Bệnh viêm thanh khí phế quản ở trẻ em

Xuất bản: 2022-10-16

Bài viết được tham vấn y khoa bởi: Bác sĩ CKII Nguyễn Thu Hà

Khàn giọng, tắc nghẽn mũi, thở khò khè và khó thở đều là những triệu chứng thường thấy khi trẻ mắc bệnh viêm thanh khí phế quản.  

Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp, trong đó có bệnh viêm thanh khí phế quản. Đây là tình trạng gây ra phù nề của thanh quản và khí quản, dẫn đến đường dẫn khí dưới dây thanh âm (vùng hạ thanh môn) trở nên hẹp. 

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh ở trẻ em là tắc nghẽn mũi, khàn giọng, thở khò khè và khó thở. Trẻ còn có thể sốt cao, đau nhức cơ bắp nếu nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm trùng. Vậy cha mẹ nên làm gì để phòng ngừa bệnh viêm thanh khí phế quản ở trẻ em?

1. Viêm thanh khí phế quản là gì?

Viêm thanh khí phế quản hay còn được gọi là bệnh Croup là tình trạng viêm nhiễm cấp - mạn tính xảy ra ở khí quản, thanh quản và phế quản. Đây được gọi là căn bệnh của trẻ em bởi bệnh thường gặp ở trẻ từ 3 tháng tuổi - 5 tuổi nhưng gặp tập trung và chủ yếu ở trẻ 2 tuổi. Bệnh cũng có thể xảy ra ở người trưởng thành và người cao tuổi nhưng tỷ lệ mắc bệnh thường rất thấp.

viêm thanh khí phế quản là tình trạng viêm nhiễm cấp xảy ra ở khí quản, thanh quản và phế quản

Viêm thanh khí phế quản là bệnh viêm đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ – đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi

Do là một loại bệnh của viêm nhiễm đường hô hấp nên viêm thanh khí phế quản ở trẻ em thường bùng phát mạnh vào thời điểm giao mùa, khi thời tiết chuyển từ mùa thu sang mùa đông. Đây là loại bệnh có tính lây lan nhanh, dễ bùng phát thành dịch và trẻ có xu hướng tái phát nhiều lần.

2. Phân loại viêm thanh khí phế quản

Theo các chuyên gia y tế, có đến 75% nguyên nhân gây viêm thanh khí phế quản là do nhiễm trùng. Ngoài ra, bệnh có thể khởi phát do một số nguyên nhân không nhiễm trùng như trào ngược dạ dày thực quản, dị ứng…

2.1. Viêm thanh khí phế quản do virus

Theo thống kê mới nhất, có đến 50 - 75% trường hợp viêm thanh khí phế quản cấp được khởi phát là do virus Parainfluenza. Bên cạnh đó, còn một số virus khác cũng có thể gây ra bệnh như virus hợp bào hô hấp, adenovirus, rhode virus, virus cúm nhóm B… Trong đó, virus A được cho là nguyên nhân gây bệnh viêm thanh khí phế quản cấp nghiêm trọng nhất.

viêm thanh khí phế quản cấp được khởi phát là do virus Parainfluenza

Viêm thanh khí phế quản cấp được khởi phát là do virus Parainfluenza

Khi trẻ bị viêm thanh khí phế quản do virus sẽ có những triệu chứng ban đầu giống như bị cảm lạnh, sau đó từ từ xuất hiện các biểu hiện thở rít, ho khàn tiếng. Đa số trẻ mắc bệnh viêm thanh khí phế quản do virus đều sốt nhẹ từ 37 - 38 độ C, tuy nhiên cũng có một số trường hợp sốt cao lên đến 40 độ C. 

2.2. Viêm thanh khí phế quản co thắt

 

Ngoài việc mắc bệnh là do nhiễm virus, viêm thanh khí phế quản còn khởi phát do một số yếu tố khác như trào ngược dạ dày, dị ứng. Đây còn được gọi là dạng viêm thanh khí phế quản ở trẻ em thể co thắt và không có biểu hiện sốt. Tuy nhiên bệnh có khả năng tái phát thường xuyên và xảy ra đột ngột vào giữa đêm với triệu chứng như trẻ thở hổn hển, thở rít khi hít vào, ho khàn tiếng.   

Triệu chứng ho khan, thở rít thường gặp khi trẻ bị bệnh viêm thanh khí phế quản

Triệu chứng ho khan, thở rít thường gặp khi trẻ bị bệnh viêm thanh khí phế quản

Có thể thấy, khi trẻ bị viêm thanh khí phế quản dù nguyên nhân là do virus hay dị ứng, trào ngược dạ dày thì đều có triệu chứng đặc trưng là thở rít. Khi trẻ ngủ, nghỉ ngơi mà vẫn thở rít thì đây là dấu hiệu cho thấy bệnh càng nặng thêm. Khi trẻ quá mệt, tình trạng ho khan sẽ giảm đi và cha mẹ có thể nghe thấy tiếng rít nhiều hơn mỗi khi thở. 

Nếu trẻ không được điều trị đúng cách, kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng bởi đường dẫn khí phù nề quá nhiều sẽ làm trẻ không thở được, không cung cấp đủ oxy vào máu sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng khác. Dù tình trạng này không xảy ra thường xuyên nhưng bác sĩ vẫn khuyến cáo phụ huynh không nên chủ quan, lơ là với sức khỏe của con nhỏ, nên đưa trẻ đi viện nếu thấy có dấu hiệu bất thưởng. 

3. Phác đồ điều trị với thuốc khi trẻ bị viêm thanh khí quản

Viêm thanh khí phế quản là bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn, không có tính chất tái phát nếu người bệnh được điều trị từ sớm và đúng phương pháp. Do đó, ngay từ khi trẻ có các dấu hiệu ban đầu, cha mẹ nên chủ động thăm khám ngay.

sử dụng thuốc Tây để điều trị viêm thanh quản cấp là sự lựa chọn của phần lớn người bệnh

Sử dụng thuốc Tây để điều trị viêm thanh quản cấp là sự lựa chọn của phần lớn người bệnh

Bệnh viêm thanh khí phế quản ở trẻ em thường kéo dài trong khoảng vài ngày rồi khỏi hẳn trong 7 ngày nếu được điều trị đúng cách. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ tiến triển nặng lên gây ra các biến chứng như viêm phổi hoặc viêm tai giữa. 

Sử dụng thuốc Tây y để điều trị viêm thanh khí phế quản cấp là sự lựa chọn hàng đầu của phần lớn người bệnh. Sau khi thực hiện chẩn đoán, tùy thuộc vào mức độ bệnh lý và triệu chứng lâm sàng mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị viêm thanh quản ở trẻ em. Việc điều trị cần đảm bảo nguyên tắc khắc phục phù nề, loại bỏ dị vật đường thở và hỗ trợ hô hấp. Cụ thể: 

  • Với nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn, bác sĩ sẽ cho trẻ điều trị bằng Epinephrine (Adrenaline). Thuốc có tác dụng ức chế và tiêu diệt virus, vi khuẩn gây bệnh, làm giảm phù nề đường dẫn khí. Ngoài ra, để làm giảm triệu chứng bệnh gây ra, bác sĩ có thể kê đơn có thuốc steroid bằng đường uống, tiêm tĩnh mạch hoặc đường hít. Điều trị với một vài liều steroid nên không gây hại tới cơ thể trẻ.
  • Với trường hợp bị viêm thanh khí phế quản cấp do dị ứng, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc kháng histamin H1. Khi sử dụng thuốc, người bệnh sẽ gặp tác dụng phụ là thiếu tập trung, gây buồn ngủ… 
  • Thuốc loãng đờm, giảm ho, thuốc kháng virus, thuốc hạ sốt, viên ngậm trị ho… là những thuốc được bác sĩ kê đơn để điều trị nhằm giảm bớt các triệu chứng mà bệnh gây ra. 

Để việc điều trị bằng thuốc đạt hiệu quả cao nhất, phụ huynh nên tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc sử dụng thuốc cho trẻ theo sự chỉ định của bác sĩ. Không được thay đổi thuốc hay điều chỉnh liều dùng hoặc ngừng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Nếu cơ thể trẻ xuất hiện bất kỳ biểu hiện lạ không rõ nguyên nhân, cha mẹ nên thông báo ngay cho bác sĩ. 

4. Chăm sóc bé bị viêm thanh khí phế quản

 

Song song với việc cho trẻ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ có thể áp dụng một số biện pháp cải thiện sau tại nhà:

  • Dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi cho trẻ có thể giảm phù nề niêm mạc, loại bỏ dịch tiết ứ đọng và cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm thanh khí phế quản ở trẻ em.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà có thể cải thiện chức năng hô hấp và hạn chế tình trạng tăng tiết dịch nhầy quá mức ở trẻ.
  • Khi trẻ bị viêm thanh khí phế quản hãy cho trẻ uống nhiều nước. Ngoài nước lọc, cha mẹ có thể cho trẻ uống nước ép trái cây, rau xanh, sinh tố hoa quả để cân bằng điện giải, cung cấp năng lượng và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. 
  • Cho trẻ tắm nước mát, không tắm nước lạnh và chườm khăn để hạ thân nhiệt.
  • Trong thời gian điều trị, cha mẹ nên khuyến khích trẻ nghỉ ngơi và ngủ nhiều hơn. Việc ngủ giấc dài có thể giúp phục hồi các cơ quan bị tổn thương và cải thiện các triệu chứng của bệnh đáng kể. 
  • Với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi cũng như trẻ lớn, mẹ đều nên chia nhỏ bữa ăn và cố gắng cho trẻ ăn uống, bú sữa đầy đủ. Việc đó sẽ tăng cường khả năng miễn dịch cũng như cung cấp năng lượng cho cơ thể trẻ. Tránh để tình trạng trẻ biếng ăn, ăn ít trong thời gian mắc bệnh có thể khiến triệu chứng chuyển biến nặng nề và dễ gây biến chứng suy hô hấp. 
  • Nên cho trẻ xông hơi với tinh dầu để làm thông đường thở, giảm phù nề niêm mạc hô hấp và loại bỏ tắc nghẽn ở hốc mũi
  • Khi trẻ được điều trị và chăm sóc đúng cách, bệnh viêm thanh khí phế sẽ thuyên giảm sau 3 - 5 ngày. 

5. Khi nào cần cho trẻ bị viêm thanh khí phế quản đi bác sĩ?

Viêm thanh khí phế quản cấp là bệnh lý dễ tiến triển sang giai đoạn nặng, gây nguy hiểm cho cả người lớn và trẻ em nếu mắc bệnh. Do đó, phụ huynh cần có những phương pháp điều trị từ sớm để phòng những biến chứng nguy hiểm có khả năng xảy ra. Nếu trẻ có những biểu hiện sau, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến viện: 

  • Trẻ khó thở, thở rít lặp lại nhiều lần, cơ thể tím tái, xanh xao
  • Trẻ xuất hiện tình trạng khó nuốt
  • Trẻ sốt cao kéo dài hơn 3 ngày, không thấy hạ sốt 
  • Cơ thể trẻ suy nhược nghiêm trọng

6. Những bệnh nhiễm trùng liên quan đến viêm thanh khí phế quản

Nguyên nhân khiến trẻ thở rít khi bị viêm thanh khí phế quản có thể là do bệnh viêm nắp thanh môn cấp gây ra. Tương tự như bệnh viêm thanh khí phế quản, bệnh viêm nắp thanh môn cấp được gây ra bởi vi khuẩn và là một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm với trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 2 đến 5 tuổi.

Trẻ bị viêm nắp thanh môn cấp có triệu chứng sốt cao đột ngột

Trẻ bị viêm nắp thanh môn cấp có triệu chứng sốt cao đột ngột

Khi khởi bệnh, trẻ sẽ có triệu chứng đặc trưng là sốt cao đột ngột, cơ thể rất mệt mỏi, giọng nói bị nghẹt, trẻ có thể chảy nước dãi vì không thể nuốt nước bọt trong miệng. Nếu không điều trị sớm và đúng cách, đường dẫn khí của bé sẽ bị tắc nghẽn hoàn toàn. 

Tuy nhiên hiện nay đây không phải là căn bệnh phổ biến ở trẻ em nhờ có vắc-xin Haemophilus influenzae type B (Hib). Do đó, để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này, phụ huynh nên chủ động cho trẻ đi tiêm vắc-xin Hib mũi đầu tiên vào lúc 2 tháng tuổi. Đồng thời, các chuyên gia cũng cho thấy khi tiêm vắc-xin Hib cũng giúp phòng ngừa được bệnh viêm màng não. 

Có thể thấy viêm thanh khí phế quản là một căn bệnh khá phổ biến trong quá trình trưởng thành của trẻ. Mặc dù là căn bệnh ít gây ra biến chứng nguy hiểm nhưng không vì thế mà phụ huynh chủ quan, lơ là với sức khỏe của trẻ nhỏ. Căn bệnh này có thể trở nên nghiêm trọng và cản trở quá trình thở bình thường của bé, do đó nhận biết sớm các biểu hiện bệnh ở giai đoạn đầu sẽ giúp việc điều trị đạt hiệu quả tốt, thời gian hồi phục nhanh hơn. Song song, cha mẹ luôn cần có những biện pháp hỗ trợ phòng bệnh tại nhà cho trẻ để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình. 

+

Tác giả: Thanh Ngân

Đăng ký tư vấn

Tại sao nên chọn phòng khám Alo Xét Nghiệm

Chuyên sâu về tầm soát ung thư - Gen - Di truyền
Đội ngũ cố vấn là tiến sĩ, bác sĩ đầu ngành
Trang thiết bị Y tế hiện đại
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà nhanh chóng
Chi phí xét nghiệm hợp lý
Tư vấn và trả kết quả qua SMS, E-mail

Sốt phát ban ở trẻ em cần kiêng gì? Một số lưu ý mẹ nên biết

Để tình trạng sốt phát ban ở trẻ không diễn biến nguy hiểm, cha mẹ cần có những chú ý đặc biệt về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, trang phục của bé. Vậy, sốt phát ban ở trẻ em cần kiêng gì để bé nhanh khỏi?

Viêm tai giữa ở trẻ em: nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Viêm tai giữa ở trẻ em là tình trạng nhiễm trùng tai giữa, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như: viêm tai xương chũm, nghe kém, rối loạn ngôn ngữ ở trẻ chưa nói sõi, thậm chí viêm màng não, áp xe não...

Trẻ em bao nhiêu độ là sốt? Cách chăm sóc trẻ sốt cao

Hầu hết trẻ em đều đã từng gặp phải tình trạng sốt. Nhưng không phải cha mẹ cũng biết rõ “trẻ em bao nhiêu độ là sốt?”. Việc biết chính xác và biết cách đo thân nhiệt cho bé vô cùng quan trọng. Điều này giúp các bậc phụ huynh có cách chăm sóc trẻ đúng đắn

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em có nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em không phải là căn bệnh hiếm gặp. Theo các bác sĩ thì dù nó xuất phát từ nguyên nhân nào cũng đều gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ. Vậy bệnh lý này nguy hiểm đến mức nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây

Bệnh viêm thanh khí phế quản ở trẻ em

Khàn giọng, tắc nghẽn mũi, thở khò khè và khó thở đều là những triệu chứng thường thấy khi trẻ mắc bệnh viêm thanh khí phế quản.