Cách trị viêm họng tại nhà hiệu quả không cần dùng thuốc

Xuất bản: 2022-03-02

Bài viết được tham vấn y khoa bởi: Bác sĩ Nguyễn Hà

Viêm họng là căn bệnh gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh với các triệu chứng điển hình là ho khan, đau rát cổ họng, chán ăn,… Theo các bác sĩ, bạn hoàn toàn có thể áp dụng các cách trị viêm họng tại nhà bằng những nguyên liệu tự nhiên: quất, mật o

Bệnh viêm họng là gì?

Viêm họng là một dạng bệnh viêm nhiễm niêm mạc họng và hầu, gây đau cổ họng. Khi bệnh mới khởi phát, người bệnh sẽ cảm thấy đau rát ở trong cổ họng, nhất là khi nuốt. Sau khoảng 1 tuần bệnh sẽ tự khỏi mà không để lại biến chứng gì, với những trường hợp bệnh nặng có thể gây viêm amidan.

Viêm họng là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc họng và hầu, gây đau cổ họng
Viêm họng là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc họng và hầu, gây đau cổ họng

Ở nước ta, viêm họng khởi phát mạnh vào thời điểm giao mùa từ thu sang đông. Bởi đây là thời điểm thuận lợi để vi khuẩn, virus xâm nhập và tấn công vào vùng họng gây viêm nhiễm. Cả người lớn và trẻ em đều có thể mắc bệnh viêm họng với tỉ lệ tương đương nhau.

Nguyên nhân gây bệnh viêm họng

Viêm họng có thể khởi phát khi người bệnh bị virus, vi khuẩn xâm nhập vào vùng họng hoặc do một số yếu tố bên ngoài khác.

Virus, vi khuẩn

Theo thống kê gần đây nhất, có tới khoảng 80% các loại virus có khả năng cao gây ra bệnh viêm họng. Trong đó có virus cúm B, virus cúm A, virus parainfluenza và cả virus corona,…. Bên cạnh đó còn một số loại vi khuẩn khác như: tụ cầu, phế cầu, đặc biệt liên cầu khuẩn β tan huyết trong nhóm A cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Các yếu tố bên ngoài khác

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm họng bao gồm:

  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Cổ họng bạn sẽ luôn cảm thấy nóng rát do axit dạ dày trào ngược lên thực quản.
  • Tiếp xúc với các chất kích thích, chất gây dị ứng: Rượu bia, khói bụi, đồ ăn cay nóng, thuốc lá, thuốc xịt chứa hóa chất,… gây cháy lớp lót vùng niêm mạc họng dẫn đến bị viêm họng.
  • Nhiễm HIV: Do hệ miễn dịch của những người bị nhiễm HIV suy yếu nên họ dễ bị vi khuẩn tấn công và gây viêm họng mãn tính hoặc viêm họng tái phát.
  • Sử dụng điều hòa: Khi thời tiết nóng bức nhiều người sử dụng máy điều hòa không đúng cách làm thay đổi nhiệt độ đột ngột khiến cơ thể không thích nghi kịp, cũng dễ gây ra viêm họng.
  • Khối u: Việc có khối u tồn tại ở lưỡi, cổ họng cũng khiến bạn bị viêm họng.

Việc nằm điều hòa liên tục trong thời gian dài cho thể gây đau họng
Việc nằm điều hòa liên tục trong thời gian dài cho thể gây đau họng

Triệu chứng khi bị viêm họng

Khi bị bệnh viêm họng, đa số người bệnh sẽ có các triệu chứng đặc trưng như sau:

  • Ăn không ngon, nuốt khó, thậm chí nuốt nước bọt hay uống nước cũng đều đau họng.
  • Khó chịu vùng họng, ngứa họng, cảm giác cổ họng bị khô, sưng vướng víu và bị ho.
  • Họng mẫn cảm hơn, dễ gây buồn nôn.
  • Dịch tiết trong vùng họng ban đầu trong và ít, càng để lâu dịch tiết càng tối màu và nhiều hơn. Vì thế, người bị viêm họng thường hay bị khàn tiếng, một số người còn bị mất tiếng và thường hay hắng giọng, khạc để đẩy dịch tiết này ra ngoài.
  • Nếu soi họng bạn sẽ nhìn thấy niêm mạc vách họng bị xung huyết và đỏ thẫm. Ngoài ra, sẽ thấy vùng vách họng sau có nhiều mụn nhỏ.
  • Bên cạnh đó, viêm họng thường kèm theo sốt nhẹ và đau đầu. Nếu bệnh để lâu còn gây nên tình trạng nhức tai, ù tai, nhức tai và các triệu chứng gần giống cảm cúm nên người bệnh thường hay bị nhầm lẫn.

Cách trị viêm họng tại nhà

Trong trường hợp bệnh mới khởi phát, bạn có thể áp dụng cách cách trị viêm họng tại nhà hay còn gọi là mẹo dân gian. Cách chữa này sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên, cực kỳ an toàn và lành tính nên hoàn toàn không gây tác dụng phụ cho người dùng.

Cách trị đau họng tại nhà bằng quất

Chuyên gia đánh giá mật ong nguyên chất là cách chữa viêm họng tốt hơn cả siro ho. Vì mật ong chứa nhiều vitamin có lợi giúp chống nhiễm trùng, tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ cổ họng khỏi sự tấn công của virus, vi khuẩn.

Quất chứa chất sát khuẩn và làm dịu các triệu chứng đau rát cổ họng và nó còn nhiều vitamin C giúp tăng sức đề kháng. Thế nên, dùng quất ngâm mật ong là cách điều trị viêm họng được nhiều người sử dụng, nhất là dùng để chữa viêm họng cho trẻ em.

Quất sở hữu đặc tính sát viêm, diệt khuẩn tốt nên có thể áp dụng để trị viêm họng tại nhà
Quất sở hữu đặc tính sát viêm, diệt khuẩn tốt nên có thể áp dụng để trị viêm họng tại nhà

Cách làm:

  • Chọn 500 gram quất chín vàng tự nhiên
  • Rửa sạch quất đã chuẩn bị sau đó ngâm khoảng 10 phút với nước muối loãng rồi vớt ra để ráo.
  • Để nguyên quả quất hoặc cắt thành từng miếng tròn mỏng.
  • Dùng 1 lọ thủy tinh khô và sạch xếp quất vào. Cứ mỗi lớp quất là phủ 1 lớp mật ong lên trên cho đến hết, đảm bảo quất chìm trong mật ong.
  • Đậy kín nắp và để vào nơi khô thoáng thì có thể dùng chữa đau họng được.

Cách dùng:

  • Người lớn: dùng miếng quất ngậm trong miệng từ 10-15 phút. Mỗi ngày ngậm từ 3-4 lần, thực hiện liên tục trong vài ngày để giảm đau họng.
  • Trẻ nhỏ: Mẹ có thể cho bé ngậm hoặc dùng nước quất mật ong hòa với nước uống cho để cho trẻ uống. Lưu ý, mẹ không nên dùng mật ong để chữa trị viêm họng cho trẻ dưới 1 tuổi.

Cách trị viêm họng tại nhà bằng rễ cây cam thảo

Theo đông y, cách chữa đau họng bằng rễ cây cam thảo hiệu quả nhất là khi được pha với nước để súc miệng hằng ngày.

Cách thực hiện: Bạn rễ cam thảo dạng bột hoặc chất chiết xuất rồi từ các hiệu thuốc Đông y về để pha với nước để súc miệng. Súc miệng ngày 2 lần sáng và tối sẽ giúp giảm nhanh tình trạng đau họng và rát cổ ngay.

Chữa viêm họng bằng muối

Theo nhà trị liệu Marcia Degelman - Trung tâm y tế Đại học đã chỉ ra rằng súc miệng bằng nước muối giúp chống nhiễm trùng và trị đau họng rất hiệu quả. Bởi muối có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, virus gây viêm họng.

Bên cạnh đó, một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Y tế dự phòng Mỹ thống kê rằng có đến 40% những người bị nhiễm trùng đường hô hấp trên. Khi thực hiện súc miệng bằng nước muối 3 lần/ngày thì bệnh đã được thuyên giảm. Vì vậy mà muối đích thực là cách điều trị viêm họng, đau rát cổ họng đơn giản mà cực kỳ hiệu quả.

Súc miệng nước muối là cách chữa viêm họng tại nhà đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả
Súc miệng nước muối là cách chữa viêm họng tại nhà đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả

Cách thực hiện: Lấy 1 thìa cà phê muối sạch đem đi hòa với khoảng 200ml nước ấm, sau đó bạn súc miệng trong 30 giây. Thực hiện ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.

Cách trị viêm họng tại nhà bằng chanh muối

Chanh muối có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn và làm dịu bớt cơn đau họng tức thì. Đây là cách chữa viêm họng tại nhà hiệu quả được nhiều người áp dụng.

Cách thực hiện: Dùng 1 quả chanh rửa sạch, sau đó đem cắt lát mỏng rồi trộn với một ít muối trắng, để khoảng 1h thì sử dụng được. Tiếp đến, bạn ngậm miếng chanh muối trong miệng khoảng 15-20 phút. Thực hiện đều đặn ngày 2 lần, sau vài ngày bạn sẽ thấy cổ họng không còn bị đau rát nữa.

Dùng tỏi trị viêm họng

Tỏi có chứa chất allicin, đây là một loại kháng sinh cực mạnh, sẽ làm tiêu diệt virus và vi khuẩn gây bệnh viêm họng.

Cách thực hiện: Để trị viêm họng, bạn dùng 1 tép tỏi sống ngậm khoảng 5 – 7 phút để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng hoặc bạn cũng có thể nướng 3 – 4 nhánh tỏi sống để ăn, giúp giảm đau họng hiệu quả.

Cách phòng bệnh viêm họng

Để phòng ngừa hiệu quả bệnh viêm họng, các bác sĩ chuyên khoa luôn khuyên bạn thực hiện đồng thời các biện pháp sau:

  • Bảo vệ kỹ trước khi ra đường: Mỗi khi ra đường, bạn cần phải đeo khẩu trang, đeo bao tay, mặc áo dài tay để hạn chế tiếp xúc với chất độc hại, khói, bụi,…
  • Vệ sinh cá nhân cẩn thận: Thường xuyên rửa tay thường xuyên đúng cách. Nhất là khi chạm vào mũi, miệng hay trước khi chế biến thực phẩm.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm: Mỗi ngày, súc miệng ít nhất 2 – 3 lần để tẩy trùng khoang miệng và họng.
  • Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên:  sẽ giúp đánh bay các loại virus gây viêm họng có thể ẩn nấp trong nhà, giúp nhà cửa trở nên sạch sẽ, thoáng mát.

Đeo khẩu trang khi ra ngoài là cách phòng ngừa viêm họng hiệu quả
Đeo khẩu trang khi ra ngoài là cách phòng ngừa viêm họng hiệu quả

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Người bị viêm họng cần đi khám bác sĩ ngay khi có các triệu chứng nguy hiểm sau đây:

  • Sưng tấy cổ hoặc lưỡi.
  • Đau họng kèm phát ban.
  • Đau họng kèm sốt cao.
  • Cổ cứng.
  • Đau họng kèm chảy nước dãi.
  • Viêm họng kèm rêu lưỡi trắng

Ngoài một số triệu chứng trên, khi thấy viêm họng kéo dài hơn 7 ngày; có máu trong nước bọt hoặc đờm; đau họng kèm hiện tượng đau khớp quai hàm hoặc đau tai; đau khớp thì bạn cũng cần đến bệnh viện để thăm khám. Đây là cách tốt nhất để bạn có thể khắc phục bệnh và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.

Viêm họng là bệnh dễ gặp, nếu không điều trị đúng cách sẽ gây nhiều biến chứng. Vì vậy, bạn đừng quên áp dụng một trong các cách trị viêm họng tại nhà hiệu quả ở trên nhé. Ngoài ra, nếu tình trạng bệnh ngày càng tệ, tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ để có biện pháp điều trị hiệu quả.

+

Tác giả: Khôi Nguyên

Đăng ký tư vấn

Tại sao nên chọn phòng khám Alo Xét Nghiệm

Chuyên sâu về tầm soát ung thư - Gen - Di truyền
Đội ngũ cố vấn là tiến sĩ, bác sĩ đầu ngành
Trang thiết bị Y tế hiện đại
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà nhanh chóng
Chi phí xét nghiệm hợp lý
Tư vấn và trả kết quả qua SMS, E-mail

Cách trị viêm họng tại nhà hiệu quả không cần dùng thuốc

Viêm họng là căn bệnh gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh với các triệu chứng điển hình là ho khan, đau rát cổ họng, chán ăn,… Theo các bác sĩ, bạn hoàn toàn có thể áp dụng các cách trị viêm họng tại nhà bằng những nguyên liệu tự nhiên: quất, mật o

02/03/2022 10:37

Bệnh viêm mũi dị ứng: Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị hiệu quả

Viêm mũi dị ứng là mặc dù không phải không nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu và ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Các bác sĩ đã khuyến cáo, những người mắc chứng hen suyễn, viêm tai giữa hay viêm xoang cần đặc biệt thận trọng khi có những biểu hiện của bệnh này để ngăn ngừa các biến chứng ngoài ý muốn.

02/03/2022 10:39

Phụ nữ sau sinh có nên kiêng đánh răng hay không?

Phụ nữ sau sinh có nên kiêng đánh răng hay không là thắc mắc chung của rất nhiều chị em. Trong khi một số quan niệm xưa cho rằng mẹ sau sinh nên kiêng nước, kiêng tắm gội thì ngay nay có nhiều người phản đối. Vậy đâu mới là quan điểm chính xác, khoa học? Hãy cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

12/04/2022 15:49