Theo Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Văn Hùng, Trưởng Khoa khám bệnh theo yêu cầu Bệnh viện K Trung ương - cơ sở Tân Triều và là cố vấn cao cấp về các gói tầm soát ung thư tại Alô Xét Nghiêm cho biết ung thư tuyến giáp có thể chữa khỏi nếu phát hiện và có phương pháp điều trị hiệu quả ở giai đoạn sớm. Do vậy việc hiểu rõ về ung thư tuyến giáp, biết cách phòng ngừa, nhận biết sớm sẽ giúp ích rất nhiều cho chúng ta trong việc thoát khỏi loại ung thư này.
1. Ung thư tuyến giáp là gì?
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết lớn nhất cơ thể, có chức năng bài tiết hormon tuyến giáp như thyroxin, triiod-thyroxin và các tế bào cạnh nang giáp bài tiết calcitonin. Tuyến giáp nằm ở phía trước khí quản cổ, gồm 2 thùy trái và thùy phải, nối với nhau bởi một eo giáp.
Ung thư tuyến giáp là tình trạng tăng sinh bất thường các tế bào tuyến giáp. Đây là bệnh lý ác tính thường gặp nhất trong số các ung thư tuyến nội tiết.
Ung thư tuyến giáp là bệnh có tiên lượng tốt và có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm. Khi tuyến giáp xuất hiện khối u sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, khiến người bệnh đau, khó nuốt, khó thở và ho nhiều... Vì thế ngay khi được chẩn đoán ung thư tuyến giáp, người bệnh cần điều trị càng sớm càng tốt.
2. Nguyên nhân gây bệnh ung thư tuyến giáp
Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư tuyến giáp hiện chưa được xác định chính xác, tuy nhiên một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp thường gặp như:
2.1. Bệnh liên quan tới yếu tố di truyền
Người có tiền sử gia đình có bố mẹ, hoặc người thân mắc bệnh, thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
2.2. Giới tính
Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2-4 lần so với nam giới. Thường do liên quan yếu tố hormon ở phụ nữ kích thích quá trình hình thành nhân ở tuyến giáp, các bướu nhân này có thể phát triển thành ung thư.
2.3. Bệnh tuyến giáp
Người bị bệnh bướu nhân tuyến giáp, viêm tuyến giáp, bệnh basedow, suy giáp có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao hơn những người khác.
2.4. Nhiễm phóng xạ
Cơ thể người có thể bị nhiễm phóng xạ qua đường tiêu hóa, qua đường hô hấp cũng gây ảnh hưởng đến tuyến giáp.
2.5. Một số yếu tố nguy cơ khác
Tình trạng thiếu hoặc thừa i ốt, thường xuyên uống rượu, hút thuốc lá, thừa cân béo phì...
3. Những biểu hiện, triệu chứng của ung thư tuyến giáp
Phần lớn các trường hợp ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu không có triệu chứng hoặc triệu chứng rất nghèo nàn, thường bị bỏ sót. Tuy nhiên, cũng có một số dấu hiệu… Một số dấu hiệu ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu cần hết sức lưu ý đó là người bệnh xuất hiện các hạch và khối u bất thường ở cổ, cổ bị sưng. Những khối u này thường cứng, thấy rõ bờ, chuyển động theo nhịp mỗi khi người bệnh nuốt. Ngược lại, các hạch lại mềm, nằm cùng bên với khối u và có thể di chuyển được.
3.1. Dấu hiệu ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu
- Bệnh nhân bị khàn tiếng, thay đổi giọng nói;
- Cơ thể mệt mỏi;
- Các tuyến ở cổ bị sưng;
- Ho kéo dài mãi không khỏi, nguyên nhân không phải là do cảm lạnh;
- Khó thở hoặc gặp các vấn đề khác liên quan tới hô hấp;
- Cổ đau.
- Vị trí đau có thể là phía trước cổ hoặc ở sau tai;
- Khó nuốt.
Bên cạnh các dấu hiệu ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu, chúng ta cũng cần nhận biết các triệu chứng của căn bệnh này khi tiến triển sang các giai đoạn tiếp theo để lựa chọn phương án điều trị sao cho phù hợp.
3.2. Ung thư tuyến giáp giai đoạn phát triển
Ung thư tuyến giáp giai đoạn phát triển sẽ nghiêm trọng hơn, bao gồm:
- Khối u ác tính trở nên to và cứng hơn, nằm cố định tại vị trí trước cổ;
- Khi gia tăng kích thước, khối u sẽ chèn ép vào dây thanh quản và khí quản khiến cho bệnh nhân bị khó thở, khàn giọng, khò khè;
- Cổ họng luôn có cảm giác nghèn nghẹn, khó nuốt;
- Vùng da ở cổ bị thâm đỏ hoặc chảy máu.
3.3. Ung thư tuyến giáp khi tái phát
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Hùng thì Ung thư tuyến giáp có tỷ lệ tái phát lên tới 30%, đặc biệt là ở vùng cổ có thể chiếm 80%. Những trường hợp còn lại là khi ung thư tuyến giáp đã di căn xa, tức là khi khối u lan rộng và xuất hiện ở các cơ quan, tổ chức khác trong cơ thể như xương, gan hoặc phổi,...
- Khó thở, khó nuốt gia tăng;
- Cổ sưng và khối u xuất hiện lại ở cổ. Khi tái phát khối u thường phát triển rất nhanh;Ho liên tục, ho kéo dài;
- Cổ đau từ đằng trước lên đến tai.
Ung thư tuyến giáp bất kể là nguyên phát hay tái phát đều có cơ hội điều trị được nếu được chẩn đoán sớm. Đối với các bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp và đã từng tiếp nhận điều trị thì cần theo dõi bệnh chặt chẽ và thường xuyên, đồng thời thực hiện tái khám theo theo lịch hẹn của bác sĩ. Việc này giúp người bệnh có thể phòng ngừa được tình trạng ung thư tái phát và hạn chế được các triệu chứng nghiêm trọng của bệnh.
4. Các giai đoạn ung thư tuyến giáp thể nhú, tuỷ và u nang tuyến giáp
Trong trường hợp ung thư tuyến giáp thể nhú hoặc u nang tuyến giáp, yếu tố tuổi tác quyết định phần lớn đến việc phân chia các giai đoạn của ung thư:
4.1. Ung thư tuyến giáp giai đoạn 1
Khối u có đường kính dưới 2 cm và vẫn nằm trong tuyến giáp chứ chưa lan đến các hạch bạch huyết gần đó cũng như các cơ quan khác.
4.2. Ung thư tuyến giáp giai đoạn 2
Khối u có đường kính từ 2cm đến 4cm, vẫn nằm trong tuyến giáp hoặc có thể phát triển ra ngay bên ngoài tuyến giáp tuy nhiên chúng chưa lan đến các hạch bạch huyết cũng như các cơ quan khác.
4.3. Ung thư tuyến giáp giai đoạn 3
Khối u kích thước không xác định. Tế bào ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết nhưng chưa di căn đến các cơ quan khác.
4.4. Ung thư tuyến giáp giai đoạn 4
- Giai đoạn 4A: Khối u có kích thước không xác định, phát triển ra ngoài tuyến giáp đến khí quản, thực quản và các dây thần kinh. Các tế bào ung thư có thể lan đến hạch bạch huyết nhưng chưa di căn đến các cơ quan khác xa hơn.
- Giai đoạn 4B: Khối u kích thước không xác định. Tế bào ung thư đã lan đến mạch máu gần đó hoặc đến các mô gần cột sống nhưng chưa lan đến các cơ quan xa hơn
- Giai đoạn 4C: Đây là giai đoạn các tế bào ung thư đã theo máu di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể. Bệnh nhân ở giai đoạn này gần như không còn cơ hội điều trị khỏi.
Các giai đoạn ung thư tuyến giáp không biệt hóa
Ung thư tuyến giáp không biệt hóa thường không liên quan đến độ tuổi của người mắc và luôn ở giai đoạn IV:
- Giai đoạn IVA: Khối u kích thước không xác định nhưng vẫn nằm trong tuyến giáp, không lan đến các hạch bạch huyết hay các cơ quan khác
- Giai đoạn IVB: Khối u kích thước không xác định. Tế bào ung thư có thể lan đến hạch bạch huyết hoặc một số cơ quan gần đó như khí quản, thực quản, dây thần kinh hoặc các mạch máu lớn nhưng chưa di căn đến các cơ quan xa hơn.
- Giai đoạn IVC: Tế bào ung thư đã di căn đến các cơ quan nằm xa tuyến giáp. Tương tự như đối với ung thư tuyến giáp tủy. Người bệnh ở giai đoạn này đa số không thể điều trị khỏi bệnh.
5. Chẩn đoán ung thư tuyến giáp
Các phương pháp chẩn đoán ung thư tuyến giáp thường bao gồm Chẩn đoán lâm sàng. Khi đó, bác sĩ có thể kiểm tra thăm khám vùng cổ: Tuyến giáp, hạch cổ, hỏi tiền sử bệnh tật của người bệnh và gia đình.
Ngoài ra, Bác sỹ sẽ chỉ định làm các xét nghiệm chẩn đoán bao gồm:
5.1. Siêu âm tuyến giáp và hạch vùng cổ
Phát hiện, đánh giá vị trí, kích thước, tính chất, số lượng khối u tuyến giáp, hạch vùng cổ.
5.2. Xét nghiệm tế bào
Xét nghiệm tế bào học u tuyến giáp, hạch cổ dưới hướng dẫn của siêu âm (chọc hút kim nhỏ – FNA): Kim được đưa qua da vào tuyến giáp để lấy một số tế bào từ khối u, từ hạch cổ. Bác sĩ sẽ kiểm tra các tế bào dưới kính hiển vi để tìm tế bào ung thư.
5.3. Chụp CT và MRI vùng cổ
Đánh giá kỹ hơn mức độ xâm lấn của u tuyến giáp và hạch với các cơ quan xung quanh như phần mềm vùng cổ, khí quản, thực quản.
5.4. Sinh thiết tức thì trong mổ
Bác sĩ sẽ cắt bỏ nhân giáp hoặc một thùy của tuyến giáp trong quá trình phẫu thuật, làm xét nghiệm mô bệnh học ngay trong mổ để có hướng xử trí kịp thời và phù hợp.
5.5. Chỉ điểm sinh học
Với ung thư tuyến giáp thể biệt hoá sau mổ thì chỉ số Tg sẽ dùng để đánh giá điều trị và theo dõi tái phát; Với ung thư tuyến giáp thể tuỷ thì chỉ số Calcitonin và CEA có vai trò trong tiên lượng và theo dõi sau điều trị.
Bác sĩ Nguyễn Văn Hùng chia sẻ thì Xét nghiệm máu là một phương pháp đánh giá chức năng tuyến giáp hiệu quả. Tại Alô Xét Nghiệm triển khai nhiều gói xét nghiệm tầm soát ung thư tuyến giáp với thủ tục và quynh trình đơn giản để phát hiện sớm các dấu hiệu manh nha của ung thư thông qua các chỉ số xét nghiệm.
6. Các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp
Theo Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Văn Hùng thì tùy vào từng thể bệnh và từng giai đoạn thì bệnh ung thư tuyến giáp có các biện pháp điều trị, nhưng thường bao gồm:
6.1. Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính, bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật tùy theo kích thước, vị trí, tình trạng di căn của khối u. Thông thường phẫu thuật có thể cắt thùy giáp trạng, cắt tuyến giáp toàn phần, cắt tuyến giáp bán phần.
6.2. Điều trị bằng I-131 phóng xạ
Ung thư tuyến giáp thường đáp ứng tốt với điều trị I-131 phóng xạ. Sau khi phẫu thuật điều trị bằng I-131 để có thể phá hủy những mô giáp còn lại. Do các tế bào của các cơ quan khác trong cơ thể không có đặc tính bắt giữ I-131 nên sẽ ít chịu tác động của dược chất phóng xạ này.
6.3. Xạ trị
Được chỉ định trong những trường hợp ung thư tuyến giáp đã di căn xa, do phẫu thuật và điều trị I-131 thường không hiệu quả trong trường hợp này. Xạ trị ngoài là phương pháp có thể áp dụng để điều trị tình trạng di căn và có thể làm giảm tốc độ phát triển và sự lan tràn của tế bào ác tính.
Bệnh ung thư tuyến giáp là bệnh lý có tiên lượng điều trị tốt, nếu được phát hiện sớm thì khả năng khỏi hoàn toàn rất cao. Chính vì vậy việc khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh là rất cần thiết.
7. Một số biện pháp phòng bệnh ung thư tuyến giáp
Một số phương pháp sau sẽ giúp chúng ta phòng ngừa được bệnh ung thư tuyến giáp:
7.1. Lưu ý tới các dấu hiệu ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu
Khi ở giai đoạn sớm, ung thư tuyến giáp thường bộc lộ các triệu chứng như khàn tiếng, đau cổ, sút cân, mệt mỏi,... Vì vậy bệnh nhân rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác nên thường có tâm lý chủ quan không đi khám sớm. Do đó khi bệnh đã ở giai đoạn tiến triển thì mới được phát hiện ra, gây nên nhiều khó khăn cho việc điều trị và giảm tỷ lệ sống sót cho bệnh nhân.
Để phòng ngừa ung thư tuyến giáp, mỗi người bên duy trì lịch thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên, nhất là khi cảm nhận được những dấu hiệu bất thường cảnh báo ung thư tuyến giáp.
7.2. Chế độ ăn uống lành mạnh, ít chất béo
Ít ai biết rằng việc tiêu thụ chất béo nhiều quá mức cho phép sẽ khiến chúng ta gia tăng nguy cơ bị ung thư tuyến giáp. Chính vì vậy, để ngăn ngừa tình trạng này, mỗi người cần thực hiện chế độ ăn cắt giảm chất béo như đồ chiên rán, thức ăn nhanh, ngoài ra nên bổ sung thêm nhiều rau xanh, các loại hoa quả và thực phẩm chứa nhiều khoáng chất, vitamin cho cơ thể.
7.3. Tránh tiếp xúc thường xuyên với tia bức xạ
Tia bức xạ có khả năng khiến con người dễ mắc ung thư hơn. Ngoài tia bức xạ từ ánh sáng mặt trời, các xét nghiệm hình ảnh trong y khoa cũng không có lợi cho sức khỏe con người nếu lạm dụng quá nhiều. Do đó nên nếu trẻ em cần phải tiến hành sử dụng những xét nghiệm này trong chẩn đoán bệnh thì các bậc phụ huynh cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa.
7.4. Duy trì khối lượng cơ thể một cách hợp lý
Không riêng gì bệnh ung thư tuyến giáp mà đối với cả những bệnh lý khác, nếu chúng ta biết cách duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý theo phương pháp khoa học, lành mạnh thì sẽ góp phần phòng ngừa được rất nhiều bệnh ung thư. Mỗi người nên ngủ đủ giấc, ăn đủ bữa, đúng giờ, thường xuyên luyện tập, vận động thể dục thể thao điều độ.
7.5. Cân bằng lượng iot trong cơ thể
Dư thừa hay thiếu hụt iot đều gây ảnh hưởng tới chức năng hoạt động của tuyến giáp. Nếu tuyến giáp gặp tình trạng mất cân bằng thì cơ thể sẽ gặp tình trạng kháng thuốc, thậm chí sản sinh ra các tế bào ung thư.
7.6. Tìm hiểu các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp
Việc nắm được các yếu tố làm tăng khả năng mắc ung thư tuyến giáp sẽ giúp chúng ta phòng ngừa và điều trị được bệnh tốt hơn. Nếu trong gia đình có người thân bị ung thư tuyến giáp, bạn cũng cần chủ động thăm khám định kỳ để nếu phát hiện ra vấn đề bất thường nào cũng kịp thời điều trị.
Nhìn chung, bệnh ung thư tuyến giáp có mức độ ác tính thấp hơn và cơ hội chữa khỏi cũng cao hơn so với những bệnh lý ung thư khác. Khi được phát hiện sớm, điều trị đúng cách thì tỷ lệ tử vong của người bệnh chỉ dưới 10%. Do vậy, chúng ta cần phải hết sức lưu ý các dấu hiệu ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu để gia tăng tiên lượng sống cũng như có phương án điều trị hiệu quả, kịp thời.
8. Một số câu hỏi thường gặp về ung thư tuyến giáp
8.1. Ung thư tuyến giáp có thể chữa khỏi không?
Theo Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Văn Hùng, ung thư tuyến giáp thể biệt hóa có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện và điều trị từ sớm.
8.2. Ung thư tuyến giáp sống được bao lâu?
Tuỳ vào từng loại ung thư tuyến giáp gặp phải, cũng như thời gian mắc bệnh bao lâu mà tiên lượng ở mỗi bệnh nhân sẽ khác nhau.
Tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với ung thư tuyến giáp là 97,8%, nếu được chẩn đoán sớm và điều trị bằng phương pháp hiệu quả.
8.3. Ung thư tuyến giáp có di truyền không?
Đột biến ở gen RET, RAS và BRAF trong ung thư tuyến giáp là một yếu tố di truyền. Vì vậy những người có tiền sử gia đình bị ung thư tuyến giáp nên chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư tuyến giáp theo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
8.4. Ung thư tuyến giáp có được ăn trứng không?
Các chất dinh dưỡng tốt cho tuyến giáp là iốt, selen và kẽm. Lòng đỏ trứng rất giàu iốt và selen nên có lợi cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp.
8.5. Ung thư tuyến giáp nên kiêng gì?
Người ung thư tuyến giáp sau khi mổ cắt tuyến giáp hoàn toàn, và có chỉ định điều trị bằng thuốc iot phóng xạ thì khoảng thời gian chờ điều trị iot phóng xạ nên ăn chế độ ăn ít iot.
8.6. Ung thư tuyến giáp nên ăn hoa quả gì?
8.7. Ung thư tuyến giáp có được ăn thịt bò không?
8.8. Ung thư tuyến giáp có an được thịt gà không?
8.9. Ung thư tuyến giáp có quan hệ được không?
Ung thư tuyến giáp có thể chữa trị được tùy giai đoạn và loại ung thư, độ tuổi khi phát hiện ung thư. Vì vậy, điều quan trọng nhất là tầm soát phát hiện sớm, điều trị đúng cách và kịp thời - Bác sĩ Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh.
Để tầm soát ung thư tuyến giáp. Vui lòng liên hệ ngay với Alô Xét Nghiệm qua tổng đài 1900 989 993 để được tư vấn miễn phí và đặt lịch xét nghiệm tầm soát ung thư tuyến giáp nhé!