Nguyên nhân dọa sảy thai: Dấu hiệu và cách phòng tránh

Xuất bản: 2022-04-13

Trong ba tháng đầu thai kỳ, phôi chưa được bám chắc chắn vào niêm mạc tử cung và rất dễ bị đẩy ra ngoài. Do đó, nguy cơ dọa sảy thai trong giai đoạn này khá cao, đặc biệt với những mẹ có cơ địa yếu. Chính vì vậy mẹ bầu và gia đình cần lưu ý để phòng tránh.

 1.Thế nào là dọa sảy thai?

Dọa sảy thai là gì? Dọa sảy hay còn gọi cách khác là động thai là tình trạng thai nhi vẫn còn sống, chưa bị bong khỏi niêm mạc tử cung và vẫn phát triển bên trong buồng tử cung người mẹ nhưng thai phụ lại có dấu hiệu đau bụng, ra máu, bánh nhau có hiện tượng tổn thương, bóc tách. Nếu không để ý, phát hiện và xử lý kịp thời sẽ dẫn đến sảy thai. Có đến 40% trường hợp dọa sảy trở thành sảy thai, trong đó phụ nữ lớn tuổi là đối tượng dễ sảy thai hơn.

Thường thì dọa sảy xuất hiện phổ biến ở 3 tháng đầu hoặc khi thai được 4-6 tháng, cổ tử cung chưa mở, khi trứng được thụ tinh làm tổ trong tử cung nhưng chưa chắc chắn nên thai dễ bị bong ra. Sau thời gian đó, hiện tượng này sẽ không còn nữa.

2. Những nguyên nhân gây dọa sảy thai

Có nhiều nguyên nhân gây dọa sảy nhưng phổ biến nhất phải kể đến đó là:

  • Mang thai khi tuổi trên 35 hoặc có tiền sử mắc các bệnh như tiểu được, cao huyết áp, tuyến giáp,...
  • Thai phụ phải làm việc nặng, lao động vất vả trong quá trình mang thai cùng với việc chế độ dinh dưỡng không đủ khiến thai nhi kém phát triển, suy yếu.
  • Niêm mạc tử cung của mẹ quá mỏng do đã từng phá thai nhiều lần hoặc sử dụng nhiều thuốc tránh thai. Niêm mạc tử cung mỏng gây khó khăn cho việc giữ trứng đã thụ tinh làm tăng nguy cơ dọa sảy.

Niêm mạc tử cung mỏng khiến mẹ dễ bị dọa sảy khi mang thai

  • Va chạm vào bụng bầu do tai nạn giao thông, trong sinh hoạt, lao động hàng ngày.
  • Bất thường nhiễm sắc thể ở bố, mẹ hoặc cả hai khiến thai nhi bị thừa hoặc thiếu nhiễm sắc thể.
  • Thai nhi và mẹ bất đồng nhóm máu dẫn đến khó phát triển trong bụng mẹ.
  • Tinh thần mẹ bầu không thoải mái, thường xuyên bị căng thẳng, mệt mỏi, stress kéo dài.
  • Động tác xoa bóp bụng, núm vú gây kích thích co bóp tử cung tích tụ dịch dưới màng nuôi bào thai gây bong nhau thai sớm dẫn đến động thai, sảy thai.
  • Thai phụ gặp vấn đề về sức khỏe như sốt cao, bệnh lý về thận mãn tính, suy tim, mất cân bằng nội tiết tố,...

3. Dấu hiệu của dọa sảy thai mẹ bầu cần biết

Dưới đây là những dấu hiệu dọa sảy thai 3 tháng đầu, nếu mẹ bầu gặp phải ít nhất 1 trong các dấu hiệu này cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời

3.1. Đau bụng

Đây là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo nguy cơ dọa sảy mà mẹ bầu có thể cảm nhận được. Cảm giác đau râm ran, đau từng cơn ở phần bụng dưới kèm theo cảm giác mỏi thắt lưng.

dau-bung

Đau bụng là biểu hiện của dọa sảy thai

Nếu cơn đau kéo dài không có dấu hiệu thuyên giảm, đau liên tục, cường độ cơn đau ngày một tăng thì nó chính xác là dấu hiệu dọa sảy nên mẹ bầu cần đi khám ngay để nắm rõ tình trạng của mình.

3.2. Ra máu hoặc dịch có màu hồng

Biểu hiện tiếp theo của động thai đó là ra máu hoặc dịch có màu hồng, màu sắc này có thể biến đổi từ đỏ, hồng nhạt đến nâu sẫm tùy vào trạng thái nặng hay nhẹ ở vùng âm đạo.

Nếu thai phụ thấy xuất hiện máu đỏ thẫm từ 7-10 ngày sau rụng trứng hoặc máu có màu sắc khác lạ so với chu kỳ kinh trước đó thì nên đi khám ngay vì đó có thể là máu báo thai.

Ngoài ra thì trường hợp trong 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ hay bị ra máu hoặc dịch hầu, màu sắc máu thay đổi liên tục thì đây là dấu hiệu cho thấy hormone trong cơ thể bạn đang tụt nhanh và đây rất có thể là máu báo dọa sảy thai. Việc mẹ cần làm đó là đi khám tại cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và dùng thuốc phù hợp. 

3.3. Đau buốt khi đi tiểu

Tiểu đau, tiểu buốt hay tiểu ra máu là những biểu hiện của cơ thể khi đang gặp vấn đề về bàng quang và đường tiết niệu. Bạn cần đi khám bác sĩ ngay để được điều trị, tránh ảnh hưởng đến thai nhi vì nó có thể dẫn đến dọa sảy ở những tháng đầu.

tieu-buot

Khi mang thai mà đi tiểu đau buốt mẹ cần cẩn thận

Với những mẹ mang thai ở những tháng cuối thì tình trạng này sẽ làm tăng khả năng sinh non. Để phòng tránh hiện tượng này, mẹ bầu cần tăng cường bổ sung các chất xơ như rau xanh, hoa quả và uống nhiều nước.

3.4. Mẹ bầu bị sốt cao

Mang thai 3 tháng đầu nếu thai phụ bị sốt cao trên 38 độ thì có thể là biểu hiện dọa sảy.

Nếu sốt cao đi kèm triệu chứng đau khớp, phát ban thì có thể là do nhiễm trùng Cytomegalovirus, parvovirus hoặc là toxoplasma. Những vi khuẩn này có khả năng gây chứng câm điếc bẩm sinh.

Do đó, khi mang thai mà sốt trên 38 độ kèm biểu hiện lạ thì mẹ hãy đi khám để xác định chính xác tình trạng sức khỏe và điều trị cho phù hợp.

4. Dọa sảy thai có nguy hiểm không?

Động thai nếu được phát hiện sớm và điều trị dọa sẩy thai phù hợp kết hợp chế độ nghỉ ngơi, ăn uống đủ chất, chú ý đi đứng và khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ thì thai nhi sẽ phát triển ổn định trở lại, không đáng ngại. Có đến 83% trường hợp thai nhi dọa sảy vẫn phát triển khỏe mạnh và chào đời bình thường.

Tuy nhiên nếu mẹ chủ quan, có sơ suất khi thấy các biểu hiện động thai nhưng lại không phát hiện kịp thời thì nhua thai sẽ tiếp tục bong ra cho tới khi tác hoàn toàn khỏi nội mạc thành tử cung. Lúc này, đường dinh dưỡng lẫn oxy giữa mẹ và bào thai bị đứt đoạn, nội tiết tố sụt giảm khiến thai nhi không thể tiếp tục phát triển. Khi sụt giảm đến mức tối thiểu thì thai nhi sẽ bị đẩy ra ngoài, dẫn đến sảy thai.

Cứ 7 trường hợp dọa sẩy thì mới có 1 trường hợp bị biến chứng nặng và dẫn đến sảy thai.

5. Mẹ bầu cần làm gì khi có dấu hiệu dọa sảy thai?

Làm gì khi bị dọa sảy thai? Không phải trường hợp dọa sảy nào cũng dẫn đến sảy thai, do đó khi phát hiện các dấu hiệu động thai thì mẹ bầu không nên quá lo lắng mà hãy bình tĩnh, thăm khám đều đặn và chăm sóc sức khỏe cẩn thận. 

Dưới đây là một số lời khuyên mà mẹ bầu nên làm theo khi thai dọa sảy:

  • Nghỉ ngơi: mẹ hãy dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi khi biết mình mang bầu, nhất là khi có dấu hiệu của dọa sảy. Một chế độ nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp cơ quan sinh sản khỏe mạnh, không bị kích thích từ đó hỗ trợ thai nhi khỏe mạnh, phát triển bình thường trong tử cung mẹ cho đến ngày chào đời.
  • Ổn định tâm lý: tâm lý là yếu tố rất quan trọng trong suốt thai kỳ, nó ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe mẹ và bé nên mẹ hãy giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng. Làm những việc mình yêu thích để thấy phấn khởi và vui vẻ như đọc sách, nghe nhạc, ngồi thiền, tập yoga cho bà bầu,...
  • Kiêng hoạt động mạnh: hoạt động hay tác động mạnh trực tiếp đến bụng có thể gây tác hại cho thai nhi nên mẹ hãy tránh lao động nặng trong thời gian này, ngoài ra các môn thể thao mạnh cũng cần tránh.
  • Kiêng quan hệ tình dục: theo các chuyên gia khoa sản-nhi, quan hệ tình dục nhẹ nhàng khi có bầu không ảnh hưởng đến thai nhi nhưng những mẹ bầu được cảnh báo dọa sảy thì tốt nhất mẹ nên kiêng quan hệ, hãy đợi đến khi thai nhi khỏe mạnh, dấu hiệu dọa sảy không còn nữa thì mẹ có thể quan hệ vợ chồng bình thường lại.
  • Chú trọng chế độ dinh dưỡng: mang thai, nhất là khi bị động thai mẹ cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình. Hãy cố gắng ăn đủ chất, bổ sung nhiều hoa quả, rau xanh để cung cấp vitamin. Nếu mẹ ốm nghén, không ăn được thì có thể bổ sung bằng viên uống cho bà bầu. Tránh xa chất kích thích, caffeine và đồ uống có cồn vì nó làm tăng nguy cơ dọa sảy.
  • Khoang xoa bụng: mẹ bầu dọa sảy có tử cung, cổ tử cung nhạy cảm hơn nên cần tránh những hành động có tính kích thích như xoa bụng, vê núm vú.
  • Khám thai định kỳ: khám thai định kỳ sẽ theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe em bé đồng thời sớm phát hiện những bất thường, nếu là dọa sảy thì bác sĩ sẽ kê thuốc chống dọa sảy thai. Do đó mà các bác sĩ khuyên bạn nên đi kiểm tra định kỳ để tiện theo dõi, nhất là những người có dấu hiệu động thai.

6. Phòng ngừa dọa sảy thai

Để phòng ngừa dọa sảy thai, mẹ bầu từ khi biết mình đang mang thai nên chú ý đến sức khỏe, thăm khám định kỳ, ăn uống nghỉ ngơi hợp lý. Với những trường hợp có tiền sử dọa sảy thai hoặc sảy thai trước đó, cần đến các cơ sở y tế để bác sĩ theo dõi. 

6.1. Dọa sảy thai nên nghỉ bao nhiêu ngày?

Tùy vào tình trạng, mức độ động thai của mẹ bầu mà thời gian nghỉ dưỡng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, thường thì chị em chỉ cần nghỉ khoảng 7-14 ngày, khi các dấu hiệu ra máu âm đạo, đau bụng, co bóp tử cung chấm dứt hoàn toàn, thai nhi ổn định là được.

Lúc này bạn cần sắp xếp công việc, nhờ người thân hỗ trợ để yên tâm nghỉ ngơi cho thai nhi phát triển ổn định trước khi quan lại công việc.

6.2. Doạ sảy thai nên nằm như thế nào?

Khi thai bị động, mẹ có thể nằm nghiêng bên trái, duỗi chân trái còn chân phải thì gấp lại sao cho thoải mái nhất. Ngoài ra, mẹ cũng có thể kê một chiếc gối dưới chân để gác và 1 chiếc gối tại bụng để được thoải mái. Đây cũng là tư thế ngủ được khuyên cho mẹ bầu bởi nó có thể cải thiện tuần hoàn bằng cách ngăn áp lực của tử cung đè lên các tĩnh mạch, lưng và nội tạng. Từ đó giúp máu, các chất dinh dưỡng được đưa đến nhau thai một cách dễ dàng.

Như vậy, bài viết đã giúp các mẹ giải đáp được câu hỏi bị dọa sảy thai cần làm gì cũng như cách phòng ngừa dọa sảy. Hi vọng bài viết sẽ giúp các mẹ có thêm kiến thức để có thai kỳ khỏe mạnh, đón em bé thành công.

+

Tác giả: Thanh Ngân

Đăng ký tư vấn

Tại sao nên chọn phòng khám Alo Xét Nghiệm

Chuyên sâu về tầm soát ung thư - Gen - Di truyền
Đội ngũ cố vấn là tiến sĩ, bác sĩ đầu ngành
Trang thiết bị Y tế hiện đại
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà nhanh chóng
Chi phí xét nghiệm hợp lý
Tư vấn và trả kết quả qua SMS, E-mail

Tổng hợp các bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới

Bệnh phụ khoa tuy ít gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến chị em phụ nữ cảm thấy khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy các bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới là những bệnh nào?

24/12/2021 09:55

Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai có cần nhịn ăn không?

Bên cạnh xét nghiệm máu thì xét nghiệm nước tiểu khi mang thai cũng co vai trò quan trọng trong việc kiểm tra sức khoe r và tìm nguyên nhân một số triệu chứng thai kỳ (nếu có). Vậy nếu xét nghiệm nước tiểu khi mang thai có cần nhịn ăn không? Hãy cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

02/03/2022 09:38

Mách mẹ tư thế nằm ngủ tốt cho bà bầu, giúp thai nhi phát triển

Ngoài chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt hàng ngày, trong thời gian thai kỳ, giấc ngủ với mẹ bầu cũng rất quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vây đâu là tư thế nằm ngủ tốt cho bà bầu, giúp thai nhi phát triển tốt nhất?

18/04/2022 15:14

Tiểu đường thai kỳ: Cách tầm soát và phòng tránh hiệu quả

Tình trạng tiểu đường (đái tháo đường) ở phụ nữ mang thai hiện nay ngày càng gia tăng cùng những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vậy tiểu đường thai kỳ là gì? Làm sao để biết tiều đường thai kuf, cách phòng tránh như thế nào hiệu quả? Hãy cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu bài viết dưới đây.

14/04/2022 15:26

Các bệnh phụ khoa sau sinh thường gặp và cách phòng tránh

Ngay sau sinh, sức khỏe của mẹ suy giảm, cơ quan sinh dục tổn thương nên rất dễ mắc phải bệnh phụ khoa. Cùng nhau tìm hiểu trong bài viết này để biết các bệnh phụ khoa sau sinh thường gặp và cách phòng tránh hiệu quả nhé!

02/03/2022 10:22