Áp xe phổi: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Xuất bản: 2022-10-04

Bài viết được tham vấn y khoa bởi: Bác sĩ CKII Trần Nguyên Trung

Áp phổi là một nhiễm trùng phổi hoại tử được đặc trưng bởi một tổn thương dạng hang chứa mủ. Nó thường gây ra bởi sự hít dịch tiết vùng miệng ở những bệnh nhân suy giảm ý thức. Triệu chứng bao gồm ho dai dẳng, sốt, đổ mồ hôi và giảm cân.

 1. Áp xe phổi là gì?

Đây là bệnh lý do viêm nhiễm hoại tử cấp tính không phải lao, tác nhân gây bệnh phổ biến là các loại nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng gây viêm nhiễm, hoại tử nhu mô phổi. Tác nhân gây bệnh này có thể đi theo đường hô hấp vào phổi hoặc do nhiễm trùng bộ phận khác lan sang. 

Ổ mủ hình thành hầu hết là xác bạch cầu chết và các vi sinh vật gây bệnh, do không có đường thoát ra ngoài nên tạo thành các ổ tích tụ trong phổi. Dịch mủ tích tụ càng lâu thì nguy cơ gây hoại tử mô phổi xung quanh càng cao.

Căn bệnh này đang chiếm khoảng 4,8% tổng số ca bệnh về phổi. Áp xe phổi thường gặp hơn ở các bệnh nhân mắc bệnh lý nền về phổi như: nhồi máu phổi, ung thư phổi, chấn thương lồng ngực hở,… Áp xe phổi kết hợp với bệnh lý nền gây khó khăn trong điều trị và nguy cơ biến chứng cao.

2. Nguyên nhân bệnh áp xe phổi

Nguyên nhân của áp xe phổi khiến bệnh được phân chia thành loại: áp xe phổi nguyên phát và áp xe phổi thứ phát.

2.1. Áp xe phổi nguyên phát 

Áp xe phổi nguyên phát xuất phát từ việc phổi bị nhiễm trùng. Viêm phổi hít hình thành sau khi thức ăn hay dịch tiết từ miệng, dạ dày hoặc các xoang đi vào trong phổi thay vì đi xuống thực quản. Đây là nguyên nhân rất thường gặp gây áp xe phổi nguyên phát.

Việc hít phải thức ăn thường gặp ở những người bị say hoặc bất tỉnh. Chất hít vào thường làm tổn thương nhu mô phổi do có nhiều vi khuẩn, bất kể là vi khuẩn viêm nhiễm từ môi trường ngoài hay vi khuẩn thường trú ở miệng, đường hô hấp hay dạ dày.

Nghiện rượu cũng là một nguyên nhân phổ biến khiến cho người bệnh bị áp xe phổi. Những người nghiện rượu thường dễ nôn ói và mất ý thức. Do đó, họ dễ hit phải chất nôn và vi khuẩn từ dạ dày, dẫn đến viêm phổi. Bên cạnh đó, những người nghiện rượu có hệ miễn dịch yếu do tình trạng sức khoẻ và dinh dưỡng bất thường, càng tạo điều kiện cho viêm nhiễm phát triển.

2.2. Áp xe phổi thứ phát

Nguyên nhân của áp xe phổi thứ phát bao gồm những lý do không bắt nguồn từ việc viêm nhiễm ở nhu mô phổi. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là: tắc nghẽn các đường dẫn khí lớn ở trong phổi , hoặc các bệnh lý ở phổi mà người bệnh đang mắc phải hay tình trạng viêm nhiễm từ cơ quan khác lây lan qua cho phổi.

3. Triệu chứng của bệnh áp xe phổi

Triệu chứng lâm sàng của bệnh áp xe phổi thường phát triển trong vòng nhiều tuần đến nhiều, được chia làm các giai đoạn sau:  tháng bao gồm: sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi, ho có mùi hôi và nước bọt có vị khó chịu. Bệnh nhân thường mệt mỏi, yếu ớt, chán ăn và sút cân. 

  • Ổ mủ kín: Ho khan, sốt cao, ớn lạnh, có thể lên đến 39-40 độ C, mệt mỏi, chán ăn, sụt cân. Bệnh nhân thường đau ngực ở vị trí có tổn thương, có thể có khó thở.
  • Ộc mủ: Triệu chứng ho và đau ngực biểu hiện nặng nề hơn. Ho ộc ra nhiều mủ đặc quánh. Đặc điểm của mủ có thể gợi ý nguyên nhân gây bệnh: mủ màu sôcôla thường do amip, mủ hôi thối thường do vi khuẩn kỵ khí, mủ màu xanh thường do liên cầu. Toàn thân mệt mỏi, vã mồ hôi. Sau khi ho ộc ra được mủ, toàn trạng cải thiện, người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn, ăn uống được.  
  • Ổ mủ mở thông với phế quản: Người bệnh vẫn tiếp tục ho, nhất là khi thay đổi tư thế, khạc mủ ra ít hơn.

4. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh áp xe phổi 

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh áp xe phổi bao gồm:

  • Tuổi tác: những người lớn trên 60 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Nghiện rượu, thuốc lá, sử dụng ma túy.
  • Tổng trạng suy kiệt, mệt mỏi, suy dinh dưỡng.
  • Mắc bệnh đái tháo đường và các bệnh phổi mãn tính khác như u phổi, ung thư phổi, giãn phế quản, lao phổi, kén phổi bẩm sinh, thuyên tắc phổi.
  • Cơ địa suy giảm miễn dịch.
  • Sau gây mê, đặt nội khí quản, lưu đường truyền tĩnh mạch lâu ngày.
  • Sau phẫu thuật vùng răng hàm mặt, tai mũi họng.
  • Chấn thương ngực hở, có dị vật kèm theo.
  • Khó nuốt, rối loạn chức năng hầu họng.

5. Biến chứng của bệnh áp xe phổi 

Trong một số trường hợp hiếm hoi, áp xe phổi có thể bị vỡ. Đây là một vấn đề nghiêm trọng. Các biến chứng tiềm ẩn sau khi điều trị áp xe bị vỡ hoặc phẫu thuật là:

  • Tràn mủ màng phổi: Mủ từ ổ áp xe tràn ra khoang màng phổi. Tình trạng này có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh và cần cấp cứu xử trí cho bệnh nhân.
  • Lỗ rò phế quản màng phổi: Là sự xuất hiện bất thường của một đường thông ở các đường dẫn khí lớn của phổi và khoang màng phổi. Điều trị lỗ rò bằng phẫu thuật mở hoặc nội soi.
  • Chảy máu từ phổi hoặc thành ngực: Lượng máu có thể ít hoặc nhiều, cũng có thể nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
  • Nhiễm trùng lây lan sang các cơ quan khác của cơ thể: Sau khi rời khỏi phổi của người bệnh, vi khuẩn có thể lây lan và tạo ra ổ áp xe ở các cơ quan khác trong cơ thể, bao gồm cả não của bệnh nhân.

6. Một số phương pháp điều trị áp xe phổi

Có rất nhiều phương pháp điều trị áp xe phổi khác nhau tùy theo tình trạng, mức độ tổn thương mô phổi của người bệnh. Trong đó, phương pháp điều trị nội khoa khá dài, thường kéo dài trong khoảng 4 -6 tuần. Do đó, đòi hỏi người bệnh phải phối hợp và tuân theo chỉ định điều trị của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất.

6.1. Điều trị nội khoa

Điều trị bằng thuốc kháng sinh

  • Phối hợp ít nhất 2 loại kháng sinh, có thể dùng đường tiêm truyền tĩnh mạch hoặc đường tiêm bắp, dùng liều cao ngay từ đầu.
  • Dùng kháng sinh ngay sau khi lấy được bệnh phẩm xét nghiệm vi sinh vật từ người bệnh. Có thể thay đổi kháng sinh dựa vào đặc điểm lâm sàng và kháng sinh đồ. Tuy nhiên, lưu ý sự thay đổi này cần có sự chỉ định của bác sĩ, người bệnh không được tự ý điều chỉnh.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian tối thiểu là 4 tuần. Quá trình này có thể kéo dài lên đến 6 tuần tùy vào đáp ứng lâm sàng và kết quả X-quang phổi của người bệnh.

Dẫn lưu ổ áp xe

  • Dẫn lưu tư thế vỗ rung lồng ngực: Dựa vào phim chụp X-quang phổi thẳng nghiêng để chọn tư thế dẫn lưu, vỗ rung lồng ngực cho người bệnh. Có thể dẫn lưu tư thế nhiều lần/ngày, để người bệnh ở tư thế dẫn lưu tốt nhất, thời gian tăng dần kết hợp với vỗ rung. Việc vỗ rung cũng tăng dần theo thời gian, có thể vỗ rung 2 – 3 lần/ngày, lúc đầu khoảng 5 phút, sau đó tăng lên 10 – 20 phút.
  • Có thể hút mủ ở phế quản, dẫn lưu ổ áp xe nhờ thực hiện phương pháp nội soi phế quản ống mềm. Bên cạnh đó, việc soi phế quản ống mềm còn giúp phát hiện các tổn thương làm tắc nghẽn phế quản, hoặc gắp bỏ dị vật trong phế quản nếu có.
  • Chọc dẫn lưu mủ qua da: Phương pháp này áp dụng đối với những ổ áp xe phổi ở ngoại vi, tức là những ổ áp xe không thông với phế quản, ổ áp xe ở sát thành ngực hoặc dính với màng phổi. Sử dụng một ống thông chuyên dụng đặt vào ổ áp xe, hút dẫn lưu liên tục.

6.2. Điều trị phẫu thuật

Khoảng 10% các trường hợp ổ áp xe được bác sĩ chỉ định thực hiện can thiệp ngoại khoa, chủ yếu là tiến hành phẫu thuật để cắt phân thùy phổi, hoặc cắt một bên phổi tùy theo mức độ thương tổn. Các trường hợp được chỉ định điều trị phẫu thuật gồm:

  • Khi ổ áp xe lớn hơn 10cm.
  • Đã áp dụng các phương pháp điều trị nội khoa nhưng không hiệu quả.
  • Người bệnh ho ra máu tái đi tái lại nhiều lần, đe dọa tính mạng.
  • Áp xe phổi kết hợp với giãn phế quản gây ra khu trú nặng.
  • Xuất hiện các biến chứng rò phế quản – khoang màng phổi điều trị nội khoa không có kết quả.
  • Ung thư phổi áp xe hóa ở giai đoạn khối u còn phẫu thuật được.

6.3. Điều trị hỗ trợ

  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể người bệnh, đặc biệt là protein và vitamin.
  • Bổ sung nước, duy trì cân bằng nước và điện giải.
  • Giảm các triệu chứng đau, hạ sốt.
  • Sử dụng liệu pháp thở oxy nhằm hỗ trợ hô hấp cho người bệnh.

7. Phòng ngừa áp xe phổi bằng cách nào?

Bệnh áp xe phổi là bệnh lý nhiễm trùng nguy hiểm ở phổi, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Do đó, việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh luôn được ưu tiên trên hết. Sau đây là một số phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả, người bệnh nên lưu ý áp dụng: 

  • Luôn giữ vệ sinh và điều trị tốt các nhiễm khuẩn ở răng, miệng, mũi và họng để tránh sự viêm nhiễm từ trên lan xuống gây áp xe phổi.
  • Chú ý các biện pháp giữ ấm cho cơ thể, nhất là vào mùa đông.
  • Phòng tránh các dị vật rơi vào đường thở.
  • Thận trọng khi tiến hành các thủ thuật ở vùng răng hàm mặt, tai mũi họng để tránh các mảnh vụn rơi vào khí phế quản.
  • Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng cách tập thể dục thường xuyên, bổ sung các loại hoa quả, trái cây và thực phẩm dinh dưỡng chứa nhiều vitamin C và nhóm B.
  • Đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả khi xuất hiện các triệu chứng ho, sốt cao, đau ngực,…

Những phương pháp điều trị trên chỉ mang tính chất tham khảo, tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ dụng phương pháp phù hợp nhất đối với người bệnh.

Áp xe phổi là một bệnh lý nguy hiểm, có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh. Do đó, khi cảm thấy bản thân có những triệu chứng bất thường, người bệnh cần tìm đến các bác sĩ hô hấp gần nhất để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

+

Tác giả: Khôi Nguyên

Đăng ký tư vấn

Tại sao nên chọn phòng khám Alo Xét Nghiệm

Chuyên sâu về tầm soát ung thư - Gen - Di truyền
Đội ngũ cố vấn là tiến sĩ, bác sĩ đầu ngành
Trang thiết bị Y tế hiện đại
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà nhanh chóng
Chi phí xét nghiệm hợp lý
Tư vấn và trả kết quả qua SMS, E-mail

Bệnh bạch biến: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Bạch biến là một tổn thương mất tế bào sắc tố da dẫn đến vùng da bị giảm sắc tố với nhiều kích cỡ khác nhau. Nguyên nhân thường không rõ, nhưng các yếu tố di truyền và tự miễn là có thể liên quan. Chẩn đoán dựa vào khám tổn thương da.

06/10/2022 11:33

Bệnh Gout (Gút): Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Bệnh gout là bệnh lý xương khớp có sự liên quan mật thiết đến quá trình chuyển hóa axit uric trong cơ thể. Tỷ lệ mắc bệnh này đang ngày càng gia tăng và trẻ hóa. Cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh Gout qua chia sẻ bên dưới!

05/10/2022 11:24

Bệnh Rubella: Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị, phòng ngừa

Bệnh Rubella là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Rubella gây ra. Phần lớn bệnh thường ở mức độ nhẹ, thường gặp ở trẻ em và thanh niên. Bệnh Rubella gây ra tác hại nguy hiểm đến sức khỏe của bà mẹ cũng như thai nhi nếu bà mẹ bị nhiễm vi rút trong thời kì mang thai.

21/10/2022 21:57

Bệnh U xơ tử cung: Nguyên nhân, biến chứng và cách phòng tránh

U xơ tử cung là căn bệnh lành tính và không đáng sợ như ung thư tử cung nhưng biến chứng của bệnh sẽ gây ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng cuộc sống của phụ nữ. Vậy u xơ tử cung là gì? Cách phòng tránh thế nào hiệu quả? Cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu ở bài viết dưới đây

23/04/2022 10:02

U nang buồng trứng

U nang buồng trứng là căn bệnh xuất hiện khá phổ biến và thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Một số dạng của bệnh này hoàn toàn không nguy hiểm và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, một vài dạng u nang buồng trứng khác lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của chị em, thậm chí dẫn tới vô sinh.

05/09/2022 09:24