Định lượng CEA (Carcino Embryonic Antigen)

Xuất bản: 2022-10-31

Bài viết được tham vấn y khoa bởi: Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Văn Hùng

CEA là kháng nguyên chỉ xuất hiện ở tế bào ruột của thai nhi, khi trưởng thành thì nồng độ còn trong máu rất thấp. Khi một người mắc ung thư, tiêu biểu là ung thư tế bào biểu mô sẽ khiến nồng độ CEA tăng lên. Vậy xét nghiệm định lượng CEA có vai trò quan trọng thế nào đối với ung thư, hãy cùng Alo xét nghiệm tìm hiểu qua nội dung bên dưới.

1. Xét nghiệm định lượng CEA là gì?

CEA được viết tắt từ Carcinoembryonic antigen, là kháng nguyên có trong huyết thanh nhằm chỉ điểm cho những khối u đường tiêu hóa nói chung. Đây là loại protein được tìm thấy trong tế bào mô của thai nhi đang phát triển. Khi trẻ ra đời, nồng độ trong máu của protein này giảm xuống rất thấp hoặc có thể biến mất hoàn toàn. Chính vì vậy, nếu người có nồng độ CEA tăng bất thường thì có thể coi đây là dấu hiệu của ung thư. Ngoài ra, nồng độ này cũng có thể tăng trong một số bệnh lý ác tinh khác hoặc ở những người thường xuyên hút thuốc lá.

Xét nghiệm định lượng CEA được coi là xét nghiệm nhằm tầm soát, theo dõi và điều trị một số loại ung thư. Các loại khối u ở đường tiêu hóa, khối u ác tính hay khối u lành tính đều gây tăng nồng độ CEA. Một số bệnh ung thư gây tăng nồng độ CEA như ung thư dạ dày, tuyến tụy, phổi, buồng trứng, tuyến giáp, người nghiện thuốc lá, sơ gan, viêm ruột,...và một số khối ung thư lành tính khác.

Xét nghiệm định lượng CEA định kỳ giúp đánh giá quá trình điều trị ung thư và một số bệnh lý gây tăng nồng độ CEA. Người bệnh có nồng độ CEA giảm dần đồng nghĩa với việc người đó đáp ứng điều trị tốt và tế bào ung thư tiết ra CEA cũng giảm. Tuy nhiên, sau quá trình điều trị mà nồng độ CEA  vẫn không có dấu hiệu giảm mà vẫn tăng đều thì rất có thể tế bào ung thư đã tái phát trở lại.

Theo Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Văn Hùng, nồng độ CEA bình thường ở người lớn được phát hiện với một hàm lượng rất thấp trong máu và nồng độ này có xu hướng tăng lên ở một số người mắc bệnh ác lý. CEA được sản xuất bởi: 

  • Tế bào biểu mô phôi và thai, nồng độ CEA tăng lên đỉnh cao ở tuần thai thứ 22 và giảm dần về giá trị bình thường ở tuần thai thứ 40.
  • Ở các tế bào ruột (đặc biệt là niêm mạc đường tiêu hóa): Với một lượng nhỏ, nồng độ này sẽ được gan thanh thải bởi các tế bào Kupffer.

2. Xét nghiệm CEA trong việc chẩn đoán ung thư đại trực tràng

Trong lâm sàng, nồng độ CEA được dùng để chẩn đoán sớm ung thư đại trực tràng với độ nhạy 50% và độ đặc hiệu là 90%. Chính vì vậy, CEA được ví như một chất chỉ điểm "vàng" trong phát hiện sớm ung thư đại trực tràng.

Đối với ung thư địa trực tràng, CEA được sử dụng để tiên lượng và phát hiện khối u bị sót lại sau quá trình phẫu thuật. Nồng độ CEA trước phẫu thuật cũng là giá trị được sử dụng để tiên lượng và xác định chính xác giai đoạn của khối u. Tóm lại, hầu hết các khối u có giá trị CEA cao tiên lượng đều rất xấu.

Ảnh chụp Màn hình 2021-12-28 lúc 1.55.52 SA

Sau phẫu thuật ung thư đại tràng, nồng độ CEA trong huyết tương sẽ giảm xuống và dần trở về mức bình thường trong thời gian 4 - 6 tuần. Trong ung thư, việc thực hiện xét nghiệm hàng loạt CEA trong huyết tương là phương pháp xét nghiệm nhạy nhất giúp chẩn đoán tái phát của khối u sau phẫu thuật cắt bỏ.

Cũng theo Tiến sĩ Hùng, đối với mỗi bệnh nhân, giá trị CEA huyết tương ban đầu làm nền cho sự theo dõi diễn biến của bệnh. Nếu nồng độ CEA tăng liên tục ít nhất 2 tháng thì có khả năng tế bào ung thư đã tái phát. 

Nếu nồng độ chất này tăng lên trong dịch cơ thể thì rất có nguy cơ khối u đã xâm lấn sang các vùng lân cận hoặc thậm chí là di căn đến các nơi tương ứng trong cơ thể. Cụ thể, nếu CEA được xác định tăng trong dịch chọc dò màng phổi chứng tỏ ung thư đã di căn đến phổi hay màng phổi; nếu tăng trong dịch màng bụng, ung thư đã di căn vào phúc mạc hoặc tăng trong dịch não tủy thì rất có thể ung thư đã di căn vào tủy sống, não.

Trong một số loại ung thư khác như ung thư biểu mô dạ dày, thực quản, tụy, phổi, buồng trứng, tuyến giáp thể tủy,... nồng độ chất này chỉ tăng khi ung thư đến giai đoạn tiến triển, tỷ lệ tăng là khoảng từ 50 - 70% tổng các trường hợp.

Ngoài ra, CEA cũng có thể tăng trong một số bệnh lành tính gây ra hiện tượng dương tính giả. Lưu ý, không phải tất cả các loại ung thư đề tiết ra CEA và nồng độ CEA tăng không phải lúc nào cũng do ung thư gây nên. Vì vậy, xét nghiệm định lượng CEA không được khuyến cáo sử dụng để sàng lọc ung thư không triệu chứng trong cộng đồng. Đối với bệnh nhân ung thư đại trực tràng, xét nghiệm định lượng CEA được khuyến cáo chỉ định trước phẫu thuật và định kỳ 3 tháng/lần trong 2 năm đầu sau phẫu thuật.

3. Khi nào cần xét nghiệm CEA?

Xét nghiệm CEA được chỉ định khi người bệnh đã được chẩn đoán xác định mắc ung thư đại trực tràng, dạ dày hay phổi. Nồng độ CEA sẽ được tiến hành kiểm tra trước khi bắt đầu quá trình điều trị và sau đó thực hiện định kỳ để đánh giá hiệu quả điều trị, tiên lượng bệnh, phát hiện sớm nguy cơ tái phát và di căn.

Tuy nhiên, xét nghiệm CEA cũng có thể được chỉ định thực hiện khi có nghi ngờ ung thư nhưng chưa được chẩn đoán. Đây là xét nghiệm không chỉ định riêng biệt cho một loại ung thư cụ thể nào nồng độ chất này có thể tăng trong rất nhiều bệnh lý khác nhau. Nhưng, xét nghiệm CEA có thể được chỉ định để cung cấp thông tin giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh cảnh lâm sàng cụ thể.

Xét nghiệm CEA trong dịch cơ thể có thể được chỉ định thực hiện giúp phát hiện khối u đã xâm lấn hay di căn đến các vùng trong cơ thể. Người bệnh thực hiện xét nghiệm CEA với nhiều mục đích khác nhau như tầm soát ung thư, theo dõi hiệu quả quá trình điều trị hoặc phát hiện di căn, tái phát. Trong đó, phát hiện di căn tái phát là mục đích chiếm tỷ lệ cao nhất và mục đích theo dõi hiệu quả điều trị có tỷ lệ thấp nhất.

4. Ai nên thực hiện xét nghiệm CEA để tầm soát ung thư?

Theo Tiến sĩ Hùng, hoạt chất CEA giúp phát hiện nhiều loại ung thư nhưng kháng nguyên này vẫn được sử dụng chủ yếu để tầm soát các loại ung thư đường tiêu hóa. Các đối tượng cần thực hiện xét nghiệm này chủ yếu là: 

  • Tiền sử gia đình có người đã mắc ung thư.
  • Những người mắc bệnh lý đường ruột, có xuất hiện polyp (90% ung thư đường ruột được gây nên từ polyp hệ tiêu hóa.
  • Người bệnh trên 40 tuổi hay người có thói quen sinh hoạt không khoa học, không lành mạnh như sử dụng đồ uống chứa cồn thường xuyên, thực phẩm có gia vị mạnh hay đồ ăn chế biến sẵn.

5. Quy trình thực hiện Xét nghiệm CEA

Trước khi tiến hành thực hiện xét nghiệm, người bệnh cần hiểu rõ về mục đích xét nghiệm và một số lưu ý cần thiết. Trong trường hợp còn thắc mắc, cần hỏi thêm bác sĩ hoặc nhân viên y tế để có thêm thông tin và được hướng dẫn cụ thể.

5.1. Chuẩn bị

  • Người thực hiện: Bác sĩ, kỹ thuật viên chuyên ngành xét nghiệm.
  • Phương tiện: Máy xét nghiệm đạt chuẩn.
  • Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm CEA, chất chuẩn CEA, chất kiểm tra chất lượng CEA.
  • Người làm xét nghiệm: Người đã được bác sĩ chỉ định và tư vấn mục đích của việc làm xét nghiệm.
  • Phiếu xét nghiệm: Ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, địa chỉ, chẩn đoán của bác sĩ, tiền sử bệnh lý của người bệnh và chỉ định xét nghiệm.

5.2. Các bước tiến hành

Xét nghiệm định lượng CEA trong máu bệnh nhân không cần nhịn ăn trong 6 - 8 giờ như một số xét nghiệm sinh hóa khác. Lấy máu được tiến hành khá đơn giản, không gây đau nhức, người bệnh cần mặc quần áo thoải mái để lấy máu dễ dàng hơn và không gây cản trở quá trình lấy máu.

Bước 1: Tiến hành lấy máu

  •  Lấy 3 ml máu tĩnh mạch vào ống nghiệm có chứa chất chống đông thích hợp.
  • Sau khi lấy máu xong, nếu ống mẫu đạt yêu cầu, không vỡ hồng cầu và không đông rây sẽ được vận chuyển về phòng xét nghiệm để ly tâm tách lấy huyết thanh hay huyết tương.
  • Bệnh phẩm được ổn định ở 2 - 8°C trong vòng 7 ngày và -20°C trong vòng 3 tháng.

Chú ý, bệnh phẩm chỉ nên rã đông 1 lần và bệnh phẩm phải được để trong nhiệt độ phòng trước khi đem đi phân tích. Để tránh trường hợp bị bay hơi bệnh phẩm, chất chuẩn và chất kiểm tra chất lượng thì mẫu xét nghiệm nên được phân tích trong vòng 2 giờ.

Bước 2: Tiến hành phân tích

Máy xét nghiệm phải được chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích, phải được cài đặt chương trình đúng yêu cầu xét nghiệm và đã được đạt chuẩn với xét nghiệm. Ngoài ra, kết quả kiểm tra chất lượng đối với xét nghiệm phải nằm trong dải cho phép và không được vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

  • Kỹ thuật viên xét nghiệm thực hiện phân tích mẫu, nhập dữ liệu về thông tin bệnh nhân và chỉ định xét nghiệm của bệnh nhân đó vào máy phân tích hoặc phần mềm mạng (nếu có).
  • Nạp mẫu bệnh phẩm vào máy phân tích.
  • Đặt lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm.
  • Đợi máy thực hiện thao tác phân tích mẫu và cho ra kết quả. 

Sau khi có kết quả, người thực hiện cần xem xét và đánh giá chính xác sau đó đưa ra báo cáo hoặc điền kết quả vào phiếu trả kết quả xét nghiệm rồi gửi tới người bệnh.

5.3. Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm CEA

Có rất nhiều yếu tối gây nhiễu cho kết quả xét nghiệm dẫn đến việc chẩn đoán của bác sĩ cũng bị ảnh hưởng và kết quả xét nghiệm nồng độ CEA có giá trị chính xác khi: 

  • Huyết thanh vàng: Nồng độ Bilirubin dưới 66 mg/dL.
  • Tán huyết: Hemoglobin dưới 2. 2 g/dl.
  • Huyết thanh đục: định lượngTriglyceride dưới 1500 mg/dl.
  • Sau khi sử dụng Biotin lần cuối, mẫu xét nghiệm sẽ được lấy sau ít nhất là 8 giờ. 
  • Không có hiệu ứng mẫu bệnh phẩm có nồng độ cao (hiệu ứng high = dose hook) khi nồng độ CEA lên tới 15.000U/mL.

Ngoài ra, có thể khắc phục bằng cách hòa loãng bệnh phẩm và thực hiện lại xét nghiệm rồi nhân với độ hòa loãng.

6. Cách đọc chỉ số xét nghiệm CEA

Xét nghiệm định lượng CEA được thực hiện trên huyết tương hoặc chọc dịch cơ thể và nồng độ chất này bình thương như sau:

6.1. Chỉ số CEA trong huyết tương (máu)

  • Trường hợp người bệnh không hút thuốc: Nồng độ CEA trong huyết tương nằm trong khoảng giá trị từ 0 - 3,4 ng/mL.
  • Đối với người sử dụng thuốc lá thường xuyên: Giá trị CEA bình thường là dưới 5 ng/ml.
  • Đối với người mắc bệnh lý lành tính: Nồng độ CEA trong huyết tương dưới 10 ng/ml.

6.2. Chỉ số CEA trong dịch cơ thể

Ở người khỏe mạnh, không bị ung thư thì giá trị CEA trong dịch chọc dò gần như bằng với giá trị bình thường của CEA trong huyết tương.

Cụ thể, ở người không mắc ung thư, nồng độ CEA trong dịch màng bụng < 4,6 ng/mL (giá trị cắt <5,0 ng/ml); trong dịch não tủy là 1,53±0,38 ng/ml; cắt trong dịch màng phổi có giá trị  2,4 ng/mL

Như vậy, nồng độ CEA trong huyết tương và dịch cơ thể nằm trong khoảng 0 - 5 ng/mL. Trong số người bệnh ung thư có tăng CEA quá giá trị cho phép rơi khoảng 50 - 70% trường hợp, nhưng còn tùy vào loại ung thư hay vị trí ung thư khác nhau.

Bên cạnh đó, ở một số bệnh lý ung thư, CEA tăng cao đột biến, nhất là ung thư trực tràng và đại trực tràng, xét nghiệm được dùng để chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh. Đối với ung thư vú, buồng trứng, tụy hay ung thư phổi, CEA tăng không quá cao.

7. Địa chỉ xét nghiệm định lượng CEA uy tín

Khi bạn và người thân có những dấu hiệu nghi ngờ mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa thì cần được làm xét nghiệm định lượng CEA để có thể đánh giá đúng tình trạng bệnh và tìm ra nguyên nhân cũng như những biện pháp điều trị kịp thời.

Với đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại, Alo Xét Nghiệm là địa chỉ được nhiều khách hàng tin cậy đến thực hiện xét nghiệm định lượng CEA và các xét nghiệm sinh hóa, miễn dịch khác như kiểm tra chức năng gan - thận, tầm soát ung thư, sàng lọc trước sinh,... Bên cạnh đó, cơ sở triển khai dịch vụ lấy mẫu tại nhà giúp khách hàng thêm thuận tiện, không cần mất thời gian đi lại, chờ đợi.

Để đặt lịch tư vấn và xét nghiệm, Qúy khách hàng có thể liên hệ gọi điện trực tiếp đến tổng đài 1900 989 993 để được các bác sĩ tư vấn và đội ngũ kỹ thuật viên của Alo Xét Nghiệm lấy mẫu trực tiếp tận nhà, luôn sẵn lòng chăm sóc sức khỏe cho bạn và gia đình!

Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến xét nghiệm CEA

Xét nghiệm CEA giá bao nhiêu tiền?

+

Chỉ số CEA đối với người bình thường là bao nhiêu?

+

Chỉ số CEA cao bao nhiêu là nguy hiểm?

+

Tác giả: Khôi Nguyên

Đăng ký tư vấn

Tại sao nên chọn phòng khám Alo Xét Nghiệm

Chuyên sâu về tầm soát ung thư - Gen - Di truyền
Đội ngũ cố vấn là tiến sĩ, bác sĩ đầu ngành
Trang thiết bị Y tế hiện đại
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà nhanh chóng
Chi phí xét nghiệm hợp lý
Tư vấn và trả kết quả qua SMS, E-mail

Xét nghiệm thời gian thromboplastin một phần hoạt hóa

Phương pháp xét nghiệm thời gian thromboplastin một phần sẽ thu thập mẫu máu từ người bệnh. Các mẫu máu sẽ được thêm các hóa chất vào để xác định thời gian đông máu.

Chỉ số Asc trong nước tiểu có ý nghĩa gì trong việc khám và chẩn đoán bệnh?

Chỉ số ASC cũng được biết đến là một trong những chỉ số quan trọng khi thực hiện xét nghiệm nước tiểu. Vậy chỉ số này có ý nghĩa như thế nào trong việc khám cũng như chẩn đoán bệnh cho người bệnh? Cùng tham khảo thông tin về chỉ số cũng như ý nghĩa của nó trong việc xét nghiệm nước tiểu.

Xét nghiệm đo thời gian Prothrombin

Thời gian Prothrombin (PT) là chỉ số người bệnh thường thấy khi thực hiện các xét nghiệm đông máu. Thế nhưng, còn khá nhiều người chưa hiểu rõ về xét nghiệm này cũng như việc khi nào cần thực hiện xét nghiệm đo thời gian Prothrombin

Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi bằng máy đếm tổng trở

Các chỉ số tế bào máu sẽ phản ánh trực tiếp hoặc gián tiếp tình trạng sinh lý của bệnh nhân hoặc đưa ra thông tin về một số bệnh lý của cơ thể. Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi gợi ý định hướng nguyên nhân gây bệnh và phát hiện ra các hiện tượng bất thường của cơ thể

Xét nghiệm độ tập trung tiểu cầu

Tiểu cầu là một thành phần quan trọng của máu. Tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu và cầm máu của cơ thể. Xét nghiệm độ tập chung tiểu cầu là xét nghiệm giúp kiểm tra, đánh giá được hoạt động, chức năng của tiểu cầu trong cơ thể.