Xây dựng thực đơn cho bệnh nhân ung thư đúng cách và đủ dinh dưỡng

Xuất bản: 2022-11-12

Bài viết được tham vấn y khoa bởi: Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Văn Hùng

Xây dựng chế độ ăn uống cho bệnh nhân ung thư không phải là chuyện dễ dàng bởi người bệnh cần một chế độ dinh dưỡng đảm bảo vừa giúp tăng thể lực, vừa tăng sức đề kháng và nâng cao hiệu quả điều trị. 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi người bệnh được chẩn đoán bị ung thư thì việc áp dụng các phương pháp điều trị cũng như sự phát triển của khối u đều sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc cung cấp và chuyển hóa dinh dưỡng của cơ thể. Lúc này, người bệnh sẽ phải gặp rất nhiều vấn đề, cả sức khỏe và tinh thần đều giảm sút trầm trọng. Chính vì vậy, chế độ ăn cho người ung thư đóng vai trò vô cùng quan trọng. 

Đối với người bệnh ung thư, dinh dưỡng đóng vai trò mật thiết trong việc kéo dài cuộc sống và cải thiện chất lượng sống. Theo số liệu nghiên cứu, có đến 50 - 80% người bệnh ung thư bị sụt cân và 20% người bệnh ung thư tử vong do suy dinh dưỡng nặng. Do đó, xây dựng thực đơn dinh dưỡng hoàn chỉnh sẽ góp phần tăng sức đề kháng, thể lực và hỗ trợ mặt tinh thần cho bệnh nhân ung thư, nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

Người bệnh ung thư cần có một chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng

Người bệnh ung thư cần có một chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng

Vậy, bệnh nhân ung thư nên ăn gì hay thực đơn cho bệnh nhân ung thư cần có gì để bù đắp sụt cân, duy trì sức khỏe và tiếp nhận các can thiệp điều trị tốt hơn?

1. Chế độ dinh dưỡng quan trọng như thế nào với bệnh nhân ung thư?

Mắc ung thư như một "án tử" với bất kỳ ai và số liệu thống kê cho thấy có khoảng 110.000 người chết vì ung thư tại Việt Nam. Và xung hướng người mắc bệnh ung thư ở Việt Nam ngày một tăng nhanh và ngày càng trẻ hóa. Vì thế, ung thư luôn là một nỗi ám ảnh với nhiều người, đặc biệt là những người trẻ tuổi. Phần lớn, khi được chẩn đoán là mắc ung thư giai đoạn cuối, bệnh nhân đều chết vì suy kiệt, gầy sút cân trước khi qua đời do khối u ung thư phát triển quá nhanh và lan rộng.

Có nhiều người vẫn giữ quan điểm "có bệnh thì vái tứ phương" nên tin theo các phương pháp điều trị không chính thống. Theo các chuyên gia Ung bướu, điều này có thể làm chậm quá trình điều trị khiến khối u ngày càng phát triển lan rộng sang các cơ quan khỏe khác, gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. 

Đa phần người bệnh do thiếu hiểu biết, lo sợ bệnh ung thư phát triển hoặc tái phát nên không dám ăn uống, kiêng mọi thực phẩm bổ dưỡng, chế độ ăn thực dưỡng dẫn đến suy dinh dưỡng, sụt cân, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống cũng như không đủ sức khỏe để tiếp tục điều trị bệnh. Chính vì vậy, dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư là vấn đề rất quan trọng. 

Điều trị ung thư là một quá trình lâu dài, gồm nhiều phương pháp. Tìm hiểu người bị ung thư nên ăn gì hợp lý trước, trong và sau quá trình điều trị là điều mỗi người bệnh và người nhà nên làm nhằm tăng cường thể lực cho bệnh nhân. Đồng thời, giúp giảm thiểu được những tác dụng phụ không mong muốn của các phương pháp điều trị ung thư như hóa trị, xạ trị, phẫu thuật… Người bệnh nên tuân thủ chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý để góp phần điều trị bệnh hiệu quả. 

dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

Xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý nhằm mục tiêu là tăng cường thể lực cho bệnh nhân

Vậy chế độ ăn uống cho bệnh nhân ung thư là như thế nào? Để có thể "chiến thắng" bệnh tật, người bệnh cần phải ăn uống đầy đủ thực phẩm đảm bảo các nhóm chất: đạm - tinh bột - các chất béo - rau quả - các vitamin và khoáng chất. 

Một chế độ ăn nhiều cá, rau xanh, hoa quả, ít thịt, uống nhiều nước cũng như chế độ vận động, tập luyện thể dục hợp lý với tình trạng sức khỏe sẽ giúp cơ thể có đủ chất dinh dưỡng để chống lại ung thư. Điều quan trọng là động viên người bệnh cố gắng tuân thủ chế độ dinh dưỡng cũng như tạo thói quen tốt cho bản thân trong "cuộc chiến đấu" với căn bệnh ung thư "quái ác". 

2. Nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

Các chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra những nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư, bao gồm:

  • Các món ăn phải cung cấp đủ năng lượng, chất đạm và các chất dinh dưỡng khác
  • Chia thành nhiều bữa ăn trong ngày, ăn với khẩu phần nhỏ 
  • Dựa vào tình trạng thể chất của người bệnh mà tăng mức độ năng lượng và dinh dưỡng
  • Nên đa dạng các món ăn hàng ngày, tránh tạo sự nhàm chán cho người bệnh
  • Động viên, khuyến khích, tạo không khí lạc quan cho người bệnh trong bữa ăn

3. Dưỡng chất cần thiết trong bữa ăn hàng ngày của bệnh nhân ung thư

Đối với bệnh nhân ung thư, một số loại dưỡng chất cần đảm bảo có trong bữa ăn hàng ngày bao gồm:

3.1. Chất đạm 

Hiện nay, một bộ phận người dân ở nước ta vẫn giữ suy nghĩ cổ hủ đó là người mắc bệnh ung thư không được ăn bồi dưỡng, hạn chế sử dụng các chất đạm có nguồn gốc động vật. Đây là một quan niệm sai lầm.

dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

Protein rất tốt cho bệnh nhân ung thư

Thực tế, protein là một yếu tố cơ bản giúp cơ thể làm lành vết thương, chống nhiễm trùng trong và sau phẫu thuật, hóa chất và xạ trị. Đây cũng là nguyên liệu giúp hồi phục lại khối nạc của cơ thể đã mất do tăng quá trình dị hóa của cơ thể.

Ngoài ra, trong thịt có chứa nguồn protein dồi dào, cung cấp cho cơ thể các loại acid amin thiết yếu. Đồng thời ăn thịt sẽ kích thích vị giác, giúp người bệnh cảm thấy ngon miệng hơn vì tinh thần luôn buồn chán, ăn uống kém. 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khẩu phần ăn của người bệnh ung thư cần đa dạng và cân đối các loại acid amin, bao gồm các loại thịt máu trắng như thịt gia cầm, các loại thịt đỏ như thịt bò có nhiều sắt và kẽm, thịt lợn nạc… Các loại hải sản như tôm, cua, cá cũng là nguồn cung cấp các acid amin và canxi cho cơ thể.

3.2. Tinh bột 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các loại tinh bột giàu chất xơ không làm tăng lượng đường trong máu nhanh như tinh bột có trong cơm và các loại mỳ gạo thông thường. Một số loại tinh bột giàu chất xơ như: ngô, lúa mì, hạt lúa mạch, các loại củ như khoai lang, khoai tây, khoai sọ, sắn… 

Tinh bột giàu chất xơ cũng cung cấp cho bạn nhiều năng lượng để chống lại cảm giác uể oải, mệt mỏi của các triệu chứng bệnh gây ra. Nên hạn chế ăn khoai lang chiên, khoai tây chiên, các món chiên rán hay dùng quá nhiều dầu mỡ để chế biến món ăn. Thay vào đó nên luộc hoặc hấp sẽ giúp giữ được hương vị tươi ngon và dưỡng chất tốt của thực phẩm cho cơ thể. 

Ngoài ra, để đảm bảo sức khỏe, người bệnh cần tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn, các chất phụ gia, chất bảo quản thực phẩm. Bởi đây cũng là một trong những nhân tố góp phần làm tăng tỷ lệ bệnh ung thư.

3.3. Các chất béo lành mạnh

Nếu vẫn phân vân chưa biết bệnh nhân ung thư nên ăn gì thì các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người bệnh nên tiêu thụ các chất béo lành mạnh để duy trì nhiệt độ cơ thể và cung cấp năng lượng. 

Vì thế, trong chế độ ăn thực dưỡng cho người ung thư cần phải có một hàm lượng lipid nhất định, trong đó hàm lượng acid béo không no không quá 50% tổng năng lượng. Những thực phẩm chứa chất béo lành mạnh nên có trong thực đơn cho bệnh nhân ung thư như: dầu ô liu, dầu hướng dương, quả bơ, các loại quả hạch: hạnh nhân, hạt điều, óc chó...

3.4. Rau-củ-quả 

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, khẩu phần ăn có 80% rau xanh và nước ép, hạt, ngũ cốc và chút trái cây sẽ giúp cơ thể sản xuất nhiều kiềm, hạn chế sự sản sinh của tế bào ung thư.  

Các loại thực phẩm này ít chất béo, giàu chất xơ và vitamin, đặc biệt là vitamin A và C. Vitamin A giúp nâng cao khả năng thích nghi của cơ thể đối với chất gây ung thư. Vitamin C có khả năng ngăn chặn tế bào ung thư phát triển, sinh sôi.

Bệnh nhân nên bổ sung thêm nhiều trái cây, rau củ vào chế độ ăn

Bệnh nhân ung thư nên bổ sung thêm nhiều trái cây, rau củ vào chế độ ăn

Một số loại rau xanh, củ quả tươi có lợi cho người ung thư bao gồm, rau bắp cải, rau đay, cần tây, rau ngót, súp lơ, cà chua, đu đủ, khoai lang, nghệ, cam, bưởi, chanh…

Một số thực phẩm có tác dụng ức chế ung thư như: súp lơ, bắp cải, tỏi, củ cải trắng, các loại nấm có tính kháng ung thư như nấm rơm, nấm hương, nấm mỡ.

4. Gợi ý các món ăn dành cho người ung thư

Chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư trong bất kể trường hợp nào đều cần phải đảm bảo sự cân bằng và đầy đủ về mặt dinh dưỡng. Cụ thể trong bữa ăn cần có thịt cá để cung cấp protein, ngũ cốc giúp cung cấp năng lượng, dầu mỡ giúp bổ sung chất béo, rau củ quả cung cấp vitamin và khoáng chất. Dưới đây là gợi ý các món ăn dành cho người ung thư:

  • Bữa sáng: Phở bò với 200gr bánh phở (tương đương với lưng bát to); 70gr thịt bò (khoảng 4 - 5 miếng).
  • Bữa trưa: Cá trắm kho, đậu phụ sốt cà chua, rau cải luộc, cơm trắng, tráng miệng: dưa hấu
  • Bữa phụ chiều: 1 cốc sữa 150ml (nên dùng các loại sữa hạt ít đường)
  • Bữa tối: Trứng gà ốp, thịt kho, rau bắp cải luộc, cơm trắng, tráng miệng: sữa chua  
  • Bữa phụ tối: 1 cốc sữa 100ml

Ngoài ra, người bệnh ung thư có thể sử dụng một số nhóm thực phẩm thay thế tương đương, cụ thể:

  • Nhóm chất đạm: 100gr thịt lợn = 100gr thịt gà bỏ xương = 100gr cá = 150gr tôm = 2 quả trứng = 2 bìa đậu
  • Nhóm tinh bột: 1 lưng bát cơm trắng = 2 lưng bát con bún = 2 củ khoai tây = 2 lát bánh gối = 1 bắp ngô
  • Nhóm chất béo: 5ml dầu thực vật = 3ml mỡ đặc = 12 hạt lạc

5. Một số lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

Khi điều trị bệnh, phần lớn bệnh nhân ung thư đều mất cảm giác ngon miệng, chán ăn, buồn nôn, nôn. Điều này xảy ra không chỉ do bản thân bệnh lý ung thư mà còn do ảnh hưởng của các phương pháp điều trị ung thư. Để giảm thiểu các triệu chứng này, người bệnh nên: 

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ thường xuyên
  • Ăn thành các bữa nhỏ nhiều lần trong ngày; tăng cường ăn những thức ăn ưa thích và hạn chế không ăn quá nhiều thịt đỏ, dùng nước sốt và các loại gia vị trong món ăn…
  • Hoá trị liệu thường gây chán ăn, buồn nôn, nôn do đó người bệnh cần uống nhiều nước khoảng > 2 lít nước/ ngày. Hạn chế hoặc tránh ăn các đồ chiên xào nấu nhiều dầu mỡ, các thức ăn có nhiều mùi, nên ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, tránh ăn quá no một lúc. 

Với trường hợp bệnh nhân bị xạ trị ở vùng đầu cổ có thể gây ra sự giảm tiết nước bọt và dẫn đến khô miệng, đau, viêm nhiễm, hạn chế cử động nhai nuốt… càng làm người bệnh chán ăn, bỏ bữa ngày càng trầm trọng hơn. Để bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư trong tình trạng này, cần lưu ý một số điều sau:

  • Trước khi bắt đầu xạ trị vùng đầu cổ nên khám răng miệng tổng thể.
  • Nên chế biến thức ăn theo cách luộc hoặc hấp nhiều nước, ăn thức ăn mềm, ăn thêm hoa quả chua hoặc nhai kẹo cao su nhằm tăng tiết nước bọt.
  • Tránh ăn đồ quá cay nóng hay quá lạnh, thức ăn cứng, khó nhai nuốt
  • Súc miệng và vệ sinh răng miệng tối thiểu 4 lần/ ngày
  • Uống nhiều nước, trên 2 lít nước/ ngày, có thể uống nước lọc, các loại nước ép trái cây, sinh tố. Hạn chế hoặc tránh sử dụng các đồ uống có cồn, các chất kích thích…

6. Lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng

Rất nhiều người khi phát hiện mình bị mắc ung thư đã chuyển chế độ ăn uống bình thường sang chế độ ăn kiêng khem một cách cực đoan vì lo sợ rằng nếu nạp nhiều chất dinh dưỡng vào cơ thể sẽ khiến bệnh tình phát triển nhanh hơn. 

Thậm chí, không ít bệnh nhân ung thư còn nghĩ rằng, với cách tiết thực như vậy có thể ép chết tế bào ung thư và mình khỏi bệnh. Theo các chuyên gia y tế, quan điểm để "tế bào ung thư chết đói" như vậy là vô lý và phản khoa học. 

Thực tế, sự phát triển của tế bào ung thư phụ thuộc vào sức đề kháng của cơ thể. Những người có hệ thống miễn dịch tốt, sức đề kháng khỏe sẽ kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư. Ngược lại, những người bệnh đã suy kiệt cả thể lực, sức đề kháng và tinh thần thì ung thư sẽ phát triển nhanh hơn. Vì thế, nếu để cơ thể "đói", người bệnh sẽ chết vì suy nhược cơ thể trước khi chết do bệnh ung thư. 

Người bệnh ung thư ăn bất cứ khi nào có nhu cầu nhưng phải đảm bảo đủ lượng và chất dinh dưỡng

Người bệnh ung thư ăn bất cứ khi nào có nhu cầu nhưng phải đảm bảo đủ lượng và chất dinh dưỡng

Vì thế, về việc xây dựng dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư, lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng đưa ra như sau: 

  • Ăn ít nhưng đủ dinh dưỡng, giàu năng lượng và giàu đạm. Nên bổ sung thêm trong thực đơn các sản phẩm giàu dinh dưỡng như sữa dinh dưỡng cho người ung thư.
  • Kiểm soát được lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày
  • Chế biến đa dạng các loại thực đơn dành cho người bị ung thư
  • Khi đang chế biến tránh ngửi mùi thức ăn
  • Trước hoặc sau bữa ăn 30 phút nên uống nước. Trong khi ăn, tránh uống nước vì có thể làm giảm sự ngon miệng. 
  • Hạn chế ăn đồ ngọt, uống nước ngọt, đồ ăn chiên rán nhiều chất béo
  • Để kích thích ngon miệng có thể uống ½ cốc bia hoặc 1 ly rượu nhỏ trước mỗi bữa ăn 30 phút
  • Giữ vệ sinh răng miệng thường xuyên, tuy nhiên tránh không đánh/cạo lưỡi hay không được sử dụng dung dịch sát khuẩn miệng
  • Cần động viên người bệnh xem việc ăn uống là thưởng thức hơn là bắt ép, ép buộc để có tinh thần ăn uống tốt, hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn
  • Ăn bất cứ khi nào người bệnh có nhu cầu nhưng phải đảm bảo đủ lượng và chất dinh dưỡng
  • Nên để bệnh nhân nhìn thấy thức ăn xung quanh mình giúp kích thích cảm giác thèm ăn 
  • Nếu không ăn được thức ăn thông thường thì chuyển sang chế độ ăn nhỏ, mềm, nhuyễn (cháo, súp…)

Trên đây là những chia sẻ về vấn đề dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư. Điều trị bệnh ung thư là một quá trình lâu dài đòi hỏi người bệnh cần có một sức khỏe tốt. Do đó, một chế độ ăn uống phù hợp đủ dinh dưỡng và năng lượng rất quan trọng, giúp nâng cao sức khỏe, chất lượng sống đồng thời tăng hiệu quả điều trị cho bệnh nhân ung thư. 

Tùy từng thể trạng của mỗi người, từng bệnh ung thư lại có những yếu tố khác nhau, thói quen và sở thích ăn uống khác nhau. Do đó, để biết thực đơn cho bệnh nhân ung thư như thế nào mới phù hợp với mình, người bệnh nên gặp bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn, trao đổi và thiết lập một chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư phù hợp cho riêng mình. 

Để tìm hiểu thêm kiến thức về các bệnh ung thư, cũng như cách phòng ngừa. Bạn có thể liên hệ Hotline tư vấn 1900 989 993 hoặc tìm thêm thêm chuyên mục: Tầm soát ung thư của Hệ thống phòng khám ALO XÉT NGHIỆM.

+

Tác giả: Thanh Ngân

Đăng ký tư vấn

Tại sao nên chọn phòng khám Alo Xét Nghiệm

Chuyên sâu về tầm soát ung thư - Gen - Di truyền
Đội ngũ cố vấn là tiến sĩ, bác sĩ đầu ngành
Trang thiết bị Y tế hiện đại
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà nhanh chóng
Chi phí xét nghiệm hợp lý
Tư vấn và trả kết quả qua SMS, E-mail

Chế độ dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng, phòng ngừa virus nCoV

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, ngoài các biện pháp như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, việc cần thiết hơn là tăng sức đề kháng, giữ cho cơcơ thể khỏe mạnh? Vậy chế độ dinh dưỡng phòng nCov như thế nào?

02/03/2022 10:42

Lời khuyên dinh dưỡng với người bệnh Parkinson

Với người bệnh Parkinson, ăn uống như thế nào là tốt nhất? Thực phẩm nào nên tăng cường? Thực phẩm nào nên hạn chế? Hãy cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu ở bài viết dưới đây

02/03/2022 10:39

Bệnh huyết áp thấp nên ăn và kiêng gì?

Bệnh huyết áp thấp nên ăn và kiêng gì là vấn đề người bệnh cần đặc biệt chú ý bởi huyết áp thấp cũng được xem là bệnh nguy hiểm, nếu tụt huyết áp nhiều lần, hệ thống thần kinh bị suy giảm, thậm chí gây ảnh hưởng đến tính mạng.

08/10/2022 14:23

Xây dựng thực đơn cho bệnh nhân ung thư đúng cách và đủ dinh dưỡng

Xây dựng chế độ ăn uống cho bệnh nhân ung thư không phải là chuyện dễ dàng bởi người bệnh cần một chế độ dinh dưỡng đảm bảo vừa giúp tăng thể lực, vừa tăng sức đề kháng và nâng cao hiệu quả điều trị. 

12/11/2022 10:37

Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu: Nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng có ý nghĩa hết sức quan trọng và cần được quan tâm đặc biệt với phụ nữ mang thai, nhất là ở thời điểm đầu thụ thai. Vậy dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu như thế nào, nên ăn gì, kiêng gì để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho thai nhi?

02/03/2022 10:35