Bệnh huyết áp thấp nên ăn và kiêng gì?

Xuất bản: 2022-10-08

Bài viết được tham vấn y khoa bởi: Thạc sĩ - Bác sĩ Đặng Viết Thu

Bệnh huyết áp thấp nên ăn và kiêng gì là vấn đề người bệnh cần đặc biệt chú ý bởi huyết áp thấp cũng được xem là bệnh nguy hiểm, nếu tụt huyết áp nhiều lần, hệ thống thần kinh bị suy giảm, thậm chí gây ảnh hưởng đến tính mạng.

1. Tụt huyết áp là gì và dấu hiệu nhận biết?

Huyết áp là áp lực máu trong động mạch để đưa máu đến nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra từ lực co bóp của tim và sức cản từ động mạch. Đây là một trong những thông số để đánh giá tình trạng sức khỏe con người.

Tụt huyết áp (hay còn gọi là hạ huyết áp) là tình trạng huyết áp đột ngột giảm xuống thấp hơn so với mức huyết áp bình thường. Lúc này, đo sẽ thấy chỉ số huyết áp tâm thu thấp hơn 90 mmHg và huyết áp tâm trương thấp hơn 60 mmHg.

Người bị bệnh tụt huyết áp nên tránh ăn cà rốt, táo mèo, cà chua và các chất kích thích

Người bị bệnh tụt huyết áp nên tránh ăn cà rốt, táo mèo, cà chua và các chất kích thích

Dấu hiệu của hạ huyết áp dễ nhận thấy nhất đó là: mệt mỏi, choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh, đau ngực, hồi hộp, nếu tình trạng nặng hơn có thể thấy lơ mơ, lú lẫn, mất ý thức hoặc ngất xỉu, dễ gây ra tai nạn, chấn thương. 

2. Tụt huyết áp có nguy hiểm không?

Câu trả lời là CÓ! 

Khi huyết áp giảm đột ngột sẽ làm cho não và các cơ quan khác trong cơ thể không nhận được lượng máu cung cấp đủ oxy và các chất dinh dưỡng, dẫn đến thiếu máu não và chết não, nguy hiểm đến tính mạng. 

Vấn đề đặt ra lúc này là: tụt huyết áp nên làm gì? người bị huyết áp thấp nên ăn gì? bị tụt huyết áp uống gì? Mời bạn đọc cùng xem tiếp bài viết để tìm câu trả lời!

3. Tụt huyết áp nên ăn uống gì cho lên?

Các loại thực phẩm cho người bị huyết áp thấp, bao gồm:

3.1. Bổ sung muối

Tụt huyết áp nên ăn gì? Bình thường mỗi ngày chúng ta cần ăn 10- 12g muối nhưng nếu bị huyết áp thấp thì bạn nên ăn 10- 15g để cải thiện tình trạng huyết áp của mình.

Muối có tác dụng giữ nhưng nên sẽ giúp tăng khối lượng tuần hoàn trong cơ thể, giúp huyết áp ổn định nhưng nếu bạn lạm dụng ăn mặn sẽ gây nguy hiểm vì dễ gây tăng huyết áp khi nằm.

Chú ý tránh xa một số thực phẩm chứa muối gây hại cho sức khỏe như đồ ăn nhanh, đồ hộp, nước sốt,...

3.2. Nho khô

Huyết áp thấp nên ăn gì? Câu trả lời là nho khô nhé mọi người. Nho khô được ví như thần dược tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị chứng huyết áp thấp. Cơ chế giúp duy trì huyết áp ở mức bình thường của nho là hỗ trợ chức năng của tuyến thượng thận. Bạn có thể ăn trực tiếp hoặc ngâm trong nước và để qua đêm rồi uống. Thời điểm ăn tốt nhất là vào buổi sáng khi dạ dày còn trống rỗng.

3.3. Hạnh nhân

Hạnh nhân là loại hạt chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như chất béo đơn-bão hoà, protein và potassium, là những chất hỗ trợ rất tốt cho khả năng vận động của tim. Đặc biệt, Vitamin E trong hạnh nhân tác động như một chất chống oxy-hóa, giúp giảm nguy cơ bị các bệnh tim, cân bằng và điều hòa huyết áp.

Bạn ngâm khoảng 4- 5 quả hạnh nhân trong nước rồi để qua đêm, sau đó bóc lớp vỏ ngoài, xay nhuyễn rồi đem pha với sữa nóng để uống trong bữa sáng. Như vậy, chúng ta đã biết được khi tụt huyết áp uống gì rồi nhé.

3.3. Dùng rễ cam thảo

Tụt huyết áp nên uống gì? Thường chúng ta chỉ biết khi tụt huyết áp thì uống trà gừng để huyết áp lên mà quên mất cam thảo còn có tác dụng trên cả gừng.

Rễ cam thảo là vị thuốc tự nhiên có tác dụng bình thường hóa chỉ số huyết áp thấp gây ra bởi hàm lượng cortisol trong máu thấp. Hợp chất có trong cam thảo giúp ức chế hoạt động của enzyme chịu trách nhiệm phân hủy cortisol. 

Cam thảo còn giúp giảm nồng độ Kali trong cơ thể, Kali là một trong những nguyên nhân gây huyết áp thấp do hàm lượng muối trong cơ thể bị tiêu hao nhanh chóng qua đường tiểu.

Cho rễ cam thảo còn nguyên hoặc tán bột vào cốc nước sôi, lọc lấy nước trà uống trong vài ngày sẽ kiểm soát được huyết áp.

3.4. Các loại thực phẩm giàu vitamin B12 và folate

Khi cơ thể bị thiếu Vitamin B12 có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu, mà thiếu máu là nguyên nhân gây tụt huyết áp. Huyết áp thấp ăn gì? Bạn cần ăn bổ sung những thực phẩm chứa vitamin B12 như nội tạng động vật, thịt bò, ngao, cá hồi, sữa và sản phẩm chế biến từ sữa, trứng,... trong bữa ăn hàng ngày.

Và cũng đừng quên ăn thực phẩm giàu folate để tăng huyết áp bởi nó cũng có tác dụng tương tự như vitamin B12. Các thực phẩm giàu folate mà bạn nên ăn như măng tây, đậu, các loại rau có màu xanh đậm,...

3.5. Uống nhiều nước

Uống nước giúp cơ thể tránh tình trạng mất nước, tăng thể tích máu, từ đó làm giảm đi nguyên nhân tiềm tàng gây ra tụt huyết áp. Bạn có thể uống nước khoáng, trà gừng đều được.

3.6. Đồ uống chứa caffein

Tụt huyết áp uống gì cho lên? Chính xác là đồ uống chứa caffein. Caffeine có thể tạm thời làm tăng huyết áp bằng cách kích thích hệ thống tim mạch và tăng nhịp tim của bạn. Chất này được tìm thấy trong các loại đồ uống như cà phê, cola, sô cô la nóng, chè đặc. 

4. Chế độ ăn uống giúp bạn ngăn ngừa huyết áp thấp

Như đã nói ở trên thì huyết áp thấp cũng là căn bệnh nguy hiểm, thường thấy ở những người ăn ít, hay bỏ bữa, khoảng cách giữa các bữa quá xa dẫn đến lượng đường trong máu sụt giảm. Thói quen này làm giảm sự đàn hồi và dẻo dai của mạch máu dẫn tới tụt huyết áp.

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong điều trị huyết áp thấp và duy trì huyết áp ở mức ổn định. Do đó, bạn cần xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng hợp lý để ngăn ngừa huyết áp thấp. Cần nắm được huyết áp thấp uống gì, huyết áp thấp ăn gì thì tốt và nên kiêng gì để tình trạng sức khỏe không xấu đi.

4.1. Uống nhiều nước

Nếu phải làm việc hay hoạt động ngoài trời trong thời gian dài với điều kiện thời tiết nắng nóng thì bạn cần bổ sung nước cho cơ thể. bởi lúc này nhiệt độ không khí và cơ chế giải nhiệt thông qua việc bài tiết mồ hôi sẽ khiến cơ thể mất đi lượng nước đáng kể mà chúng ta không cảm nhận được.

Bạn có thể uống nước lọc hoặc nước chứa chất điện giải. Đặc biệt những người bị huyết áp thấp thì nên có sự phân bổ thời gian hợp lý, tránh hoạt động vào thời điểm nắng gắt, xen kẽ thời gian giải lao để cơ thể bồi đắp tuần hoàn, tránh để cho các tế bào cơ thể rơi vào tình trạng suy kiệt.

4.2. Chia nhỏ bữa ăn

Khoảng cách giữa các bữa ăn quá xa là một trong những nguyên nhân dẫn đến tụt huyết áp, do đó để ngăn ngừa tình trạng này bạn nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày thành 5- 6 bữa/ ngày thay vì chỉ ăn 2- 3 bữa để rút ngắn thời gian giữa các bữa ăn và giúp bạn no lâu hơn. 

Chia nhỏ bữa còn giúp giảm lượng thức ăn ăn một lúc nên tránh được việc ngán, bỏ bữa. Đặc biệt chú ý, người bị huyết áp thấp không được dùng chế độ ăn kiêng để giảm cân nhanh.

4.3. Thực hiện chế độ ăn low-carb

Tụt huyết áp ăn gì? Bạn hãy ăn theo chế độ Low-carb- chế độ ăn giảm bớt lượng đường thực phẩm (carbohydrate hay carb) có trong đường, tinh bột như bánh mì, cơm gạo trắng, đồ ngọt, … đồng thời, tăng cường hấp thụ protein từ thịt, cá, trứng, sữa... Những thực phẩm giàu đạm này sẽ giúp bạn no lâu và giữ huyết áp ổn định.

5. Những thực phẩm người huyết áp thấp không nên ăn

Nếu không muốn tình trạng tụt huyết áp diễn ra thường xuyên hơn, bệnh trở nên nghiêm trọng hơn thì bạn cần tránh xa những thực phẩm liệt kê dưới đây:

5.1. Sữa ong chúa

Thành phần của sữa ong chúa có chứa hoạt chất insulin làm tăng phản ứng hạ đường huyết, tác động làm giãn động mạch và hạ huyết áp rất nhanh. Do đó người bị huyết áp thấp hãy tránh xa thực phẩm này.

5.2. Cà rốt

Cà rốt chứa muối succinic, muối này làm tăng lượng kali trong cơ thể. Trong khi đó kali lại là cất khiến lượng muối natri bị đào thải nhanh chóng qua đường bài tiết- một trong những nguyên nhân khiến huyết áp giảm. Do đó bạn nên hạn chế ăn cà rốt và các sản phẩm từ cà rốt như nước ép, sinh tố cà rốt.

5.3. Táo mèo

Táo mèo là một trong những thực phẩm tăng cường tuần hoàn máu, giảm xơ vữa động mạch và điều trị huyết áp cao hiệu quả. Và nó là thực phẩm tốt cho người cao huyết áp nhưng không tốt cho người huyết áp thấp.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu về loại táo mèo tự nhiên trên rừng núi Tây Bắc và cho biết, loại trái cây này có khả năng làm tăng sức co bóp của cơ tim đồng thời làm giãn thành động mạch, từ đó khiến các mạch máu giãn nở, máu lưu thông nhanh hơn dẫn tới huyết áp giảm nhanh chóng.

5.4. Cà chua

Mặc dù cà chua là loại quả giàu vitamin và dưỡng chất nhưng bạn cũng cần tránh sử dụng nếu mình bị huyết áp thấp. Cà chua sẽ khiến cho người huyết áp thấp gặp các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt tăng làm ảnh hưởng tới chất lượng công việc và cuộc sống.

Chuyên gia sức khỏe tại tập đoàn thể thao Elip Sport khuyên bạn nên hạn chế sử dụng cà chua và các sản phẩm từ cà chua như tương cà, sinh tố cà chua, các món ăn sốt cà,... để tránh bị tụt huyết áp.

5.5. Củ cải đường

Nếu bạn muốn biết ăn gì để hạ huyết áp thì sẽ được khuyên là ăn hoặc uống nước ép củ cải đường, nó sẽ giúp giảm huyết áp nhanh chóng bởi nồng độ natri trong nước tiểu sẽ nhanh chóng tăng trong vòng 24 tiếng. Nhưng với người bị huyết áp thấp thì cần tránh xa đồ ăn này ra. 

5.6. Mướp đắng

Tương tự như cà chua thì mướp đắng cũng làm xuất hiện chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, gây giảm huyết áp nên những người bị huyết áp thấp cũng không nên ăn.

5.7. Rượu bia

Triệu chứng của huyết áp thấp là chóng mặt, đau đầu, buồn nôn. Nếu bạn sử dụng đồ uống có cồn như rượu, bia thì sẽ làm triệu chứng này gia tăng khiến cơ thể bị kiệt sức.

Cùng với đó là chất cồn trong bia rượu sẽ đẩy nhanh quá trình mất nước, làm tăng nguy cơ bị huyết áp thấp, thậm chí là còn dẫn đến tình trạng đột quỵ.

Như vậy, bài viết đã giúp bạn hiểu rõ được bệnh huyết áp thấp nên ăn và kiêng gì? Chế độ dinh dưỡng giúp cải thiện tình trạng này là gì?Nếu còn những thắc mắc vui lòng liên hệ tới số hotline 1900 989 993 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Tác giả: Thanh Ngân

Đăng ký tư vấn

Tại sao nên chọn phòng khám Alo Xét Nghiệm

Chuyên sâu về tầm soát ung thư - Gen - Di truyền
Đội ngũ cố vấn là tiến sĩ, bác sĩ đầu ngành
Trang thiết bị Y tế hiện đại
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà nhanh chóng
Chi phí xét nghiệm hợp lý
Tư vấn và trả kết quả qua SMS, E-mail

Chế độ dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng, phòng ngừa virus nCoV

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, ngoài các biện pháp như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, việc cần thiết hơn là tăng sức đề kháng, giữ cho cơcơ thể khỏe mạnh? Vậy chế độ dinh dưỡng phòng nCov như thế nào?

02/03/2022 10:42

Lời khuyên dinh dưỡng với người bệnh Parkinson

Với người bệnh Parkinson, ăn uống như thế nào là tốt nhất? Thực phẩm nào nên tăng cường? Thực phẩm nào nên hạn chế? Hãy cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu ở bài viết dưới đây

02/03/2022 10:39

Bệnh huyết áp thấp nên ăn và kiêng gì?

Bệnh huyết áp thấp nên ăn và kiêng gì là vấn đề người bệnh cần đặc biệt chú ý bởi huyết áp thấp cũng được xem là bệnh nguy hiểm, nếu tụt huyết áp nhiều lần, hệ thống thần kinh bị suy giảm, thậm chí gây ảnh hưởng đến tính mạng.

08/10/2022 14:23

Xây dựng thực đơn cho bệnh nhân ung thư đúng cách và đủ dinh dưỡng

Xây dựng chế độ ăn uống cho bệnh nhân ung thư không phải là chuyện dễ dàng bởi người bệnh cần một chế độ dinh dưỡng đảm bảo vừa giúp tăng thể lực, vừa tăng sức đề kháng và nâng cao hiệu quả điều trị. 

12/11/2022 10:37

Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu: Nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng có ý nghĩa hết sức quan trọng và cần được quan tâm đặc biệt với phụ nữ mang thai, nhất là ở thời điểm đầu thụ thai. Vậy dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu như thế nào, nên ăn gì, kiêng gì để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho thai nhi?

02/03/2022 10:35