Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai có cần nhịn ăn không?

Xuất bản: 2022-03-02

Bên cạnh xét nghiệm máu thì xét nghiệm nước tiểu khi mang thai cũng co vai trò quan trọng trong việc kiểm tra sức khoe r và tìm nguyên nhân một số triệu chứng thai kỳ (nếu có). Vậy nếu xét nghiệm nước tiểu khi mang thai có cần nhịn ăn không? Hãy cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Tại sao cần xét nghiệm nước tiểu khi mang thai?

Đây là phương pháp giúp kiểm tra các thành phần trong nước tiểu như: protein, bạch cầu, hồng cầu, glucose,... Từ đó, bác sĩ đưa ra những chẩn đoán về tình trạng sức khỏe hoặc tìm ra nguyên nhân triệu chứng bệnh mà người mẹ có thể gặp phải.  

Thực tế, trong 9 tháng 10 ngày, mẹ bầu sẽ phải thực hiện nhiều lần xét nghiệm nước tiểu cùng với các bước thăm khám khác. Phương pháp này tương đối đơn giản và cho kết quả nhanh chóng, chuẩn xác, giúp phát hiện những yếu tố nguy cơ trong thai kỳ.  

Đặc biệt, với những lý do dưới đây, bạn nhất định cần làm xét nghiệm nước tiểu khi mang thai:

  • Giúp phát hiện sớm nhiễm trùng đường tiểu (Khi xét nghiệm nước tiểu trước 12 tuần). 
  • Có thể phát hiện được nguy cơ tiền sản giật. 
  • Tìm ra các dấu hiệu cảnh báo sớm nguy cơ tiểu đường thai kỳ.
  • Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai cũng giúp nhận biết được một số bệnh lây qua đường tình dục như giang mai, virus Herpes, Chlamydia,... gây ra nhiều nguy cơ cho mẹ và thai nhi. 
  • Phát hiện nhiều bệnh khác nhau ở thận, hệ tiết niệu hoặc bàng quang; hỗ trợ việc chẩn đoán sỏi thận và porphyria; ung thư bàng quang.

Thời gian mang thai, do sự thay đổi nội tiết tố và hormone thai kỳ khiến cơ thể người mẹ giảm sức đề kháng. Việc xét nghiệm nước tiểu hay xét nghiệm máu, siêu âm góp phần đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi, hạn chế tối đa những rủi ro, biến chứng trong thai kỳ.  

Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai là một bước thăm khám quan trọng. Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai là một bước thăm khám quan trọng.

Khi nào nên xét nghiệm nước tiểu thai kỳ?

Như đã trình bày ở trên, xét nghiệm nước tiểu khi mang thai là một bước thăm khám quan trọng, mẹ bầu nhất định nên thực hiện. Mỗi lần xét nghiệm sẽ mang ý nghĩa riêng, thường bác sĩ sẽ đưa chỉ định cụ thể. Mẹ chỉ cần tuân thủ theo hướng dẫn từ bác sĩ nhé. 

- Ở lần khám thai đầu tiên, xét nghiệm nước tiểu nhằm đánh giá một số bệnh lý có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, của thai nhi. Ví dụ: các bệnh lý về thận hay nhiễm trùng đường tiểu,... Dựa vào đó, bác sĩ đưa ra những hướng dẫn riêng cho mẹ.

- Vào mốc khám thai 12 tuần thì xét nghiệm nước tiểu được coi là bước thăm khám quan trọng để tầm soát nguy cơ có thể xảy ra, chẳng hạn: Bệnh lây qua đường tình dục, tiểu đường thai kỳ,...

- Đến khi mang thai được trên 20 tuần thì mẹ bầu thường được chỉ định xét nghiệm nước tiểu mỗi tháng. Mục đích đánh giá thêm về nguy cơ tiền sản giật, một tai biến nguy hiểm trong thai kỳ, nếu không xử lý kịp thời có thể chuyển biến thành tiền sản giật nặng, sản giật, gây nguy hiểm đến tính mạng mẹ và con.  

Mẹ bầu không cần quá căng thẳng, bởi quá trình lấy mẫu nước tiểu xét nghiệm rất đơn giản, an toàn. Khi đó, mẹ sẽ được phát cốc lấy mẫu, khăn lau tiệt trùng, ống đựng mẫu để tự lấy mẫu. Mẹ nên bỏ nước tiểu đầu, lấy nước tiểu giữa dòng với lượng vừa đủ. Sau đó, mẫu xét nghiệm được đánh mã kèm thông tin của mẹ rồi chuyển tới phòng xét nghiệm.  

Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai có cần nhịn ăn không?

Để đảm bảo độ chính xác, mẹ bầu nhất định phải ghi nhớ các lưu ý dưới đây trước khi đi làm xét nghiệm nước tiểu:

  • Nhịn ăn: Các bác sĩ chuyên khoa khuyên mẹ bầu nên nhịn ăn trước khi lấy mẫu nước tiểu xét nghiệm. Đây cũng chính là câu trả lời cho thắc mắc “xét nghiệm nước tiểu khi mang thai có cần nhịn ăn không?”.

Việc mẹ bầu ăn uống khi xét nghiệm nước tiểu có thể làm giảm độ chính xác kết quả xét nghiệm.

Việc mẹ bầu ăn uống khi xét nghiệm nước tiểu có thể làm giảm độ chính xác kết quả xét nghiệm.

  • Nên nhịn tiểu: Mẹ bầu nhịn tiểu trước khi lấy mẫu xét nghiệm để có được kết quả chính xác nhất.  
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ: Mẹ nên vệ sinh bằng nước ấm, không dùng các loại dung dịch vệ sinh. 
  • Không nên ăn các loại thực phẩm màu đậm: Một số loại quả có màu đậm như củ cải đỏ, quả mâm xôi có thể khiến màu sắc nước tiểu biến đổi, gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.  
  • Không tập thể dục quá sức: Bởi điều này cũng gây ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm nước tiểu. 
  • Không uống các loại thuốc: Bất kể là vitamin, thực phẩm chức năng hay thuốc đều có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Vì thế, chuẩn bị làm xét nghiệm nước tiểu khi mang thai, mẹ nên tránh dùng thuốc nhé. 

Đọc tới đây thì chắc hẳn mẹ đã nắm được xét nghiệm nước tiểu khi mang thai có cần nhịn ăn không rồi. Việc nhịn ăn trước khi lấy mẫu nước tiểu xét nghiệm là cần thiết cũng như việc tiến hành xét nghiệm nước tiểu trong suốt thai kỳ. Điều này nhằm phòng tránh các nguy cơ, đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi tới ngày sinh.

Ngay bây giờ, để đặt lịch khám siêu âm hay xét nghiệm nước tiểu, mẹ hãy gọi tới tổng đài 1900989993 nhé.

+

Tác giả: Thanh Ngân

Đăng ký tư vấn

Tại sao nên chọn phòng khám Alo Xét Nghiệm

Chuyên sâu về tầm soát ung thư - Gen - Di truyền
Đội ngũ cố vấn là tiến sĩ, bác sĩ đầu ngành
Trang thiết bị Y tế hiện đại
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà nhanh chóng
Chi phí xét nghiệm hợp lý
Tư vấn và trả kết quả qua SMS, E-mail

Tổng hợp các bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới

Bệnh phụ khoa tuy ít gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến chị em phụ nữ cảm thấy khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy các bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới là những bệnh nào?

24/12/2021 09:55

Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai có cần nhịn ăn không?

Bên cạnh xét nghiệm máu thì xét nghiệm nước tiểu khi mang thai cũng co vai trò quan trọng trong việc kiểm tra sức khoe r và tìm nguyên nhân một số triệu chứng thai kỳ (nếu có). Vậy nếu xét nghiệm nước tiểu khi mang thai có cần nhịn ăn không? Hãy cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

02/03/2022 09:38

Mách mẹ tư thế nằm ngủ tốt cho bà bầu, giúp thai nhi phát triển

Ngoài chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt hàng ngày, trong thời gian thai kỳ, giấc ngủ với mẹ bầu cũng rất quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vây đâu là tư thế nằm ngủ tốt cho bà bầu, giúp thai nhi phát triển tốt nhất?

18/04/2022 15:14

Tiểu đường thai kỳ: Cách tầm soát và phòng tránh hiệu quả

Tình trạng tiểu đường (đái tháo đường) ở phụ nữ mang thai hiện nay ngày càng gia tăng cùng những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vậy tiểu đường thai kỳ là gì? Làm sao để biết tiều đường thai kuf, cách phòng tránh như thế nào hiệu quả? Hãy cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu bài viết dưới đây.

14/04/2022 15:26

Các bệnh phụ khoa sau sinh thường gặp và cách phòng tránh

Ngay sau sinh, sức khỏe của mẹ suy giảm, cơ quan sinh dục tổn thương nên rất dễ mắc phải bệnh phụ khoa. Cùng nhau tìm hiểu trong bài viết này để biết các bệnh phụ khoa sau sinh thường gặp và cách phòng tránh hiệu quả nhé!

02/03/2022 10:22