Bệnh ghẻ ở trẻ em và 5 cách điều trị dứt điểm

Xuất bản: 2022-10-17

Bệnh ghẻ ở trẻ em là một trong những bệnh ngoài da phổ biến ở trẻ, có tốc độ lây lan nhanh và dễ để lại sẹo nếu không được chữa trị kịp thời. 

Trẻ không có thói quen rửa tay trước khi ăn hay vệ sinh cá nhân không sạch sẽ rất dễ gây ra các bệnh ngoài da, trong đó bệnh ghẻ khá phổ biến. Đây là loại bệnh có tốc độ lây lan nhanh và dễ để lại sẹo nếu không được chữa trị kịp thời. Trong một số trường hợp, bệnh ghẻ ở trẻ em còn có thể nhìn thấy dưới dạng các đường lượn sóng bên dưới da. Bạn sẽ dễ dàng quan sát những đường này giữa các ngón tay và ngón chân cũng như phần bên trong của cổ tay. Do đó, cha mẹ cần nắm rõ về bệnh ghẻ ở trẻ em và 5 cách điều trị dứt điểm bệnh hiệu quả nhất để chăm sóc con tốt hơn.

1. Bệnh ghẻ ở trẻ em là gì?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia y tế, ghẻ là một trong những bệnh về da phổ biến ở trẻ em do một loại côn trùng ký sinh trong da gây ra. Sau khi ký sinh vào da, loại ký sinh này sẽ đẻ trứng và sinh sôi phát triển rất nhanh gây ra những mụn nước và lở loét trên da gây ngứa ngáy.

Có thể chúng ta chưa biết, ký sinh trùng gây ghẻ còn được gọi là con ghẻ chia làm 2 loại là ghẻ cái và ghẻ đực, trong đó chỉ ghẻ cái là có khả năng sinh sản. Ngay khi xâm nhập vào cơ thể con ghẻ sẽ sống trong lớp biểu bì da, sinh sôi và phát triển mạnh nhất vào khoảng 1 tháng đầu.

Khi mắc bệnh ghẻ, trẻ nhỏ cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy

Khi mắc bệnh ghẻ, trẻ nhỏ cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy

Nguy hiểm hơn, ghẻ là bệnh truyền nhiễm, có tốc độ lây lan rất nhanh từ người này sang người khác, nhất là ở độ tuổi trẻ em khi hệ miễn dịch còn chưa cao cùng với làn da nhạy cảm. Nơi sinh sống của bọ ghẻ rất đa dạng, chúng có thể trú ngụ trên drap trải giường, khăn tắm, quần áo hoặc thậm chí trong tã vải của trẻ nhỏ. Chính vì vậy, chỉ cần tiếp xúc trực tiếp qua da hay sử dụng chung đồ dùng cá nhân, nguồn nước cũng dễ bị lây ghẻ.

Mắc bệnh ghẻ, trẻ thường xuyên cảm thấy ngứa trong da thịt và gãi nhiều sau đó các mụn nước có thể vỡ ra để lại những vết sẹo rất mất thẩm mỹ. Vì vậy mà cha mẹ nên phát hiện những triệu chứng ghẻ đầu tiên ở trẻ để điều trị dứt điểm kịp thời.

2. Các triệu chứng khi trẻ mắc bệnh ghẻ

Bọ ghẻ có kích thước rất nhỏ bé nhưng vẫn có một vài dấu hiệu để giúp bố mẹ phát hiện bệnh ghẻ theo 2 giai đoạn.

Giai đoạn đầu khi mới bị ký sinh ghẻ xâm nhập vào da, trẻ sẽ chưa nổi ngay các nốt đỏ trên da mà có một giai đoạn ủ bệnh trong nhiều ngày. Đây là thời gian mà con ghẻ sống trong da và sinh sản.

 

Chuyển sang giai đoạn 2 thì với mỗi độ tuổi, trẻ sẽ có cách biểu hiện tình trạng khác nhau. Cụ thể: 

2.1. Trẻ sơ sinh

Bệnh ghẻ ở trẻ sơ sinh có thể bắt đầu biểu hiện trong khoảng 3 – 4 tuần sau khi lây bệnh và trẻ sẽ có dấu hiệu như:

- Khóc, quấy rất nhiều do cảm thấy khó chịu

- Gót chân, giữa ngón tay và ngón chân, bên trong cổ tay hoặc khuỷu tay nổi mẩn đỏ lớn.

2.2. Trẻ độ tuổi tập đi

Các triệu chứng bệnh ghẻ ở trẻ độ tuổi tập đi khá giống với trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, vết ngứa cũng sẽ xuất hiện trên mặt, cạnh bên của gót chân. Ngoài ra, trẻ độ tuổi này đã đủ lớn để có thể gãi, thậm chí cả khi vận động nhiều và ra mồ hôi, trẻ lại càng ngứa nhiều hơn, từ đó dẫn đến tình trạng nhiễm trùng trên da. 

2.3. Trẻ lớn

Những dấu hiệu thường gặp của bệnh ghẻ đối với bé ở độ tuổi này gồm:

  • Sẩn cục ở nách, bẹn, da bìu
  • Mụn nước rải rác ở vùng da mỏng như kẽ ngón tay, mặt trước cổ tay, cẳng tay, kẽ mông, mặt trong đùi và bộ phận sinh dục.
  • Các đường lượn sóng màu nâu hoặc bạc, chạy dọc ở phía bên trong cổ tay.

Ở trẻ em thường xuất hiện các hang ghẻ ở lòng bàn tay, kẽ ngón tay, lòng bàn chân, bộ phận sinh dục, mông, da đầu. Ngoài ra còn có các triệu chứng không đặc hiệu của bệnh ghẻ ở trẻ em như: dấu gãi trầy xước da do móng tay, vết chàm hóa tạo thành những mụn nước tụ lại thành mảng. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ tồn tại lâu dài, có thể tái phát.

3. Những cách điều trị dứt điểm bệnh ghẻ ở trẻ em tại nhà

3.1. Thay đổi thói quen sinh hoạt cho trẻ

Theo như quan niệm cũ, khi bị ghẻ cần kiêng nước, kiêng gió nhưng đây là quan niệm cổ hủ, sai lầm khiến bệnh tình lâu khỏi. Do đó, để điều trị dứt điểm bệnh ghẻ ở trẻ em, cha mẹ cần phải chú ý vấn đề tắm rửa, vệ sinh thân thể hàng ngày cho trẻ. Khi trẻ bị ghẻ, thay vì dùng sữa tắm, cha mẹ nên dùng nước ấm đun sôi để nguội hoặc nước ấm pha muối loãng để tắm cho trẻ. Sau khi tắm hãy dùng khăn mềm thấm khô người cho trẻ và giặt khăn sạch sẽ bằng nước sôi ngay sau đó.

Lưu ý không dùng chung các đồ dùng cá nhân, khăn, mền chung với trẻ khi bé đang bị ghẻ để tránh lây lan đến các thành viên trong gia đình. Thêm vào đó, cũng nên tập cho con thói quen rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ăn và đi vệ sinh. Sau khi vui chơi cũng nên vệ sinh thân thể cho bé vì khi ra mồ hôi, trẻ lại càng ngứa nhiều hơn từ đó có thể tạo môi trường thích hợp cho ký sinh ghẻ lây lan và phát triển nhanh.

3.2. Sử dụng thuốc bôi đúng liều lượng và đúng cách

Bên cạnh thói quen sinh hoạt đảm bảo vệ sinh, cách tốt nhất để trị dứt điểm ghẻ là sử dụng thuốc bôi trị ghẻ phù hợp cho trẻ. Hiện nay trên thị trường, tại các hiệu thuốc tây đều có các loại thuốc trị ghẻ giành riêng cho bé với các thành phần lành tính. Cha mẹ nên hỏi kỹ hướng dẫn sử dụng từ bác sĩ để đảm bảo liều lượng và cách bôi cho hợp lý.

Một số loại thuốc trị ghẻ cho trẻ mà cha mẹ nên tham khảo như Permethrin, Crotamiton, Eurax, Benzyl benzoate.... Ngoài ra còn có cả thuốc dạng xịt và dạng uống có công hiệu trị ghẻ tốt. Tùy vào tình trạng của trẻ và cơ địa da mà mỗi trẻ sẽ phù hợp với một loại thuốc đặc trị khác nhau.

Tuy nhiên để thuốc phát huy công dụng tốt nhất, cha mẹ nên vệ sinh vùng da bị ghẻ thật sạch trước khi dùng thuốc để đảm bảo chất lượng, đồng thời để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.

3.3. Sử dụng nước muối để trị bệnh ghẻ ở trẻ em

Trong những cách chữa trị bệnh ghẻ ở trẻ em thì nước muối được nhiều mẹ áp dụng bởi tính đơn giản mà đem lại hiệu quả cao. Nước muối thậm chí có thể giết chết trứng của ký sinh trùng bằng cách xâm nhập qua vỏ của chúng và thay thế nước.

Cách đầu tiên trị ghẻ ngứa là xịt nước muối lên vùng da bị ảnh hưởng. Kế đến, bạn hãy ngâm bé trong nước muối từ 10-20 phút mỗi ngày trong khoảng 1 tuần.

3.4. Cách trị bệnh ghẻ ở trẻ em bằng dầu tràm trà

Các loại tinh dầu như tràm trà đang được sử dụng để thay thế hoặc dùng cùng với các loại thuốc thông thường vì cũng đóng vai trò là chất kháng khuẩn mạnh mẽ, không có tác dụng phụ bất lợi đối với trẻ em và phụ nữ mang thai. Theo nhiều nghiên cứu, 5% tinh dầu tràm trà và hoạt chất terpinen-4-ol trong tinh dầu có hiệu quả cao trong việc làm suy yếu con ghẻ.

bệnh ghẻ ở trẻ

Tinh dầu tràm trà trị bệnh ghẻ ở trẻ em hiệu quả

Do đó, tinh dầu tràm trà là một trong những biện pháp chữa ghẻ tại nhà khá hiệu quả vì sẽ giúp bé yêu giảm cảm giác ngứa và chữa lành vết thương trên da. Tuy nhiên, đối với trường hợp trứng ẩn sâu dưới da thì tinh dầu tràm trà không đem đến tác dụng quá hiệu quả. Bạn cũng có thể nhỏ một vài giọt tinh dầu vào bình xịt cùng với nước và phun lên ga trải giường.

3.5. Sử dụng các bài thuốc dân gian để trị ghẻ

Bên cạnh việc dùng thuốc, để tăng cường hiệu quả cũng như tăng tốc quá trình lành bệnh, cha mẹ cũng có thể áp dụng các bài thuốc dân gian trị ghẻ người xưa để lại với các nguyên liệu lành tính. Điển hình như sử dụng bài thuốc lá trầu không để trị bệnh ghẻ cho trẻ. Cách làm tại nhà đơn giản như sau: Dùng nước đun lá trầu không, lá khế, lá diếp cá, lá khổ sâm để rửa cho trẻ. Song lưu ý rửa sạch các loại lá trước khi dùng để đảm bảo không có vi khuẩn hay bụi bẩn làm hại cho làn da.

Bệnh ghẻ ngứa ở trẻ em tuy không quá nguy hiểm nhưng có thể khiến bé vô cùng khó chịu cũng như khó kiểm soát tình trạng. Nếu nghi ngờ con mắc bệnh, bạn hãy tạm thời cách ly trẻ với những thành viên trong gia đình và đưa bé đến bác sĩ. 

+

Tác giả: Thanh Ngân

Đăng ký tư vấn

Tại sao nên chọn phòng khám Alo Xét Nghiệm

Chuyên sâu về tầm soát ung thư - Gen - Di truyền
Đội ngũ cố vấn là tiến sĩ, bác sĩ đầu ngành
Trang thiết bị Y tế hiện đại
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà nhanh chóng
Chi phí xét nghiệm hợp lý
Tư vấn và trả kết quả qua SMS, E-mail

Sốt phát ban ở trẻ em cần kiêng gì? Một số lưu ý mẹ nên biết

Để tình trạng sốt phát ban ở trẻ không diễn biến nguy hiểm, cha mẹ cần có những chú ý đặc biệt về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, trang phục của bé. Vậy, sốt phát ban ở trẻ em cần kiêng gì để bé nhanh khỏi?

Viêm tai giữa ở trẻ em: nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Viêm tai giữa ở trẻ em là tình trạng nhiễm trùng tai giữa, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như: viêm tai xương chũm, nghe kém, rối loạn ngôn ngữ ở trẻ chưa nói sõi, thậm chí viêm màng não, áp xe não...

Trẻ em bao nhiêu độ là sốt? Cách chăm sóc trẻ sốt cao

Hầu hết trẻ em đều đã từng gặp phải tình trạng sốt. Nhưng không phải cha mẹ cũng biết rõ “trẻ em bao nhiêu độ là sốt?”. Việc biết chính xác và biết cách đo thân nhiệt cho bé vô cùng quan trọng. Điều này giúp các bậc phụ huynh có cách chăm sóc trẻ đúng đắn

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em có nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em không phải là căn bệnh hiếm gặp. Theo các bác sĩ thì dù nó xuất phát từ nguyên nhân nào cũng đều gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ. Vậy bệnh lý này nguy hiểm đến mức nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây

Bệnh viêm thanh khí phế quản ở trẻ em

Khàn giọng, tắc nghẽn mũi, thở khò khè và khó thở đều là những triệu chứng thường thấy khi trẻ mắc bệnh viêm thanh khí phế quản.