Định lượng HDL - C (High density lipoprotein Cholesterol)

Xuất bản: 2022-08-21

Bài viết được tham vấn y khoa bởi: Giám đốc Trung tâm Xét nghiệm Nguyễn Anh Tuấn

HDL-Cholesterol có chức năng quan trọng là vận chuyển cholesterol dư thừa từ các mô, cơ quan, mạch máu về gan để xử lý. Xét nghiệm HDL - C thường được làm cùng với các xét nghiệm khác để đánh giá tình trạng mỡ máu nói chung

1. HDL-Cholesterol là gì?

HDL-Cholesterol là viết tắt của High Density Lipoprotein Cholesterol nghĩa là cholesterol lipoprotein tỉ trọng cao. Một trong các loại lipoprotein được tổng hợp tại gan và có chức năng vận chuyển cholesterol trong máu.

HDL-Cholesterol có chức năng quan trọng là vận chuyển cholesterol dư thừa từ các mô, cơ quan, mạch máu về gan để xử lý, tại gan các cholesterol sẽ được chuyển hóa và thải ra khỏi cơ thể, do đó HDL-Cholesterol làm giảm tích tụ cholesterol trong máu và trong các mô. Đây là lý do nó được gọi là mỡ tốt.

2. Chỉ số HDL cholesterol bao nhiêu là lý tưởng?

Trung bình HDL - cholesterol > 40mg/dL được coi là bình thường. Nó khác so với nhiều chỉ số xét nghiệm khác thường nằm trong một khoảng nhất định, còn chỉ số này luôn yêu cầu phải cao hơn mức giới hạn. Bởi như đã nói ở trên, HDL- cholesterol là loại mỡ máu tốt cho nên chỉ số càng cao càng tốt cho sức khỏe. Cụ thể khi chỉ số HDL - cholesterol của bạn càng cao thì nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch của bạn sẽ càng thấp.

Ngược lại, khi chỉ số HDL cholesterol giảm sẽ có vấn đề gì với sức khỏe của chúng ta?

3. Chỉ số HDL-Cholesterol cao trong máu có ý nghĩa gì?

Nhờ chức năng vận chuyển cholesterol dư thừa từ các mô, đặc biệt là mạch máu về gan để chuyển hóa và thải trừ, HDL-Cholesterol được xem như yếu tố rất quan trọng để bảo vệ thành mạch khỏi tác nhân gây xơ vữa mạch máu là nguyên nhân chính gây nên các biến cố tim mạch nguy hiểm như: nhồi máu não, nhồi máu cơ tim...

Bệnh tim mạchNồng độ HDL-Cholesterol trong máu < 40 mg/dl làm tăng nguy cơ các bệnh lý tim mạchNồng độ HDL-Cholesterol trong máu < 40 mg/dl làm tăng nguy cơ các bệnh lý tim mạch.

Với ngưỡng nồng độ từ 40 mg/dl đến 59 mg/dl thì nồng độ HDL-Cholesterol càng cao thì hiệu quả bảo vệ tim mạch càng tốt, khi tăng mỗi 4mg/dl HDL-Cholesterol thì làm giảm 10% nguy cơ các bệnh lý tim mạch.Nồng độ HDL-Cholesterol trong máu được coi là cao khi > 60 mg/dl (tương đương 1,55 mmol/l). Nồng độ này có ý nghĩa là giảm tỉ lệ các biến cố tim mạch; theo hội tim mạch Mỹ đây là ngưỡng nồng độ có tác dụng bảo vệ khỏi bệnh lý tim mạch.Nồng độ rất cao HDL-Cholesterol (> 90 mg/dl) rất ít gặp, chủ yếu gặp ở cách bệnh nhân bị các bệnh lý liên quan đến gen hoặc rối loạn chuyển hóa nên được ghi nhận cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

4. Chỉ số HDL cholesterol giảm sẽ có vấn đề gì với sức khỏe?

Nồng độ HDL cholesterol trong máu càng cao sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Còn khi nồng độ HDL - cholesterol giảm < 40 mg/dL sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch. Vì sao lại như vậy? Bởi khi HDL - Cholesterol giảm đồng nghĩa với việc nồng độ LDL - cholesterol sẽ tăng, từ đó hình thành các mảng xơ vữa trong lòng động mạch. Vữa xơ động mạch lại chính là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng tim mạch nguy hiểm như:

  • Đau thắt ngực
  • Nhồi máu cơ tim
  • Suy tim
  • Sốc tim
  • Đột quỵ

HDL cholesterol giảm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch

Những người bị bệnh mạch vành có nồng độ HDL - cholesterol thấp và/hoặc Triglyceride cao sẽ có các tình trạng sau:

  • Tiền sử nhồi máu cơ tim nhiều hơn.
  • Có nồng độ acid uric máu cao hơn: đồng nghĩa với nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn.
  • Phân suất tống máu thất trái (EF) thấp hơn: khả năng tống máu của thất trái thấp hơn.

Ngoài việc dựa vào nồng độ của các loại mỡ máu, các bác sĩ còn dựa vào một số phép tính dựa trên các chỉ số này để đánh giá tình trạng sức khỏe như sau:

  • Tỷ số cholesterol toàn phần/HDL cholesterol: cho biết bạn có ăn đủ lượng cholesterol tốt và giảm lượng cholesterol xấu hay không. Tỷ số này < 4 là lý tưởng nhất, tỷ số càng thấp thì mức cholesterol của bạn càng lành mạnh.
  • Các nghiên cứu cho rằng tỷ số cholesterol toàn phần/HDL cholesterol là chỉ số báo hiệu chính xác hơn về nguy cơ mắc bệnh tim mạch so với chỉ số LDL-cholesterol đơn thuần.
  • Tính chỉ số Cholesterol không HDL: bằng cách lấy chỉ số cholesterol toàn phần trừ đi HDL cholesterol. Chỉ số này lý tưởng nhất khi < 130 mg/dL, giá trị cao hơn sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Chỉ số này được cho là chính xác hơn chỉ số LDL cholesterol bởi nó bao gồm cả nồng độ lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL) - cũng là một dạng cholesterol có thể tích tụ trong thành mạch máu giống như LDL- cholesterol.

Như vậy, dù tính theo cách nào thì khi chỉ số HDL cholesterol giảm thấp đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim, sốc tim, thậm chí có thể gây đột quỵ, rất nguy hiểm. Chính vì vậy mọi người nên duy trì nồng độ HDL - cholesterol ở mức cao, để phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

5. Nên lưu ý điều gì khi thực hiện xét nghiệm HDL - C?

Xét nghiệm HDL - C thường được làm cùng với các xét nghiệm khác để đánh giá tình trạng mỡ máu nói chung, vì vậy cần nhịn ăn khoảng 9 - 12 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm để có được kết quả chính xác. Khi đang mắc các bệnh lý cấp tính hoặc phụ nữ đang mang thai thì nồng độ HDL - C cũng sẽ thay đổi. Nên thực hiện xét nghiệm khi cơ thể khỏe mạnh, không mắc các bệnh lý cấp tính, phụ nữ có thai không nên thực hiện xét nghiệm mà khuyến khích kiểm tra sau khi sinh ít nhất 6 tuần. 

Những người mắc các bệnh lý khác như cao huyết áp, đái tháo đường,… có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch cao hơn. Đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang lây lan mạnh mẽ, những người có các bệnh lý trên có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn và thường để lại hậu quả nặng nề hơn nếu như nhiễm bệnh. Đây là thời điểm cần thiết để khám, sàng lọc các bệnh lý nền, xem xét tình trạng sức khỏe của bản thân và gia đình để có được biện pháp chăm sóc cơ thể phù hợp nhất.

6. Cách cải thiện các chỉ số cholesterol trong máu

Như vậy, sau khi tìm hiểu HDL cholesterol là gì và các chỉ số khác liên quan, bạn cũng nên áp dụng một số điều sau trong chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày nhằm cải thiện và giữ các chỉ số ở mức bình thường.

6.1. Giảm cân

Nhìn nhận trung thực thói quen ăn uống và sinh hoạt của bản thân hàng ngày, từ đó tìm những phương pháp giảm cân phù hợp để khắc phục cân nặng.

6.2. Ăn những thực phẩm tốt cho tim mạch

Một chế độ ăn uống giàu chất xơ và thực phẩm làm giảm cholesterol có thể giúp giảm lượng cholesterol xấu. Hãy chọn cung cấp các chất béo lành mạnh và không nạp quá 10% calo mỗi ngày từ chất béo bão hoà vì nó làm tăng lượng cholesterol LDL. Chất béo từ đậu phộng, ô liu, dầu hạt cải, hạnh nhân, quả óc chó là chất béo không bão hoà được cho là một lựa chọn lành mạnh cho tim mạch.

Chất béo từ bơ thực vật, bánh quy, snack không chỉ làm tăng lượng cholesterol LDL mà còn hạ thấp mức HDL cholesterol.

Không nạp quá 300 mg cholesterol mỗi ngày và nên hạn chế ít hơn 200 mg đối với những người mắc bệnh tim mạch. Thực phẩm giàu cholesterol gồm các loại thịt nội tạng, lòng đỏ trứng, sữa nguyên chất; vì vậy cần xem xét lượng cholesterol cẩn thận khi sử dụng những thực phẩm này, hoặc có thể dùng thịt nạc, sữa tách kem, thực phẩm thay thế trứng để thay vào khẩu phần ăn.

Chất dinh dưỡng tìm thấy trong ngũ cốc giúp tăng cường sức khỏe tim mạch rất tốt. Có thể kể đến các loại thực phẩm như bánh mì nguyên hạt, mì ống, bột mì, gạo nâu, bột và cám yến mạch.

Trái cây và rau quả có hiệu quả rất tốt trong việc giảm cholesterol vì chúng rất giàu chất xơ. Bên cạnh đó cũng có thể đa dạng việc chế biến với các món hầm, súp, xào,…

Một số loại cá như cá tuyết, cá bơn, cá ngừ cung cấp ít chất béo bão hòa và cholesterol hơn so với thịt và gia cầm, bên cạnh đó, cá hồi, cá thu, cá trích là những loại cá giàu omega - 3 rất tốt cho tim mạch.

6.3. Uống rượu trong chừng mực

Nghe có vẻ khó tin nhưng trong một mức hợp lý có thể giúp làm tăng mức HDL cholesterol, đối với phụ nữ là không quá 1 ly mỗi ngày và đối với nam giới là 1 - 2 ly mỗi ngày. Tuy nhiên, đây không phải là một biện pháp cải thiện được khuyến khích sử dụng.

6.4. Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên có thể cải thiện các loại cholesterol trong máu. Đi bộ mỗi ngày, đạp xe, bơi lội, giữ tinh thần sảng khoái,… là những bài tập có hiệu quả trong việc thay đổi lượng cholesterol HDL, LDL cũng như lượng cholesterol tổng trong máu.

6.5. Dừng hút thuốc

Dừng thói quen hút thuốc có thể cải thiện hiệu quả mức cholesterol HDL trong máu. Quá trình từ bỏ dần thói quen hút thuốc sẽ giảm áp suất máu, giảm dần nguy cơ xảy ra các cơn đau tim và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

7. Xét nghiệm định lượng HDL - C ở đâu uy tín?

Hiện nay Alo Xét Nghiệm đã và đang triển khai thực hiện định xét nghiệm định lượng HDL - C để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Với sự đầu tư trang thiết bị hiện đại được vận hành theo tiêu chuẩn  Y khoa cùng với sự giám sát chặt chẽ của đội ngũ nhân viên y tế lành nghề và các chuyên gia đầu ngành. Chúng tôi luôn nỗ lực để mang đến cho khách hàng những kết quả xét nghiệm chính xác và nhanh chóng nhất.

Bên cạnh đó, cơ sở triển khai dịch vụ lấy mẫu tại nhà giúp khách hàng thêm thuận tiện, không cần mất thời gian đi lại, chờ đợi.

Chỉ với thao tác rất đơn giản là gọi điện đến tổng đài 1900 989 993 là sẽ có kỹ thuật viên của Alo Xét Nghiệm trực tiếp đến tận nơi, luôn sẵn lòng phục vụ quý khách.

 

+

Tác giả: Thanh Ngân

Đăng ký tư vấn

Tại sao nên chọn phòng khám Alo Xét Nghiệm

Chuyên sâu về tầm soát ung thư - Gen - Di truyền
Đội ngũ cố vấn là tiến sĩ, bác sĩ đầu ngành
Trang thiết bị Y tế hiện đại
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà nhanh chóng
Chi phí xét nghiệm hợp lý
Tư vấn và trả kết quả qua SMS, E-mail

Xét nghiệm thời gian thromboplastin một phần hoạt hóa

Phương pháp xét nghiệm thời gian thromboplastin một phần sẽ thu thập mẫu máu từ người bệnh. Các mẫu máu sẽ được thêm các hóa chất vào để xác định thời gian đông máu.

Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi bằng máy đếm tổng trở

Các chỉ số tế bào máu sẽ phản ánh trực tiếp hoặc gián tiếp tình trạng sinh lý của bệnh nhân hoặc đưa ra thông tin về một số bệnh lý của cơ thể. Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi gợi ý định hướng nguyên nhân gây bệnh và phát hiện ra các hiện tượng bất thường của cơ thể

Xét nghiệm độ tập trung tiểu cầu

Tiểu cầu là một thành phần quan trọng của máu. Tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu và cầm máu của cơ thể. Xét nghiệm độ tập chung tiểu cầu là xét nghiệm giúp kiểm tra, đánh giá được hoạt động, chức năng của tiểu cầu trong cơ thể.

Xét nghiệm INR

Xét nghiệm INR là một loại xét nghiệm máu có liên quan đến hiện tượng đông vón máu, biểu thị thời gian đông máu của bệnh nhân. Xét nghiệm được dùng để đánh giá hiệu quả của việc dùng thuốc cũng như giúp bác sĩ xác định được liều lượng thuốc loãng máu cần được sử dụng.

Thời gian Thrombin time (TT)

Xét nghiệm xác định thời gian Thrombin (Thrombin time) là xét nghiệm đánh giá chức năng đông máu của cơ thể. Thời gian Thrombin (TT) thường thay đổi ở một số bệnh lý khác nhau.