Sỏi thận CÓ di truyền không và làm cách nào để phòng tránh

Xuất bản: 2022-03-02

Sỏi thận là bệnh lý đường tiết niệu đang khá phổ biến trong xã hội hiện đại. Nhiều người thắc mắc bệnh sỏi thận có di truyền không, và cách phòng tránh như thế nào. Vậy có hay không yếu tố di truyền của sỏi thận? Cách phòng tránh bệnh sỏi thận như thế nào

Trước hết để hiểu bệnh sỏi thận có di truyền không? chúng ta cùng tìm hiểu bệnh sỏi thận là gì? nguyên nhân nào gây sỏi thận? từ đó có căn cứ khẳng định bệnh sỏi thận có yếu tố di truyền hay không. Để không mắc sỏi thận chúng ta cần phòng tránh như thế nào?

Bệnh sỏi thận là gì?

Bệnh sỏi thận là bệnh được tạo nên từ các các tinh thể cứng hình thành do sự lắng đọng và kết tinh các khoáng chất không tan trong nước tiểu. Khoảng hơn 10% dân số Việt Nam mắc sỏi thận. Các viên sỏi thận có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trong thận với các kích thước to nhỏ và hình thù khác nhau.

Sỏi thận có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trong thận

Sỏi thận có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trong thận

Thông thường với các sỏi mới hình thành, kích thước còn nhỏ,  thì các bác sĩ thường chỉ định uống nhiều nước để tự đào thải sỏi ra hoặc điều trị nội khoa để tăng bào mòn và đào thải sỏi. Khi kích thước sỏi thận >20mm, không tự đào thải ra ngoài qua nước tiểu thì các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số can thiệp ngoại khoa như: nội soi ngược dòng tán sỏi, tán sỏi bằng laser, mổ hở lấy sỏi…

Những nguyên nhân nào dẫn đến bệnh sỏi thận?

Nguyên nhân chính của sỏi thận là do nước tiểu bị cô đặc, nồng độ các khoáng chất trong nước tiểu gia tăng dễ tích tụ thành sỏi. Các nguyên nhân bao gồm:

Uống ít nước: Do thói quen uống ít nước khiến lượng nước không đủ bài tiết, nước tiểu trong thận bị cô đặc.

Ăn quá nhiều protein động vật, thực phẩm giàu oxalat, ăn thừa lượng muối cần thiết.

Chế độ ăn uống thiếu chất xơ (ăn ít rau xanh và hoa quả) khiến sỏi thận dễ hình thành.

Sỏi thận CÓ di truyền khôngĂn nhiều thực phẩm chứa chất xơ để ngăn ngừa sỏi thận

Người ít vận động: Do thói quen ít vận động, ngồi quá lâu một tư thế cũng là một nguyên nhân dẫn đến sỏi thận.

Bên cạnh đó, những người mắc các bệnh liên quan đến đường tiết niệu: nhiễm toan ống thận, tăng cystin niệu, nhiễm trùng đường tiết niệu, u xơ tiền liệt, tăng oxalat niệu nguyên phát, xơ nang… hay các bệnh về đường tiêu hóa: bệnh viêm ruột, phẫu thuật cắt dạ dày, tiêu chảy mạn tính… cũng dễ bị sỏi thận hơn.

Sỏi thận có di truyền không?

Bệnh sỏi thận hình thành chủ yếu do các nguyên nhân kể trên. Như vậy chúng ta thấy, sỏi thận được hình thành chủ yếu là do chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi. Những người có một số bệnh lý nền sẵn như kể trên cũng nguy cơ bị sỏi thận hơn. Sỏi thận không liên quan đến yếu tố di truyền. 

Vì vậy các chuyên gia tiết niệu khẳng định sỏi thận không có yếu tố di truyền. Hay nói cách khác bệnh sỏi thận không di truyền từ bố mẹ sang con cái. Sỏi thận cũng không lây nhiễm từ người này sang người khác. Trong gia đình có thể có nhiều người cùng mắc sỏi thận là do chế độ ăn uống, sinh hoạt giống nhau, nên có cùng các nguyên nhân gây sỏi thận.

Bạn không nên quá lo lắng việc sỏi thận có di truyền hay lây nhiễm không, mà quan trọng là cần thiết lập một lối sống lành mạnh, khoa học để tăng cường sức khỏe, giảm thiểu các nguy cơ bệnh tật nói chung và bệnh sỏi thận nói riêng.

Những phương pháp phòng tránh sỏi thận tốt nhất

Cách phòng ngừa sỏi thận tốt nhất chính là cách không tạo nên các nguyên nhân hình thành sỏi thận.

Uống đủ nước

Cách phòng ngừa sỏi thận đơn giản và hiệu quả nhất chính là uống đủ nước. Nước là yếu tố quan trọng giúp duy trì chức năng của các cơ quan như gan, thận,..  nhờ uống đủ lượng nước cần thiết, sẽ tránh tích tụ các khoáng chất tạo sỏi thận.

uong nuoc

Mỗi người nên uống thiểu 8 -12 cốc, tương đương khoảng 1,5 – 2 lít nước để duy trì lượng nước tiểu. Nếu làm việc trong môi trường nóng bức, ra nhiều mồ hôi, bạn nên bổ sung thêm nhiều hơn. Việc quan sát màu sắc nước tiểu giúp nhận biết cơ thể đủ nước hay chưa. Nước tiểu tốt để không mắc sỏi thận là nước tiểu màu vàng nhạt hoặc trong.

Bổ sung lượng canxi vừa đủ

Mặc dù phần lớn sỏi thận có thành phần chính là canxi nhưng bạn không nên kiêng hoàn toàn canxi. Khi bị thiếu hụt canxi, nguy cơ sỏi thận sẽ tăng cao hơn, dễ mắc nhiều bệnh lý như loãng xương, rối loạn chuyển hóa,… Các chuyên gia khuyến cáo mỗi người nên bổ sung 800 – 1200mg canxi từ các thực phẩm hàng ngày như bơ, sữa, phô mai,… tránh bổ sung trực tiếp từ các viên uống chứa canxi, vitamin D. Nếu uống trực tiếp viên canxi cần có ý kiến bác sĩ.

Chú ý hạn chế các thực phẩm giàu oxalat

Oxalat có nhiều trong các thực phẩm như nước uống có ga, soda, dâu tây, khoai lang… và nên ăn cùng các thực phẩm này với các thực phẩm chứa canxi để điều tiết cân đối lượng oxalat trong nước tiểu. Bởi dư thừa oxalat sẽ làm gia tăng nguy cơ sỏi thận.

Ăn nhạt hơn, bớt lượng muối

Cắt giảm natri từ muối ăn để giúp giảm nồng độ canxi và oxalat trong nước tiểu. Mỗi người hàng ngày nên duy trì khoảng 1,5 – 2,3g/ngày. Đặc biệt, bạn nên hạn chế ăn các món như dưa muối, cà muối, thực phẩm đóng hộp…

Hạn chế lượng đạm động vật

Thịt động vật chứa hàm lượng cao purin (đặc biệt là các loại thịt đỏ) dễ làm tăng nồng độ acid uric trong nước tiểu, tạo điều kiện hình thành sỏi thận. Vì thế bạn nên hạn chế các loại thịt đỏ, trứng, vừng lạc,… và nên dùng protein thực vật để thay thế.

Tích cực vận động mỗi ngày

Tích cực vận động, tập luyện thể dục thể thao giúp tăng lưu lượng tuần hoàn, tăng nhu cầu uống nước, và tăng bài tiết nước tiểu, ngăn ngừa kết tinh sỏi. Vì thế tích cực vận động mỗi ngày sẽ tăng cường sức khỏe đồng thời giảm thiểu nguy cơ sỏi thận.

Tuyệt đối không nhịn tiểu

Mắc tiểu là phải đi ngay, bạn không được nhịn tiểu. Khi nước tiểu bị đọng lại quá lâu trong bàng quang do thói quen nhịn tiểu chính là điều kiện thuận lợi để sỏi kết tinh trong thận. Cố gắng đi tiểu một cách thoải mái nhất để làm rỗng bàng quang hoàn toàn.

+

Tác giả: Thanh Ngân

Đăng ký tư vấn

Tại sao nên chọn phòng khám Alo Xét Nghiệm

Chuyên sâu về tầm soát ung thư - Gen - Di truyền
Đội ngũ cố vấn là tiến sĩ, bác sĩ đầu ngành
Trang thiết bị Y tế hiện đại
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà nhanh chóng
Chi phí xét nghiệm hợp lý
Tư vấn và trả kết quả qua SMS, E-mail

Sỏi thận: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Sỏi thận là căn bệnh rất dễ gặp ở mọi lứa tuổi. Nếu không được điều trị dứt điểm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Việc tìm rõ các nguyên nhân và các dấu hiệu sỏi thận giúp chúng ta chủ động phòng tránh bệnh. 

02/03/2022 16:12

Đái ra sỏi thận có nguy hiểm hay không?

Đái ra sỏi thận là dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo bệnh sỏi thận, tiết niệu đã diễn biến tới giai đoạn nguy hiểm. Bài viết sau sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về bệnh lý này để bạn đọc có thể tham khảo. 

02/03/2022 16:11

Biến Chứng Sỏi Bàng Quang - Nguy Hiểm Khó Lường

Là 1 trong những bệnh lý tiết niệu thường gặp ở nam giới, sỏi bàng quang không chỉ gây các triệu chứng khó chịu mà còn có thể đe dọa tới sức khỏe. Viêm bàng quang, viêm thận, rò bàng quang… là những biến chứng sỏi bàng quang nguy hiểm có thể gặp phải.

02/03/2022 16:13

Sỏi thận CÓ di truyền không và làm cách nào để phòng tránh

Sỏi thận là bệnh lý đường tiết niệu đang khá phổ biến trong xã hội hiện đại. Nhiều người thắc mắc bệnh sỏi thận có di truyền không, và cách phòng tránh như thế nào. Vậy có hay không yếu tố di truyền của sỏi thận? Cách phòng tránh bệnh sỏi thận như thế nào

02/03/2022 16:07

Sỏi niệu đạo - những thông tin quan trọng cần biết

Sỏi niệu đạo là bệnh chiếm tỉ lệ ít nhất trong các bệnh lý sỏi đường tiết niệu (khoảng 4%).  Dù vậy, nếu không được chữa trị kịp thời thì bệnh có thể dẫn đến những nguy hại nghiêm trọng. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về bệnh lý sỏi niệu đạo.

02/03/2022 16:02