẩm vào màng xốp, bao cao su.

6.2. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường máu:

  • Không tiêm chích ma túy.
  • Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi thật cần thiết, và chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV.
  • Hạn chế tiêm chích. Chỉ sử dụng bơm kim tiêm vô trùng. Không dùng chung bơm kim tiêm. Sử dụng dụng cụ đã tiệt trùng khi phẫu thuật, xăm, xỏ lỗ, châm cứu...
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của người nhiễm HIV.
  • Dùng riêng đồ dùng cá nhân: dao cạo, bàn chải răng, bấm móng tay,...

6.3. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây truyền từ mẹ sang con:

  • Phụ nữ nhiễm HIV không nên mang thai, vì tỷ lệ lây truyền HIV sang con là 30%. Nếu có thai thì uống thuốc dự phòng theo hướng dẫn của bác sĩ.

7. Nên xét nghiệm phát hiện sớm bệnh AIDS ở đâu?

Với gần 10 năm kinh nghiệm tại Việt Nam, không chỉ cung cấp dịch vụ xét nghiệm cho các Bệnh viện, phòng khám, mà Hệ thống phòng khám Alo Xét Nghiệm có thế mạnh về dịch vụ xét nghiệm kiểm tra sức khoẻ tại nhà.

  • Đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên xét nghiệm trình độ cao, giàu kinh nghiệm.
  • Dễ dàng đặt lịch và chủ động hẹn lịch xét nghiệm kiểm tra sức khoẻ tại nhà chỉ với vài thao tác trên web, Zalo, hotline.
  • Chủ động sắp xếp thời gian nhận tư vấn kết quả xét nghiệm trực tuyến thông qua chat & video.
  • Tư vấn kỹ lưỡng: Khi đến lấy mẫu tại nhà, đội ngũ nhân viên Y tế sẽ có cơ hội được quan sát nơi sinh hoạt và môi trường sống, từ đó đưa ra những lời khuyên cụ thể, chính xác về tình trạng bệnh.
  • Dịch vụ xét nghiệm tại nhà, xét nghiệm máu tại nhà tiện lợi.
  • Kết quả bản cứng được gửi về tận nhà trong 3-5 ngày, bản mềm sẽ được cập nhật trên bệnh án điện tử trong 24h.
  • Quản lý kết quả điện tử, dễ dàng theo dõi tình trạng sức khỏe và quá trình điều trị.
  • Đa dạng gói xét nghiệm kiểm tra sức khoẻ như: Xét nghiệm vi chất dinh dưỡng cho bé, xét nghiệm tổng quát sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư, xét nghiệm NIPT, ...

Hy vọng với những thông tin mà Alo Xét Nghiệm vừa chia sẻ sẽ giúp các bạn hiểu hơn về bệnh AIDS, có thêm thông tin để chủ động phòng tránh và điều trị bệnh ngay từ những giai đoạn đầu. Alo Xét Nghiệm với dịch vụ xét nghiệm kiểm tra sức khỏe tại nhà sẽ luôn đồng hành để chăm sóc cho sức khỏe của bạn. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

+

Tác giả: Khôi Nguyên

Đăng ký tư vấn

Tại sao nên chọn phòng khám Alo Xét Nghiệm

Chuyên sâu về tầm soát ung thư - Gen - Di truyền
Đội ngũ cố vấn là tiến sĩ, bác sĩ đầu ngành
Trang thiết bị Y tế hiện đại
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà nhanh chóng
Chi phí xét nghiệm hợp lý
Tư vấn và trả kết quả qua SMS, E-mail

Bệnh bạch biến: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Bạch biến là một tổn thương mất tế bào sắc tố da dẫn đến vùng da bị giảm sắc tố với nhiều kích cỡ khác nhau. Nguyên nhân thường không rõ, nhưng các yếu tố di truyền và tự miễn là có thể liên quan. Chẩn đoán dựa vào khám tổn thương da.

06/10/2022 11:33

Bệnh Gout (Gút): Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Bệnh gout là bệnh lý xương khớp có sự liên quan mật thiết đến quá trình chuyển hóa axit uric trong cơ thể. Tỷ lệ mắc bệnh này đang ngày càng gia tăng và trẻ hóa. Cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh Gout qua chia sẻ bên dưới!

05/10/2022 11:24

Bệnh Rubella: Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị, phòng ngừa

Bệnh Rubella là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Rubella gây ra. Phần lớn bệnh thường ở mức độ nhẹ, thường gặp ở trẻ em và thanh niên. Bệnh Rubella gây ra tác hại nguy hiểm đến sức khỏe của bà mẹ cũng như thai nhi nếu bà mẹ bị nhiễm vi rút trong thời kì mang thai.

21/10/2022 21:57

Bệnh U xơ tử cung: Nguyên nhân, biến chứng và cách phòng tránh

U xơ tử cung là căn bệnh lành tính và không đáng sợ như ung thư tử cung nhưng biến chứng của bệnh sẽ gây ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng cuộc sống của phụ nữ. Vậy u xơ tử cung là gì? Cách phòng tránh thế nào hiệu quả? Cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu ở bài viết dưới đây

23/04/2022 10:02

U nang buồng trứng

U nang buồng trứng là căn bệnh xuất hiện khá phổ biến và thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Một số dạng của bệnh này hoàn toàn không nguy hiểm và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, một vài dạng u nang buồng trứng khác lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của chị em, thậm chí dẫn tới vô sinh.

05/09/2022 09:24