Áp xe thận: Nguyên nhân, dấu hiệu và biện pháp phòng ngừa bệnh

Xuất bản: 2022-10-04

Bài viết được tham vấn y khoa bởi: Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Văn Hùng

Áp xe thận là tình trạng thận xuất hiện ổ mủ xung quanh do có nhiễm trùng các mô thận ngoại vi hoặc mô mềm xung quanh thận. Đây là một hiện tượng phổ biến liên quan tới sỏi thận do nhiễm trùng hoặc chân thương.

1. Áp xe thận là gì?

Áp xe thận là hiện tượng xuất hiện ổ mủ quanh thận do có nhiễm trùng các mô mềm xung quanh thận hay nhiễm trùng mô thận ngoại vi. Đây là một bệnh phổ biến do những chấn thương và nhiễm trùng có liên quan đến sỏi thận.

Bệnh áp xe thận bao gồm 2 thể trong đó:

  • Áp xe thận vi thể: là thể áp xe thận nằm trong các mô thận, khá hiếm gặp và có thể dẫn đến bệnh suy thận.
  • Áp xe thận đại thể: là thể áp xe thận mà ổ mủ trong các mô thận, có thể xảy ra sau viêm bể thận cấp tính và viêm bể thận gây co mạch và viêm thận.

2. Nguyên nhân gây nên áp xe thận

Theo các chuyên gia, bác sĩ, nguyên nhân chính gây ra bệnh áp xe thận bao gồm:

  • Nhiễm khuẩn huyết: Tình trạng nhiễm trùng ở các cơ quan khác như viêm phổi, viêm phúc mạc lan vào máu có thể mang vi khuẩn vào mô thận, từ đó gây ra viêm bể thận hoặc áp xe thận bên trong.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Nhiễm trùng niệu quản, bàng quang hay niệu đạo hoàn toàn có thể lan vào thận và gây viêm bể thận hoặc áp xe thận.
  • Nhiễm vi khuẩn Mycoplasma: Trường hợp bị áp xe thận do nhiễm khuẩn Mycoplasma hominis thường xảy ra ở những người cấy ghép thận. Cụ thể, khi thận mới được cấy ghép, nếu như cơ thể người bệnh không có hệ miễn dịch khỏe mạnh thì khả năng bị vi khuẩn tấn công là vô cùng lớn, trong đó có cả Mycoplasma hominis.
  • Do sỏi đường tiết niệu: Sỏi đường tiết niệu gây ra tổn thương niệu quản dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng, dần dần lây lan vào thận gây áp xe thận.
  • Do viêm thận: Viêm thận đã tạo điều kiện cho nhiễm trùng thận và dẫn đến áp xe thận;Do người bệnh lạm dụng thuốc tiêm tĩnh mạch hoặc bàng quang thần kinh.

 3. Một số dấu hiệu, triệu chứng của bệnh áp xe thận

Dưới đây là một số dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của áp xe thận:

  • Sốt kèm ớn lạnh.
  • Run rẩy không kiểm soát được.
  • Đổ mồ hôi quá nhiều.
  • Đau bụng.
  • Tiểu đau, nước tiểu có máu.
  • Hạ huyết áp.
  • Da nhợt nhạt.
  • Nhịp tim nhanh.

Trong trường hợp bệnh điển hình, các triệu chứng áp xe thận do cầu khuẩn thường xuất hiện đột ngột. Bệnh nhân có hội chứng nhiễm khuẩn rõ rệt với các biểu hiện sốt cao, rét run, mạch nhanh. Kèm theo đó là tình trạng đau nhiều ở hố thắt lưng, giống như một bệnh cảnh của viêm thận - thể thận cấp. Ở giai đoạn đầu người bệnh, không đái ra mủ và nước tiểu hoàn toàn bình thường, nguyên nhân là do ổ mủ không thông với đường niệu. Ngược lại, có khá nhiều trường hợp áp xe thận có bệnh cảnh diễn ra từ từ hơn.

4. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc áp xe thận

Theo thống kê, cứ 10,000 người thì có khoảng từ 1 - 10 người mắc bệnh áp xe thận. Đáng chú ý, nam giới và nữ giới có nguy cơ mắc bệnh như nhau. Tuy nhiên, những người bị bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc áp xe thận rất cao, chiếm 1/3 tổng số các ca bệnh.

Ngoài ra, vẫn có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc áp xe thận, chẳng hạn như:

  • Phụ nữ mang thai.
  • Bệnh nhân cao tuổi: từ 65 tuổi trở lên.
  • Bệnh hồng cầu hình liềm.
  • Bệnh tự miễn.

5. Các phương pháp điều trị bệnh áp xe thận

Dựa trên kích thước áp xe thận và tình trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ có thể áp dụng một số phương pháp điều trị như sau:

  • Thuốc kháng sinh: Đây là cách điều trị được áp dụng đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm trùng thận. Thuốc có thể được dùng theo đường uống hoặc tiêm qua tĩnh mạch. Loại kháng sinh và thời gian sử dụng bao lâu sẽ tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh và loại vi khuẩn được tìm thấy trong xét nghiệm nước tiểu. Thông thường, những dấu hiệu nhiễm trùng thận bắt đầu biến mất trong vòng một vài ngày kể từ khi tiến hành điều trị. Tuy nhiên, việc uống thuốc kháng sinh vẫn cần duy trì thêm một tuần hoặc lâu hơn. Bác sĩ sẽ đưa ra toàn bộ liệu trình kháng sinh cụ thể để đảm bảo rằng các nhiễm trùng hoàn toàn bị loại bỏ.
  • Thuốc ức chế men chuyển: Trường hợp đồng thời bị tăng huyết áp và áp xe thận, các sĩ thường kê thuốc ức chế men chuyển cho người bệnh.
  • Metformin và insulin: Trường hợp đồng thời bị tiểu đường và áp xe thận, bác sĩ sẽ cho sử dụng thuốc metformin và insulin.
  • Dẫn lưu dưới da: Mủ trong khối áp xe được dẫn lưu từ bên ngoài, tiếp đó ống thông vẫn được để lại để tiếp tục dẫn lưu và tiêm kháng sinh mỗi ngày.

Ngoài ra, người bệnh cũng kiểm soát bệnh này bằng các biện pháp sau:

  • Sử dụng thuốc giảm đau: Trường hợp bị sốt hoặc khó chịu, bạn có thể dùng loại thuốc giảm đau aspirin chứa acetaminophen (Tylenol®) theo đúng sự chỉ dẫn của dược sĩ hoặc dùng thuốc theo toa mà bác sĩ cung cấp.
  • Dùng nhiệt: Sử dụng một miếng đệm nóng đặt lên bụng, lưng hoặc bên hông để giảm cảm giác áp lực hoặc đau.
  • Uống nhiều nước: Việc uống nhiều nước mỗi ngày sẽ giúp vi khuẩn thải ra từ đường tiết niệu. Chú ý, không nên uống cà phê và rượu cho đến khi tình trạng nhiễm trùng khỏi hoàn toàn vì những loại đồ uống này có thể làm bệnh tiểu rắt nặng hơn.

6. Một số biện pháp phòng ngừa áp xe thận

Nếu không muốn mắc áp xe thận, ngay từ bây giờ các bạn hãy chủ động thực hiện đồng thời các biện pháp phòng tránh bệnh như sau:

  • Sống lành mạnh, khoa học, thực hiện chế độ sinh hoạt hợp lý.
  • Chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để duy trì sức khỏe, tăng sức đề kháng.
  • Có chế độ dinh dưỡng phù hợp, tránh xa thực phẩm, đồ uống không tốt cho sức khỏe, nhất là rượu bia.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ tại cơ sở y tế uy tín để sớm phát hiện ra bệnh.
  • Không dùng chất kích thích dưới mọi hình thức.
  • Uống nhiều nước giúp nâng cao sức đề kháng, đào thảo vi khuẩn ra từ đường tiết niệu.

Bài viết này đã cung cấp cho độc giả những thông tin chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng tránh và điều trị áp xe thận. Đây là căn bệnh nguy hiểm nên chúng ta hoàn toàn không được chủ quan. Hãy chủ động áp dụng các biện pháp phòng tránh áp xe thận ngay từ hôm nay để bảo vệ sức khỏe bản thân.

+

Tác giả: Khôi Nguyên

Đăng ký tư vấn

Tại sao nên chọn phòng khám Alo Xét Nghiệm

Chuyên sâu về tầm soát ung thư - Gen - Di truyền
Đội ngũ cố vấn là tiến sĩ, bác sĩ đầu ngành
Trang thiết bị Y tế hiện đại
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà nhanh chóng
Chi phí xét nghiệm hợp lý
Tư vấn và trả kết quả qua SMS, E-mail

Bệnh bạch biến: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Bạch biến là một tổn thương mất tế bào sắc tố da dẫn đến vùng da bị giảm sắc tố với nhiều kích cỡ khác nhau. Nguyên nhân thường không rõ, nhưng các yếu tố di truyền và tự miễn là có thể liên quan. Chẩn đoán dựa vào khám tổn thương da.

06/10/2022 11:33

Bệnh Gout (Gút): Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Bệnh gout là bệnh lý xương khớp có sự liên quan mật thiết đến quá trình chuyển hóa axit uric trong cơ thể. Tỷ lệ mắc bệnh này đang ngày càng gia tăng và trẻ hóa. Cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh Gout qua chia sẻ bên dưới!

05/10/2022 11:24

Bệnh Rubella: Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị, phòng ngừa

Bệnh Rubella là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Rubella gây ra. Phần lớn bệnh thường ở mức độ nhẹ, thường gặp ở trẻ em và thanh niên. Bệnh Rubella gây ra tác hại nguy hiểm đến sức khỏe của bà mẹ cũng như thai nhi nếu bà mẹ bị nhiễm vi rút trong thời kì mang thai.

21/10/2022 21:57

Bệnh U xơ tử cung: Nguyên nhân, biến chứng và cách phòng tránh

U xơ tử cung là căn bệnh lành tính và không đáng sợ như ung thư tử cung nhưng biến chứng của bệnh sẽ gây ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng cuộc sống của phụ nữ. Vậy u xơ tử cung là gì? Cách phòng tránh thế nào hiệu quả? Cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu ở bài viết dưới đây

23/04/2022 10:02

U nang buồng trứng

U nang buồng trứng là căn bệnh xuất hiện khá phổ biến và thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Một số dạng của bệnh này hoàn toàn không nguy hiểm và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, một vài dạng u nang buồng trứng khác lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của chị em, thậm chí dẫn tới vô sinh.

05/09/2022 09:24