Viêm tai giữa ở trẻ em: nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Xuất bản: 2022-10-16

Bài viết được tham vấn y khoa bởi: Bác sĩ CKII Nguyễn Thế Bằng

Viêm tai giữa ở trẻ em là tình trạng nhiễm trùng tai giữa, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như: viêm tai xương chũm, nghe kém, rối loạn ngôn ngữ ở trẻ chưa nói sõi, thậm chí viêm màng não, áp xe não...

1. Vì sao trẻ nhỏ bị viêm tai giữa?

Viêm tai giữa là bệnh lý đường hô hấp trên thường gặp, đối tượng mắc cũng rất đa dạng, nhưng phổ biến hơn ở trẻ em do những nguyên nhân sau:

  • Hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, dễ bị vi khuẩn xâm nhập tấn công, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi, mưa ẩm, trẻ tiếp xúc nhiều với khói xe, khói thuốc, bụi bẩn, trẻ mới đi nhà trẻ hoặc mới cai sữa...
  • Cấu trúc tai của bé chưa hoàn chỉnh: Tai trong và mặt sau của cổ họng được kết nối nhờ ống thính giác (hay còn gọi là vòi nhĩ hoặc ống Eustachian). Thông thường vòi nhĩ sẽ mở cho chất lỏng và các tạp chất thoát ra ngoài. Tuy nhiên vòi nhĩ của trẻ vốn ngắn hơn người lớn nên dễ bị tắc, chất thải không thoát ra được gây ra nhiễm trùng. 
  • Do biến chứng của bệnh lý tai mũi họng như: viêm mũi họng, viêm amidan, viêm VA, viêm xoang...

Viêm tai giữa

Hình ảnh tai giữa bình thường và viêm tai giữa

2. Dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ em

  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao, có thể sốt trên 39 độ C
  • Quấy khóc, khó ngủ, trằn trọc, khóc ré lên khi được đặt nằm xuống
  • Chảy dịch, chảy mủ từ ống tai ngoài
  • Dùng tay kéo vành tai
  • Ăn/bú kém, không ngon miệng
  • Nôn trớ hoặc rối loạn tiêu hóa
  • Ở trẻ lớn hơn có thể kêu đau tai, ù tai, giảm thính lực

3. Chăm sóc bé bị viêm tai giữa cần lưu ý gì?

Vệ sinh tai, mũi, họng sạch sẽ cho bé bằng nước muối Natri Clorid 0,9%. Dùng bông tăm lau nhẹ nhàng, không đưa vào quá sâu, không bịt kín tai mà phải để hở cho dịch mủ thoát ra ngoài. Rơ lưỡi cho bé để làm sạch răng miệng hàng ngày. Với trẻ lớn, cha mẹ có thể cho trẻ súc miệng nước muối.

Vệ sinh tai sạch sẽ cho trẻ

Vệ sinh tai sạch sẽ cho trẻ

Nếu trẻ đang tuổi bú mẹ, cần tăng lượng sữa, cho trẻ bú nhiều hơn. Sữa mẹ chứa nhiều chất dinh dưỡng, không chỉ giúp trẻ tránh mất nước mà còn tăng cường miễn dịch. Nếu bé dùng sữa ngoài hoặc đang trong chế độ ăn dặm, cha mẹ cần bổ sung thêm nước cho bé.

Kê gối mềm cho bé khi ngủ để hạn chế dịch tiết từ họng tràn vào vòi nhĩ.

Nếu trẻ số, cha mẹ có thể chườm khăn ấm cho trẻ để hạ sốt. Quần áo cho trẻ phải thấm mồ hôi, mỏng, rộng, không bó sát. Phòng nghỉ cho bé cần thoáng mát. Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C, đau nhiều, cần cho uống thuốc hạ sốt, giảm đau theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc chưa có chỉ định của bác sĩ.

Nếu trẻ có các biểu hiện dưới đây, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được theo dõi và điều trị kịp thời:

  • Trẻ sốt cao liên tục, dùng hạ sốt không đỡ
  • Đau nhiều, mức độ ngày một tăng lên
  • Trẻ quấy khóc kéo dài, bỏ bú, bỏ ăn
  • Nôn, tiêu chảy

4. Phòng tránh viêm tai giữa cho trẻ bằng cách nào?

  • Hạn chế cho bé bú bình vì khi dốc bình, sữa có thể chảy vào vòi nhĩ và đọng lại, kết hợp với vi khuẩn gây nhiễm trùng tai. Với bé đang ăn dặm, phụ huynh cũng cần hạn chế cho bé ăn khi đang nằm.
  • Thường xuyên vệ sinh tai - mũi - họng sạch sẽ cho bé, không cho trẻ ngoáy mũi hay cho tay vào miệng..
  • Giữ ấm cho bé khi thời tiết lạnh, đặc biệt là phần đầu, cổ, gan bàn chân
  • Điều trị dứt điểm các bệnh tai mũi họng cho trẻ như: viêm họng, viêm amidan...
  • Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm đủ liều, đúng lịch cho trẻ.
  • Giữ vệ sinh nhà ở sạch sẽ, tránh để trẻ tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc...
  • Không nên cho trẻ đi nhà trẻ quá sớm trước 1 tuổi. Trẻ khóc nhiều cũng có thể dẫn đến viêm tai giữa.
 

+

Tác giả: Thanh Ngân

Đăng ký tư vấn

Tại sao nên chọn phòng khám Alo Xét Nghiệm

Chuyên sâu về tầm soát ung thư - Gen - Di truyền
Đội ngũ cố vấn là tiến sĩ, bác sĩ đầu ngành
Trang thiết bị Y tế hiện đại
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà nhanh chóng
Chi phí xét nghiệm hợp lý
Tư vấn và trả kết quả qua SMS, E-mail

Sốt phát ban ở trẻ em cần kiêng gì? Một số lưu ý mẹ nên biết

Để tình trạng sốt phát ban ở trẻ không diễn biến nguy hiểm, cha mẹ cần có những chú ý đặc biệt về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, trang phục của bé. Vậy, sốt phát ban ở trẻ em cần kiêng gì để bé nhanh khỏi?

Viêm tai giữa ở trẻ em: nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Viêm tai giữa ở trẻ em là tình trạng nhiễm trùng tai giữa, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như: viêm tai xương chũm, nghe kém, rối loạn ngôn ngữ ở trẻ chưa nói sõi, thậm chí viêm màng não, áp xe não...

Trẻ em bao nhiêu độ là sốt? Cách chăm sóc trẻ sốt cao

Hầu hết trẻ em đều đã từng gặp phải tình trạng sốt. Nhưng không phải cha mẹ cũng biết rõ “trẻ em bao nhiêu độ là sốt?”. Việc biết chính xác và biết cách đo thân nhiệt cho bé vô cùng quan trọng. Điều này giúp các bậc phụ huynh có cách chăm sóc trẻ đúng đắn

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em có nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em không phải là căn bệnh hiếm gặp. Theo các bác sĩ thì dù nó xuất phát từ nguyên nhân nào cũng đều gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ. Vậy bệnh lý này nguy hiểm đến mức nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây

Bệnh viêm thanh khí phế quản ở trẻ em

Khàn giọng, tắc nghẽn mũi, thở khò khè và khó thở đều là những triệu chứng thường thấy khi trẻ mắc bệnh viêm thanh khí phế quản.