Bị suy giáp bẩm sinh: Trẻ có thể bị đần độn thậm chí tử vong

Xuất bản: 2022-03-02

Suy giáp bẩm sinh ở trẻ cực kỳ nguy hiểm nếu không khám và điều trị kịp thời. Những điều các mẹ cần lưu ý để có thai kỳ khỏe mạnh

Suy giáp bẩm sinh nguy hiểm thế nào?

Suy giáp bẩm sinh ở trẻ em là do rối loạn nội tiết do thiếu hoặc do khiếm khuyết tác động của hormone tuyến giáp đưa đến tình trạng chậm phát triển thể chất, tâm thần và vận động ở trẻ. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ bị lùn và đần độn suốt đời, thậm chí trẻ có thể bị tử vong.

Vì tuyến giáp là nơi sản xuất ra một loại nội tiết tố tăng trưởng, gọi là Thyroxin, kích thích cho cơ thể phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Khi tuyến giáp không thể sản xuất được nội tiết tố này thì gọi là suy giáp và nếu tình trạng này xảy ra từ khi trẻ mới được sinh ra.

Phòng tránh và điều trị suy giáp bẩm sinh ở trẻ

Nên làm các xét nghiệm trước khi mang thai

Trên thế giới, cứ 3.500 trẻ được sinh ra thì có 1 trẻ bị mắc bệnh này. Tại Việt Nam, tỉ lệ này là 1/2.500. Trẻ mắc suy giáp bẩm sinh là do trong quá trình hình thành thai nhi, tuyến giáp không được di chuyển tới đúng vị trí của nó và hậu quả là nó không thể hoạt động bình thường.

Hoặc ở một số trẻ, tuyến giáp nằm đúng vị trí nhưng không phát triển nên cũng không sản xuất được Thyroxin. Trẻ bị suy giáp bẩm sinh chỉ hồi phục trở về bình thường khi được phát hiện sớm và điều trị kịp thời trong vòng 2 – 3 tuần đầu sau sinh.

Dấu hiệu nhận biết suy giáp bẩm sinh

Dấu hiệu của trẻ bị suy giáp bẩm sinh ở giai đoạn sơ sinh thường là vàng da sơ sinh kéo dài, chậm thải phân su và sau này táo bón kéo dài, màu da chuyển sang xám chì, tái. Trẻ ngủ rất nhiều, không linh hoạt với tiếng động, bú kém, có khi bỏ bú, ít khóc, tiếng khóc khan, lưỡi to bè, thò ra ngoài, thường hay có thoát vị nhất là thoát vị rốn, chậm lên cân, tay chân lạnh…

Ở giai đoạn sau sinh và trẻ nhỏ, chậm phát triển thể chất chậm biết đi, chậm lên cân chiều cao phát triển kém, tóc ngắn, thưa, khô, giòn, dễ gãy, răng mọc chậm…

Triệu chứng bệnh ở tuổi dậy thì có thể bao gồm: chậm phát triển tâm thần, không linh hoạt và học kém, tiếp thu chậm…

   suy giáp bẩm sinh ở trẻ

Suy giáp bẩm sinh ở trẻ

Phòng suy giáp bẩm sinh cho trẻ

Căn bệnh này nếu không điều trị kịp thời gây ra nhiều biến chứng chậm phát triển trí tuệ không hồi phục, trẻ suy giáp bẩm sinh luôn có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn do sự phát triển chậm của hệ thống miễn dịch, đặc biệt là dễ nhiễm trùng đường hô hấp nếu không can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Ngoài ra trẻ suy giáp bẩm sinh luôn tăng cholesterol máu. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành sau này ở những trẻ bệnh.

Kiểm tra sức khỏe thường xuyên để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và trẻ

Kiểm tra sức khỏe thường xuyên để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và trẻ

Để hạn chế bệnh suy giáp bẩm sinh ở trẻ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ khi chuẩn bị mang thai phải được làm xét nghiệm tầm soát để phát hiện sớm căn bệnh này. Trong quá trình mang thai người mẹ cần nên kiểm tra định kỳ.
Để phát hiện sớm trẻ có bị suy giáp bẩm sinh, cách phát hiện sớm nhất là qua chương trình sàng lọc sơ sinh. Sau sinh 48 giờ, trẻ sẽ được lấy mẫu máu ở gót chân hay mu bàn tay để làm xét nghiệm.

+

Tác giả: Thanh Ngân

Đăng ký tư vấn

Tại sao nên chọn phòng khám Alo Xét Nghiệm

Chuyên sâu về tầm soát ung thư - Gen - Di truyền
Đội ngũ cố vấn là tiến sĩ, bác sĩ đầu ngành
Trang thiết bị Y tế hiện đại
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà nhanh chóng
Chi phí xét nghiệm hợp lý
Tư vấn và trả kết quả qua SMS, E-mail

Bị suy giáp bẩm sinh: Trẻ có thể bị đần độn thậm chí tử vong

Suy giáp bẩm sinh ở trẻ cực kỳ nguy hiểm nếu không khám và điều trị kịp thời. Những điều các mẹ cần lưu ý để có thai kỳ khỏe mạnh

02/03/2022 15:50

Những dấu hiệu ung thư tuyến giáp bạn cần lưu ý

Các dấu hiệu Ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng, tuy nhiên nếu bạn gặp các vấn đề như khàn tiếng, cơ thể mệt mỏi kéo dài, nổi hạch cổ... thì nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để tầm soát.

02/03/2022 15:37

Tiểu đường thai kỳ nên ăn trái cây gì?

Hoa quả là một thành phần không thể thiếu trong chế độ ăn của phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, vấn đề quan tâm nhất là mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn trái cây gì? Loại quả nào có chỉ số đường huyết thấp và an toàn cho thai phụ?

02/03/2022 15:35

Chỉ số tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là nguy hiểm? 

Tiểu đường thai kỳ là căn bệnh nguy hiểm trong khi mang thai mà không mẹ bầu nào muốn gặp phải, thế nhưng nó lại có thể xảy ra ở bất kỳ người nào. Chỉ số này nếu tăng quá cao sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng cho cả mẹ và bé.

02/03/2022 15:59

U tuyến thượng thận có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả

U tuyến thượng thận nếu không được điều trị có thể đe dọa tính mạng người bệnh hoặc dẫn đến tổn thương nghiêm trọng các cơ quan khác. 

02/03/2022 15:46