U tuyến thượng thận có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả

Xuất bản: 2022-03-02

U tuyến thượng thận nếu không được điều trị có thể đe dọa tính mạng người bệnh hoặc dẫn đến tổn thương nghiêm trọng các cơ quan khác. 

U tuyến thượng thận là một khối u hiếm, có thể gặp ở một hoặc cả 2 tuyến. U tuyến thượng thận nếu không được điều trị có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh hoặc dẫn đến tổn thương nghiêm trọng ở các cơ quan khác, đặc biệt là hệ thống tim mạch. Trong bài đọc này sẽ đề cập đến nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng, chẩn đoán và điều trị bệnh u tuyến thượng thận. 

Bệnh u tuyến thượng thận là gì?

Trước khi tìm hiểu u tuyến thượng thận là gì thì cần phải nắm được tuyến thượng thận nằm ở vị trí nào trong cơ thể con người và chức năng của nó ra sao. 

Trong cơ thể, tuyến thượng thận là một tuyến nội tiết có nhiệm vụ sản xuất ra các hormone quan trọng cho  quá trình điều hòa huyết áp, chống căng thẳng, stress hay cân bằng nước - điện giải của cơ thể. Tuyến thượng thận nằm ở ngay phía trên 2 quả thận.

U tuyến thượng thận là một bệnh lý hiếm gặp, thường là u lành tính và ảnh hưởng đến một trong 2 tuyến thượng thận nhưng cũng có trường hợp ảnh hưởng đến cả 2 tuyến. 

Mặc dù là khối u lành tính nhưng khi khối u phát triển sẽ khiến cơ quan này giải phóng ra các hormone dẫn đến tình trạng huyết áp cao nhiều lần và liên tục. Nếu không được can thiệp điều trị kịp thời, loại khối u này có thể làm tổn thương các cơ quan khác, đặc biệt là hệ thống tim mạch, thậm chí đe dọa tính mạng của người bệnh. 

U tuyến thượng thận là bệnh lý hiếm gặp

Hình ảnh khối u tại tuyến thượng thận

Nguyên nhân gây nên bệnh u tuyến thượng thận

U tuyến thượng thận là một bệnh lý hiếm gặp do đó các nhà nghiên cứu hiện vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân gây bệnh. Các chuyên gia cũng nhận định bệnh thường không liên quan đến yếu tố di truyền. 

Đối tượng có nguy cơ bị u tuyến thượng thận

Hầu hết, đối tượng có nguy cơ bị u tuyến thượng thận nằm trong độ tuổi từ 20 - 50, nhưng khối u có thể phát triển ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ em và người già. Tuy nhiên, những người đã từng có tiền sử mắc phải các rối loạn di truyền có khả năng mắc bệnh cao hơn bởi các khối u liên quan đến các rối loạn này có nhiều khả năng gây ung thư hơn. Các rối loạn di truyền có thể là nguyên nhân gây nên bệnh u tuyến thượng thận bao gồm: 

  • Đa u tuyến nội tiết loại II (MEN II)
  • Bệnh Von Hippel - Lindau
  • U sợi thần kinh loại 1 (NF1)
  • Hội chứng u cận hạch di truyền

Dấu hiệu, triệu chứng bệnh u tuyến thượng thận

Triệu chứng bệnh u tuyến thượng thận là các cơn tăng huyết áp kịch phát xảy ra đột ngột

Triệu chứng bệnh u tuyến thượng thận là các cơn tăng huyết áp kịch phát xảy ra đột ngột

Khi mắc u tuyến thượng thận, người bệnh sẽ thường gặp các triệu chứng sau: 

  • Cơn tăng huyết áp kịch phát xảy ra đột ngột với biểu hiện huyết áp tăng cao có thể lên đến 250 - 280/120-140mmHg và kéo dài từ vài phút đến vài giờ. Sau cơn tăng huyết áp, huyết áp của người bệnh có thể về mức bình thường hoặc có thể tụt với các triệu chứng mệt lả do mất nước có thể gây ra rối loạn điện giải hoặc trụy tim gây nguy hiểm cho người bệnh.   
  • Nhịp tim người bệnh đập nhanh trên 100 lần/phút, có thể lên đến 140 - 180 lần/phút, cảm giác hồi hộp.
  • Da tái xanh, vã mồ hôi, nhức đầu, buồn nôn, nôn, cơ thể ớn lạnh.
  • Một số triệu chứng ít gặp như: bồn chồn, lo lắng, táo bón, sút cân. 

Nếu người bệnh không may gặp một sang chấn về tâm lý, stress… sẽ khiến các triệu chứng u tuyến thượng thận có thể được kích hoạt, đồng thời làm cho các biểu hiện này nặng và trầm trọng hơn. Nếu người bệnh bị tăng huyết áp kéo dài sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như suy tim, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, tổn thương mắt có thể dẫn đến mù lòa, suy thận… 

U tuyến thượng thận ở trẻ em

U tuyến thượng thận là một bệnh lý nguy hiểm và rất hiếm gặp ở trẻ em. Đây là một dạng ung thư nguyên bào thần kinh khởi đầu ở tủy tuyến thượng thận và ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Nếu trẻ có mắc bệnh này thì có thể là do có tính chất gia đình và di truyền. U tuyến thượng thận ở trẻ em có thể là u lành hoặc u ác gây ra việc tiết ra quá nhiều hormone trong cơ thể. 

Khi mắc bệnh này, trẻ thường không có biểu hiện cụ thể, triệu chứng thường thấy là trẻ gặp khó khăn khi đi lại bởi sự chèn ép của khối u trong ổ bụng và đau xương. Ngoài ra, khi tắm cho trẻ có thể phát hiện các tổn thương da xuất hiện trên cơ thể. 

Để chẩn đoán bệnh u tuyến thượng thận ở trẻ sơ sinh, bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng lâm sàng cùng với chẩn đoán hình ảnh và các kết quả xét nghiệm để phát hiện khối u. Bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp ngoại khoa để cắt bỏ khối u giúp tiêu diệt nguyên nhân gây bệnh tận gốc cho trẻ. 

U tuyến thượng thận có nguy hiểm không?

U tuyến thượng thận là bệnh nguy hiểm đến tính mạng nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời

U tuyến thượng thận là bệnh nguy hiểm đến tính mạng nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời

Khi mắc bệnh, câu hỏi được nhiều người thắc mắc nhất chính là u tuyến thượng thận có nguy hiểm không? Câu trả lời là có, khối u khi phát triển lớn dần sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. 

Đồng thời các cơn tăng huyết áp sẽ diễn ra đột ngột và kịch phát làm ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch, người bệnh dễ mắc các bệnh lý nguy hiểm như suy tim, suy thận, xuất huyết, trụy mạch, rối loạn nước - điện giải…

Bên cạnh đó, khối u còn ảnh hưởng đến sự sản sinh các hoocmon sinh dục dẫn đến tình trạng giảm ham muốn tình dục, nếu người bệnh là nam giới thì sẽ giảm sản xuất và chất lượng tinh trùng dẫn đến vô sinh. 

Nếu người mắc u tuyến thượng thận không được điều trị kịp thời sẽ dần có những biểu hiện giống với bệnh trầm cảm như cơ thể mệt mỏi, chán ăn, các cơ vận động bị ảnh hưởng với các triệu chứng căng cơ, cân nặng sụt giảm nghiêm trọng… 

Biến chứng có thể xảy ra của bệnh u tuyến thượng thận

U tuyến thượng thận nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, kịp thời có thể trở thành u tuyến thượng thận ác tính và khối u sẽ di căn đến các bộ phận khác của cơ thể làm tổn thương đến nhiều cơ quan, đặc biệt là hệ thống bạch huyết, xương, gan, thận và não.

Suy tim, đột quỵ là những biến chứng của bệnh u tuyến thượng thận

Suy tim, đột quỵ là những biến chứng của bệnh u tuyến thượng thận

Vì triệu chứng của bệnh đi kèm với tình trạng cao huyết áp nên người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như: 

  • Bệnh tim, suy tim, đột quỵ
  • Suy thận
  • Suy hô hấp cấp tính
  • Các dây thần kinh mắt bị tổn thương

Phương pháp chẩn đoán bệnh u tuyến thượng thận

Nếu nghi ngờ mình mắc bệnh u tuyến thượng thận, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám. Bác sĩ sẽ chỉ định làm các xét nghiệm để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác nhất, xem bạn có khối u trong tuyến thượng thận hay không. Một số phương pháp giúp chẩn đoán bệnh u tuyến thượng thận gồm có:

  • Chụp CT scan, MRI, PET là các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh công nghệ cao giúp phát hiện và tầm soát ung thư với độ chính xác cao.
  • Xét nghiệm sinh hóa là phương pháp người bệnh cần thực hiện để định lượng nồng độ các hormon tuyến thận giúp đưa ra định hướng phục vụ cho chẩn đoán bệnh. Khi thực hiện kỹ thuật này, người bệnh cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của nhân viên y tế để cho ra kết quả chính xác nhất.
  •  Xét nghiệm di truyền là phương pháp giúp xác định u tuyến thượng thận có liên quan đến các bệnh lý di truyền hay không. Từ đó bác sĩ sẽ sàng lọc bệnh với các thành viên trong gia đình, đồng thời đưa ra phương hướng điều trị cần thiết. 
  • Thông qua chụp X-quang xương và thăm khám lâm sàng, bác sĩ cũng sẽ phát hiện các biểu hiện bệnh ở xương cũng như các triệu chứng thần kinh đi kèm. Người bệnh cũng có thể cần xét nghiệm máu để đo các chỉ số Canxi, Photpho, Vitamin D đánh giá sự thiếu hụt để định hướng phác đồ điều trị cho phù hợp với cơ thể của người bệnh. 

Điều trị u tuyến thượng thận

Để điều trị u tuyến thượng thận, bác sĩ sẽ dựa theo tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh mà đưa ra phương hướng điều trị phù hợp. Đối với người có khối u kích thước nhỏ dưới 5cm và không có biểu hiện gì thì có thể chưa cần đến các biện pháp can thiệp. Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân làm các xét nghiệm nội tiết định kỳ để đánh giá được kích thước của khối u và theo dõi tình hình của người bệnh. 

Với những bệnh nhân có kích thước u tuyến thượng thận lớn hơn 5cm hoặc sản xuất quá mức hormon thượng thận thì sẽ phải làm phẫu thuật để cắt bỏ khối u. Hiện nay có 2 phương pháp phẫu thuật u tuyến thượng thận chính, bao gồm:

  • Mổ hở: đây là phương pháp được chỉ định với trường hợp bệnh nhân không thể mổ nội soi bởi khối u quá lớn và dính nhiều vào tạng xung quanh. 
  • Mổ nội soi: đây là phương pháp cắt u tuyến thượng thận được chỉ định cho những trường hợp u lành tính và có kích thước nhỏ dưới 5cm. Trong trường hợp chỉ còn một tuyến thượng thận, mổ nội soi sẽ loại bỏ khối u nhưng vẫn bảo tồn các mô nguyên vẹn để đảm bảo chức năng của tuyến. 
  • Xạ trị, hóa trị: với những trường hợp bệnh đã di căn và phát triển thành ung thư, bác sĩ sẽ chỉ định dùng xạ trị hoặc hóa trị để điều trị cho người bệnh. Đồng thời kết hợp với phương án phẫu thuật để loại bỏ các mô ung thư giúp việc kiểm soát chức năng và hoạt động của tuyến hồi phục bình thường. 

Chăm sóc sức khỏe người bệnh u tuyến thượng thận

người bệnh u tuyến thượng thận nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi

Người bệnh u tuyến thượng thận nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi

Khi bị u tuyến thượng thận, ngoài việc dùng các thuốc điều trị theo đơn của bác sĩ thì việc bổ sung dinh dưỡng hợp lý sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quá trình điều trị và phục hồi những tổn thương do bệnh gây ra. 

Nhiều người bệnh thường thắc mắc u tuyến thượng thận nên ăn gì? Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, những thực phẩm giàu protein như trứng, sữa, cá, các loại thịt… rất tốt cho người bị u tuyến thượng thận. Ngoài ra, người bị u tuyến thượng thận nên bổ sung các nguồn chất béo lành mạnh bao gồm các loại hạt, các loại cá béo, quả bơ, quả hạch…

Bên cạnh đó, để ngăn các triệu chứng cao huyết áp kịch phát xảy ra, người bệnh nên ăn nhiều các loại trái cây, rau củ tươi. Chúng không chỉ cung cấp nhiều chất xơ mà còn có cả vitamin C để đối phó tốt hơn với những áp lực trong cuộc sống. Tuy nhiên, người bệnh cần hạn chế ăn cam và chuối vì đây là các loại trái cây có nồng độ fructose cao có thể làm tổn thương thêm tuyến thượng thận. 

Người bệnh sau khi phẫu thuật sẽ được theo dõi sát sao để kiểm soát xem khối u có tái phát hay không, đồng thời cũng thực hiện một số xét nghiệm kiểm tra như xét nghiệm máu, chẩn đoán hình ảnh và khám thực thể. Nếu có những biểu hiện bệnh tái phát hay xuất hiện triệu chứng nghi ngờ nào, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ. 

Sau khi phẫu thuật, một bên tuyến thượng thận khỏe mạnh còn lại sẽ tiếp tục đảm bảo thực hiện chức năng của mình và người bệnh có thể dùng một số loại thuốc để điều chỉnh nồng độ hormone trong cơ thể theo sự tư vấn của bác sĩ. Các triệu chứng bệnh sẽ dần thuyên giảm và người bệnh sẽ trở lại cuộc sống bình thường. 

Để quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt, người bệnh cần duy trì lối sống tích cực, tinh thần lạc quan, hạn chế sự căng thẳng. Hãy chia sẻ với những thành viên trong gia đình, đọc sách, nghe nhạc, nói chuyện với những người đáng tin cậy hay làm bất cứ thứ gì khiến tâm trạng bạn thoải mái, vui vẻ. 

Có thể nói u tuyến thượng thận là căn bệnh nguy hiểm nhưng không có nghĩa là bệnh không thể điều trị được. Để quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, bên cạnh tuân thủ việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần có thái độ lạc quan và kiên trì điều trị bệnh. Thực tế cho thấy, những người có thái độ sống tích cực kết hợp với phương pháp điều trị hợp lý đã chống lại được căn bệnh hiểm nghèo, giành giật lại sự sống từ tay thần chết. .

+

Tác giả: Thanh Ngân

Đăng ký tư vấn

Tại sao nên chọn phòng khám Alo Xét Nghiệm

Chuyên sâu về tầm soát ung thư - Gen - Di truyền
Đội ngũ cố vấn là tiến sĩ, bác sĩ đầu ngành
Trang thiết bị Y tế hiện đại
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà nhanh chóng
Chi phí xét nghiệm hợp lý
Tư vấn và trả kết quả qua SMS, E-mail

Bị suy giáp bẩm sinh: Trẻ có thể bị đần độn thậm chí tử vong

Suy giáp bẩm sinh ở trẻ cực kỳ nguy hiểm nếu không khám và điều trị kịp thời. Những điều các mẹ cần lưu ý để có thai kỳ khỏe mạnh

02/03/2022 15:50

Những dấu hiệu ung thư tuyến giáp bạn cần lưu ý

Các dấu hiệu Ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng, tuy nhiên nếu bạn gặp các vấn đề như khàn tiếng, cơ thể mệt mỏi kéo dài, nổi hạch cổ... thì nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để tầm soát.

02/03/2022 15:37

Tiểu đường thai kỳ nên ăn trái cây gì?

Hoa quả là một thành phần không thể thiếu trong chế độ ăn của phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, vấn đề quan tâm nhất là mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn trái cây gì? Loại quả nào có chỉ số đường huyết thấp và an toàn cho thai phụ?

02/03/2022 15:35

Chỉ số tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là nguy hiểm? 

Tiểu đường thai kỳ là căn bệnh nguy hiểm trong khi mang thai mà không mẹ bầu nào muốn gặp phải, thế nhưng nó lại có thể xảy ra ở bất kỳ người nào. Chỉ số này nếu tăng quá cao sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng cho cả mẹ và bé.

02/03/2022 15:59

U tuyến thượng thận có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả

U tuyến thượng thận nếu không được điều trị có thể đe dọa tính mạng người bệnh hoặc dẫn đến tổn thương nghiêm trọng các cơ quan khác. 

02/03/2022 15:46