Dấu hiệu suy giảm chức năng gan, nguyên nhân và cách điều trị

Xuất bản: 2022-04-26

Suy giảm chức năng gan là bệnh thường bị nhầm lẫn với nhiều bệnh khác. Do đó, thường khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng mới bắt đầu chữa trị nên gặp nhiều khó khăn. Cùng Alo Xét nghiệm tìm hiểu những dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị bệnh này.

Suy giảm chức năng gan là gì?

Suy giảm chức năng gan hay gọi tắt là suy gan là tình trạng phần lớn lá gan bị tổn thương đến mức biến dạng, không thể tự phục hồi và hoạt động trở lại. Khi chức năng bị suy giảm, gan không thể hoạt động như bình thường đã dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Suy giảm chức năng gan còn được gọi là suy ganSuy giảm chức năng gan còn được gọi là suy gan

Hội chứng suy giảm chức năng gan có gồm suy gan cấp tính và suy gan mạn tính. Trong đó, suy gan cấp tính khiến chức năng gan suy giảm nhanh, thậm chí là ngừng hoạt động trong vài ngày hoặc vài tuần. Suy gan mạn tính là tình trạng gan chịu tổn thương kéo dài nhiều năm khiến cho gan không còn hoạt động bình thường nữa.

Nguyên nhân gây suy giảm chức năng gan là gì?

Suy giảm chức năng gan thường có nhiều nguyên nhân trong sinh hoạt, ăn uống hay các loại virut khác nhau. Với từng trường hợp cấp tính hay mạn tính cũng có những nguyên nhân cụ thể:

Với bệnh suy gan cấp tính

  • Dùng thuốc giảm đau quá liều: Acetaminophen có trong thuốc giảm đau khi xâm nhập vào cơ thể một lượng lớn sẽ dễ làm gan tổn thương nặng nề dẫn đến suy giảm chức năng gan.
  • Do sự tấn công của các loại virus: Viêm gan A, viêm gan B và E, virus Epstein-Barr, cytomegalovirus(CMV)- loại virus liên quan đến bệnh thủy đậu, bệnh herpes simplex. Virus tàn phá gan gây tổn thương hoặc xơ hóa.

Suy giảm chức năng gan cấp tính thường không có triệu chứng bất thường trước đóSuy giảm chức năng gan cấp tính thường không có triệu chứng bất thường trước đó

  • Tác động từ một số loại thuốc (kê đơn và thảo dược): Làm cho tế bào gan bị phá hủy.
  • Mắc bệnh viêm gan tự miễn: Bệnh này cũng có thể gây suy gan cấp.
  • Tác hại từ bệnh Wilson: Đây là một căn bệnh di truyền, nó làm giảm hoặc thậm chí là ngăn cản chức năng đào thải đồng của cơ thể, khiến đồng tích tụ và gây hại cho gan.
  • Gan nhiễm mỡ cấp tính khi mang thai.
  • Sốc nhiễm khuẩn: Bên trong cơ thể bị nhiễm trùng nặng gây tổn thương gan nghiêm trọng, chức năng gan suy giảm, ngừng hoạt động.
  • Các mạch máu trong gan bị thu hẹp và tắc nghẽn do một bệnh hiếm gặp: Được gọi là hội chứng Budd Chiari.
  • Môi trường độc hại, có nhiều độc tố từ chất thải công nghiệp: Khi cơ thể hấp thụ nhiều hóa chất dùng trong công nghiệp, chức năng thải độc của gan phải làm việc nhiều và liên tục dẫn đến chức năng gan bị suy giảm.

Với bệnh suy gan mạn tính

Nguyên nhân chính, thường gặp nhất là do bị viêm gan B, viêm gan C, uống rượu thường xuyên và nhiều gây xơ gan. Cơ thể thừa sắt, sắt tích tụ quá nhiều trong gan dẫn tới xơ gan.

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác nhưng ít gặp hơn đó là:

  • Do tác động từ các bệnh như viêm gan A, viêm gan tự miễn, viêm gan do sử dụng nhiều rượu bia.

Suy gan mạn tính là do bị bệnh về gan, gan tích tụ quá nhiều độc tố lâu ngàySuy gan mạn tính là do bị bệnh về gan, gan tích tụ quá nhiều độc tố lâu ngày

  • Gan bị xơ hóa: gan không thể hoạt động bình thường thậm chí là ngừng hoạt động.
  • Viêm đường mật xơ hóa: gây ảnh hưởng xấu cho chức năng gan một cách từ từ và lâu dài.
  • Tăng oxalat niệu: ngăn cản khả năng thải độc gan
  • Thiếu hụt alpha-1 antitrypsin: loại men có tác dụng bảo vệ đường hô hấp dưới.
  • Ung thư gan làm suy chức năng gan nặng.
  • U gan lành tính cũng làm hạn chế các hoạt động của gan
  • Gan nhiễm mỡ.
  • Số lượng ống dẫn mật trong gan ít hơn bình thường: là 1 dạng rối loạn di truyền 
  • Viêm đường mật tiên phát: phá hủy các ống dẫn mật trong gan.
  • Rối loạn chuyển hóa: người bệnh không thể sử dụng được đường galactose, gây tích tụ trong cơ thể, ngăn cản chức năng thải độc gan.
  • Thiếu hụt loại men phân hủy chất béo và cholesterol trong các tế bào, dẫn tới chất béo tích tụ trong gan, lâu dần làm giảm chức năng của gan.

Các dấu hiệu dễ dàng nhận biết bệnh suy giảm chức năng gan

Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng của suy chức năng gan khó nhận biết và phân biệt do nó khác giống với những triệu chứng về các bệnh gan khác. Thông thường, người bệnh sẽ gặp các vấn đề như mệt mỏi, buồn nôn, nôn, chán ăn, ăn không ngon, đi ngoài phân lỏng,...

Khi gan suy giảm đến giai đoạn nặng hơn thì các triệu chứng cũng rõ rệt hơn, nghiêm trọng hơn như thường xuyên buồn ngủ, mệt mỏi, rối loạn tâm thần, sưng hoặc chướng bụng, da vàng, dễ chảy máu.

Dấu hiệu nhận biết chức năng gan bị suy giảmDấu hiệu nhận biết chức năng gan bị suy giảm

Suy chức năng gan có nguy hiểm không?

Suy giảm chức năng gan là bệnh lý khá nguy hiểm, là tình trạng nguy kịch đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Khi gan bị suy giảm chức năng nó không thể thực hiện được các chức năng của nó như: chuyển hóa, tổng hợp, thải độc, tạo mật và dự trữ.

Suy gan là dấu hiệu của một số bệnh lý như viêm gan tự miễn, viêm gan A, bị bệnh di truyền Wilson, gan nhiễm mỡ, ung thư gan,...

Suy gan cấp làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng như:

  • Biến chứng phù não: tình trạng dịch quá tải tạo ra áp lực lớn trong não người bệnh.
  • Chảy máu và rối loạn chảy máu: gan bị suy làm thiếu đi các yếu tố giúp làm đông máu, dẫn tới chảy máu, rối loạn chảy máu, nguy hiểm hơn đó là chảy máu trong đường tiêu hóa.
  • Nhiễm trùng: suy gan cấp nặng nếu không được điều trị kịp thời sẽ có khả năng cao bị nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng đường hô hấp, máu và nước tiểu.

Biến chứng của suy giảm chức năng gan chính là suy thậnBiến chứng của suy giảm chức năng gan chính là suy thận

  • Suy thận: xảy ra với những người bị suy gan, đặc biệt là bệnh nhân đã từng dùng thuốc acetaminophen quá liều làm phá hủy gan và thận nghiêm trọng. Suy thận chiếm 55% tổng số bệnh nhân được chuyển đến các trung tâm chuyên khoa do suy gan cấp tính.

Xét nghiệm - phương pháp chẩn đoán suy giảm chức năng gan

Để chẩn đoán được căn bệnh này, các bác sĩ sẽ dựa vào nhiều phương pháp, như xác định các triệu chứng lâm sàng, hoặc thông qua xét nghiệm máu.

Trong đó, xét nghiệm máu: đây là xét nghiệm bắt buộc phải làm để xác định tình trạng hoạt động của lá gan người bệnh. Thử nghiệm thời gian prothrombin tức là đo thời gian máu đông là bao lâu. Nếu mắc chứng suy gan cấp thì quá trình đông máu sẽ diễn ra chậm hơn bình thường.

Chẩn đoán suy gan bằng xét nghiệm máuChẩn đoán suy gan bằng xét nghiệm máu

  • Bilirubin toàn phần: nếu >250 Mmol/l chứng tỏ bệnh nặng. Trong đó AST và ALT huyết tương phản ánh tổn thương tế bào gan. Thời gian Prothrombin (PT) sẽ là yếu tố để xác định mức độ nặng nhẹ của bệnh.

Ngoài ra, các bác sĩ sẽ dựa vào các hình ảnh siêu âm, hoặc kiểm tra mô gan, sinh thiết cho bệnh nhân để xác định chính xác.

Tùy vào tình trạng, điều kiện sức khỏe người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp như điều trị bằng thuốc (với trường hợp nhẹ), hay phẫu thuật, ghép gan nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất. 

Điều trị suy gan bằng thuốcĐiều trị suy gan bằng thuốc

Xét nghiệm chức năng gan tại Alo Xét Nghiệm

Suy giảm chức năng ở gan nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến bệnh ngày càng nặng, xuất hiện biến chứng phức tạp ảnh hưởng đến việc điều trị và thời gian khỏi bệnh.

Phát hiện bệnh sớm bằng cách xét nghiệm máu, tầm soát thường xuyên sẽ giúp tránh được nguy cơ này.

Tại Alo Xét Nghiệm, Với ệ thống máy móc hiện đại, được nhập khẩu từ các quốc gia phát triển về thiết bị y tế trên thế giới như Mỹ, Đức, Nhật, Hàn,... giúp trả kết quả chính xác nhất. Ngoài ra, có các chuyên gia đầu ngành, bác sĩ chuyên môn cao sẽ tư vấn cho khách hàng phương pháp chữa trị hiệu quả.

Alo Xét Nghiệm cũng triển khai dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà với đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp, kết quả chính xác, giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức.

Để được giải đáp các thắc mắc liên quan đến hội chứng suy giảm chức năng gan hoặc đặt lịch xét nghiệm, vui lòng liên hệ Hotline: 1900 989 993 để được hỗ trợ nhanh nhất.

+

Tác giả: Thanh Ngân

Đăng ký tư vấn

Tại sao nên chọn phòng khám Alo Xét Nghiệm

Chuyên sâu về tầm soát ung thư - Gen - Di truyền
Đội ngũ cố vấn là tiến sĩ, bác sĩ đầu ngành
Trang thiết bị Y tế hiện đại
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà nhanh chóng
Chi phí xét nghiệm hợp lý
Tư vấn và trả kết quả qua SMS, E-mail

Sỏi thận: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Sỏi thận là căn bệnh rất dễ gặp ở mọi lứa tuổi. Nếu không được điều trị dứt điểm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Việc tìm rõ các nguyên nhân và các dấu hiệu sỏi thận giúp chúng ta chủ động phòng tránh bệnh. 

02/03/2022 16:12

Đái ra sỏi thận có nguy hiểm hay không?

Đái ra sỏi thận là dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo bệnh sỏi thận, tiết niệu đã diễn biến tới giai đoạn nguy hiểm. Bài viết sau sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về bệnh lý này để bạn đọc có thể tham khảo. 

02/03/2022 16:11

Biến Chứng Sỏi Bàng Quang - Nguy Hiểm Khó Lường

Là 1 trong những bệnh lý tiết niệu thường gặp ở nam giới, sỏi bàng quang không chỉ gây các triệu chứng khó chịu mà còn có thể đe dọa tới sức khỏe. Viêm bàng quang, viêm thận, rò bàng quang… là những biến chứng sỏi bàng quang nguy hiểm có thể gặp phải.

02/03/2022 16:13

Sỏi thận CÓ di truyền không và làm cách nào để phòng tránh

Sỏi thận là bệnh lý đường tiết niệu đang khá phổ biến trong xã hội hiện đại. Nhiều người thắc mắc bệnh sỏi thận có di truyền không, và cách phòng tránh như thế nào. Vậy có hay không yếu tố di truyền của sỏi thận? Cách phòng tránh bệnh sỏi thận như thế nào

02/03/2022 16:07

Sỏi niệu đạo - những thông tin quan trọng cần biết

Sỏi niệu đạo là bệnh chiếm tỉ lệ ít nhất trong các bệnh lý sỏi đường tiết niệu (khoảng 4%).  Dù vậy, nếu không được chữa trị kịp thời thì bệnh có thể dẫn đến những nguy hại nghiêm trọng. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về bệnh lý sỏi niệu đạo.

02/03/2022 16:02