Áp xe vú: Nguyên nhân, dấu hiệu và biện pháp phòng ngừa

Xuất bản: 2022-01-05

Bài viết được tham vấn y khoa bởi: Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Văn Hùng

Áp xe vú là tình trạng viêm, sưng đỏ, có hạch ấn đau và tích tụ dịch mủ do vi khuẩn gây ra. Vi khuẩn gây bệnh có thể xâm nhập trực tiếp vào tuyến vú qua các ống dẫn sữa hoặc các vết xây xát ở núm vú và quầng vú hoặc từ đường toàn thân qua các ổ nhiễm khuẩn hoặc nhiễm trùng huyết

1. Áp xe vú là gì?

Áp xe là tình trạng viêm sưng và tích tụ mủ do nhiễm trùng gây ra, trong đó có áp xe vú. Áp xe ở vú có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, kể cả nam giới và nữ giới, cả phụ nữ sau khi sinh lẫn phụ nữ các độ tuổi khác. Tuy nhiên, áp xe vú thường gặp nhất là phụ nữ sau khi sinh và cho con bú do vú hoạt động nhiều, cần cung cấp sữa để nuôi trẻ.

Nguyên nhân gây áp xe vú là các loại tụ cầu, liên cầu, trực khuẩn, phế cầu, vi khuẩn kị khí,… Khi nhiễm trùng xảy ra, tế bào bạch cầu được sản sinh nhiều hơn để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Dịch mủ chính là kết quả của tế bào bạch cầu và vi khuẩn chết trong quá trình miễn dịch cơ thể này.

Tuy nhiên nếu dịch tích tụ quá mức tại cơ quan nhiễm bệnh, cụ thể là vú sẽ gây ra áp xe. Áp xe khiến vú trở thành một cái túi kín chứa đầy dịch mủ. khi dịch mủ ngày càng nhiều, ổ áp xe ngày càng lớn thì triệu chứng bệnh cũng như các biến chứng cũng nguy hiểm hơn.

2. Nguyên nhân gây áp xe vú

Áp xe vú là do hai loại vi khuẩn là Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng) và Streptococcus (liên cầu khuẩn) gây ra. Ngoài ra, có một số trường hợp ghi nhận bị áp xe vú gây nên bởi vi khuẩn kỵ khí, trực khuẩn thương hàn và tắc nghẽn ở ống dẫn ở núm vú do sẹo.

Cơ chế hoạt động của vi khuẩn

Vi khuẩn thâm nhập vào vú và hình thành ổ áp xe thông qua một số đường dưới đây: 

  • Bề mặt da của người phụ nữ đó.
  • Miệng của em bé bú mẹ.
  • Vết rách của da.
  • Lỗ mở của ống tuyến vú.

3. Những triệu chứng của bệnh áp xe vú

Những phụ nữ đang cho con bú thường xuyên bị tắc tia sữa hay viêm tuyến vú sẽ là những người có nguy cơ cao bị áp xe vú. Nếu bạn nhận thấy có những dấu hiệu dưới đây thì nên đi khám ngay tại những cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán bệnh chính xác và điều trị kịp thời, tránh gây nên những biến chứng nguy hiểm về sau.

3.1. Cảm giác đau nhức bên trong tuyến vú

Áp xe vú là tình trạng trong vú có nang chứa dịch mủ và các mô bị viêm. Vì vậy khi bị áp xe vú, mẹ bầu sẽ không thể tránh khỏi cảm giác đau nhức sâu bên trong tuyến vú. Cảm giác đau sẽ tăng dần lên khi dùng tay ấn vào vùng bị áp xe, cử động vai và cánh tay.

3.2. Vú căng và sưng to

Khi bị áp xe các mẹ bầu đều cảm thấy vú của mình bị sưng và căng cứng hơn bình thường. Tình trạng sưng và căng ngực ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Ngực sưng to khiến các mẹ cảm thấy nặng nề ở nửa người trên.

3.3. Xuất hiện cục cứng bên trong vú

Đây là một trong những triệu chứng điển hình của áp xe vú. Khi mẹ bầu dùng tay sờ nắn ngực sẽ cảm nhận được một hoặc nhiều cục cứng bên trong vú và sẽ cảm thấy đau nhức, sưng đỏ.

3.4. Đau buốt khi cho con bú

Nếu đang trong quá trình cho con bú mà gặp phải tình trạng viêm tuyến vú, tắc tia sữa hay áp xe tuyến vú, bạn sẽ cảm thấy đau buốt khi khi cho con bú. Nếu gặp phải tình trạng này bạn nên ngừng việc cho con bú và đi khám ngay khi có thể. Cho con bú trong giai đoạn này vừa gây đau nhức, khó chịu cho mẹ, mặt khác trong sữa có chữa lẫn dịch mủ  rất dễ gây bệnh cho em bé, nhất là với trẻ sơ sinh.

3.5. Trẻ bú không ra sữa

Tình trạng áp xe vú ở mẹ đang cho con bú thường là biến chứng khi mẹ bị tắc tia sữa, viêm tuyến vú. Khi đó, em bé bú không ra sữa hoặc chỉ ra ít sữa và người mẹ cũng không thể cung cấp đủ sữa theo nhu cầu ăn của con, rất dễ làm trẻ quấy khóc và cáu giận.

3.6. Da ngực nóng và sưng đỏ

Nếu khối áp xe vú không nằm ở sâu bên trong vú, bạn sẽ cảm thấy da ngực tại vị trí áp xe sưng tấy, có màu đỏ hoặc vàng, thậm chí bị hoại tử, khi dùng tay sờ sẽ cảm thấy nóng.

3.7. Sốt, có cảm giác ớn lạnh

Áp xe vú là tình trạng viêm nhiễm tuyến vú đã hình thành mủ, vì vậy rất dễ gây ra hiện tượng sốt, tùy thuộc vào tình trạng viêm nhiễm ở vú mà có thể chỉ sốt nhẹ khoảng 38 độ hay sốt cao lên đến 39-40 độ. Khi bị sốt, người mẹ thường cảm thấy ớn lạnh và rùng mình.

4. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc áp xe vú

Áp xe vú là bệnh lý xảy ra đối với phụ nữ thời kỳ sau sinh và đang cho con bú. Đây là một tình trạng khá nguy hiểm gây nên nhiều ảnh hưởng đến chất lượng sữa, sức khỏe của mẹ và nếu chuyển biến nặng sẽ gây nên ung thư vú. Những đối tượng dễ mắc áp xe vú được kể đến như:

  • Phụ nữ cho con bú: Những kẽ hở núm vú nứt (do sữa mẹ hoặc do trẻ cắn vào) sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.
  • Phụ nữ trong thời kỳ sinh đẻ, nuôi con không đảm bảo thể chất và tinh thần: Nếu ở giai đoạn này chị em hay ốm đau, chế độ ăn uống nghèo nàn chất dinh dưỡng, hay thức đêm, lao động vất vả, không ngủ đủ giấc, hay căng thẳng… sẽ khiến cho sữa ứ đọng ở tuyến vú gây nên hiện tượng áp xe.
  • Tắc tia sữa: Khi phụ nữ bị tắc tia sữa trong thời gian dài nhưng không thực hiện thông tắc sữa sẽ khiến cho sữa đông kết, chèn ép vào những ống dẫn sữa khác, từ đó những ổ áp xe được hình thành. Vệ sinh không sạch sẽ: Việc chị em không vệ sinh bầu ngực sạch sẽ, mặc một áo ngực nhiều ngày hay mặc áo ngực quá chật sẽ khiến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào cơ thể.
  • Cho trẻ bú không đúng cách: Khi bé không được bú đúng cách, không bú đủ số lần và không đủ thời gian sẽ khiến cho đầu vú bị trầy xước, sữa bị tích tụ trong vú gây nên hiện tượng áp xe.

5. Điều trị áp xe vú như thế nào?

Để điều trị áp xe vú hiệu quả, bạn hãy tham khảo những lưu ý dưới đây:

  • Nghỉ ngơi nhiều, không cho con bú bên vú bị áp xe.
  • Nên ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa nhưng đảm bảo đủ dinh dưỡng để nhanh hồi phục sức khỏe.
  • Chỉ cho con bú bên không bị áp xe hoặc vắt sữa ra cho con bú ngoài để tránh tình trạng nhiễm khuẩn cho trẻ.Xoa bóp nhẹ nhàng, chườm nóng, vắt bỏ sữa để hỗ trợ thông tuyến sữa.
  • Thực hiện uống thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc giảm đau và thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
  • Trong trường hợp uống thuốc không điều trị triệt để bệnh, bên vú áp xe sẽ được chích rạch, dẫn lưu tháo mủ. Chỉ cần chích nặn mủ đối với áp xe vùng da nông. Đối với áp xe sâu bên trong, chích áp xe theo đường nan hoa ở chỗ nông nhất nhưng phải cách núm vú từ 2 cm đến 3 cm. Sau khi tháo mủ bác sĩ sẽ đặt ống dẫn lưu. Hàng ngày, vú áp xe sẽ được bơm rửa các ổ dịch bằng dung dịch sát khuẩn, kết hợp với dùng thuốc kháng sinh toàn thân.

6. Một số biện pháp phòng ngừa bệnh áp xe vú

Bệnh áp xe vú chủ yếu xảy ra ở phụ nữ sau sinh và cho con bú. Để phòng bệnh áp xe vú, mẹ đang cho con bú cần chú ý một số điều sau:

  • Sau khi sinh con mẹ nên mát xa nhẹ nhàng bầu vú để ống dẫn sữa thông thoát và cho con bú sớm ngay sau sinh, bú thường xuyên và bú đúng tư thế.
  • Vệ sinh núm vú đúng cách và sạch sẽ trước và sau khi cho con bú.
  • Nên cho trẻ bú hết sữa và luân phiên hai bên vú, nếu không, phải vắt hết sữa thừa sau mỗi lần con bú.
  • Nếu có hiện tượng tắc tia sữa, phải điều trị kịp thời để thông ống dẫn sữa. Để tránh bị tắc tia sữa, bạn có thể xoa bóp bằng tay, chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại hoặc hút sữa bằng máy...Tránh làm nứt hoặc xước núm vú vì đây là điều kiện tốt để vi khuẩn xâm nhập làm viêm tuyến sữa; cũng nên tránh để da bị khô nẻ. Nên mặc áo ngực phù hợp, vừa vặn... để tránh gây tổn thương vú.
  • Không cai sữa sớm, khi cai sữa, nên giảm dần số lượng và số cữ bú từ từ.

Qua bài viết này, chị em đã có được câu trả lời cho câu hỏi “áp xe vú là gì”. Đây là tình trạng bệnh nguy hiểm nên chị em không nên chủ quan tự mua thuốc về chữa trị mà cần đến thăm khám và nhận tư vấn của bác sĩ. Bên cạnh đó cũng nên chủ động có biện pháp phòng tránh để đảm bảo tốt cho sức khỏe của bản thân và con yêu.

+

Tác giả: Đức Explus

Đăng ký tư vấn

Tại sao nên chọn phòng khám Alo Xét Nghiệm

Chuyên sâu về tầm soát ung thư - Gen - Di truyền
Đội ngũ cố vấn là tiến sĩ, bác sĩ đầu ngành
Trang thiết bị Y tế hiện đại
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà nhanh chóng
Chi phí xét nghiệm hợp lý
Tư vấn và trả kết quả qua SMS, E-mail

Bệnh bạch biến: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Bạch biến là một tổn thương mất tế bào sắc tố da dẫn đến vùng da bị giảm sắc tố với nhiều kích cỡ khác nhau. Nguyên nhân thường không rõ, nhưng các yếu tố di truyền và tự miễn là có thể liên quan. Chẩn đoán dựa vào khám tổn thương da.

06/10/2022 11:33

Bệnh Gout (Gút): Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Bệnh gout là bệnh lý xương khớp có sự liên quan mật thiết đến quá trình chuyển hóa axit uric trong cơ thể. Tỷ lệ mắc bệnh này đang ngày càng gia tăng và trẻ hóa. Cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh Gout qua chia sẻ bên dưới!

05/10/2022 11:24

Bệnh Rubella: Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị, phòng ngừa

Bệnh Rubella là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Rubella gây ra. Phần lớn bệnh thường ở mức độ nhẹ, thường gặp ở trẻ em và thanh niên. Bệnh Rubella gây ra tác hại nguy hiểm đến sức khỏe của bà mẹ cũng như thai nhi nếu bà mẹ bị nhiễm vi rút trong thời kì mang thai.

21/10/2022 21:57

Bệnh U xơ tử cung: Nguyên nhân, biến chứng và cách phòng tránh

U xơ tử cung là căn bệnh lành tính và không đáng sợ như ung thư tử cung nhưng biến chứng của bệnh sẽ gây ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng cuộc sống của phụ nữ. Vậy u xơ tử cung là gì? Cách phòng tránh thế nào hiệu quả? Cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu ở bài viết dưới đây

23/04/2022 10:02

U nang buồng trứng

U nang buồng trứng là căn bệnh xuất hiện khá phổ biến và thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Một số dạng của bệnh này hoàn toàn không nguy hiểm và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, một vài dạng u nang buồng trứng khác lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của chị em, thậm chí dẫn tới vô sinh.

05/09/2022 09:24