Dấu hiệu ung thư cổ tử cung, nguyên nhân, giai đoạn và phương pháp điều trị

Xuất bản: 2022-10-08

Bài viết được tham vấn y khoa bởi: Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Văn Hùng

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư ác tính thường gặp ở phụ nữ độ tuổi sinh sản. Theo thống kê, có tới 14% bệnh nhân mắc bệnh ở độ tuổi 20 – 34 và 26% trong độ tuổi 35 – 40. Chủ động nhận biết dấu hiệu ung thư cổ tử cung là “chìa khóa” để phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Nội dung chính

1. Ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung là bệnh phát triển do sự tiến triển bất thường, không kiểm soát của các tế bào ở cổ tử cung. Các tế bào này phát triển nhanh chóng và tạo ra khối u trong cổ tử cung. 99,7% trường hợp ung thư cổ tử cung có sự hiện diện của virus HPV – tác nhân gây bệnh lây truyền nhanh chóng qua đường tình dục.

2. Thực trạng ung thư cổ tử cung tại Việt Nam và thế giới

Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm ghi nhận hơn 500.000 ca mắc mới và 250.000 phụ nữ tử vong do ung thư cổ tử cung. Nếu không sớm ngăn chặn, dự báo trong năm 2030, số ca mắc ung thư cổ tử cung trên toàn cầu lên đến 700.000 và 400.000 người tử vong.

Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 4.177 ca mắc mới và 2.420 ca tử vong do bệnh này. Với khoảng 37 triệu phụ nữ từ 15 tuổi trở lên, đây là nhóm có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung – xếp thứ 3 trong các bệnh ung thư ở phụ nữ 15-44 tuổi. Số người mắc ngày càng nhiều, có xu hướng trẻ hóa, vì nhiều nguyên nhân.

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư ác tính thường gặp ở phụ nữ độ tuổi sinh sản

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư ác tính thường gặp ở phụ nữ độ tuổi sinh sản

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Văn Hùng - Trưởng Khoa khám bệnh theo yêu cầu Bệnh viện K Trung ương - cơ sở Tân Triều nhận định, việc không chủng ngừa vắc xin hoặc chủng ngừa chưa đầy đủ, lơ là không tầm soát sức khỏe định kỳ khiến số ca mắc ung thư cổ tử cung ở phụ nữ 15-44 tuổi ở Việt Nam ngày càng cao. Đáng lo ngại, ung thư cổ tử cung là bệnh lý nguy hiểm, nếu không phát hiện kịp thời sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như giảm khả năng làm mẹ ở phụ nữ chưa có con, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, giảm ham muốn trong chuyện vợ chồng…

Thực tế có nhiều trường hợp bệnh tiềm ẩn, không có biểu hiện rõ ràng, khiến người bệnh chủ quan. Khi xuất hiện triệu chứng hoặc tình cờ phát hiện thì bệnh đã ở giai đoạn muộn, gây biến chứng, hiệu quả điều trị thấp hoặc không có khả năng điều trị.

3. Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung

Thống kê của WHO cho thấy, khoảng 99.7% trường hợp ung thư CTC đều có sự hiện diện của virus HPV (Human Papilloma Virus). Do đó, virus HPV được coi là yếu tố nguy cơ cao nhất dẫn đến việc mắc bệnh lý này ở nữ giới.

Virus HPV là loại virus có hơn 100 týp với khoảng 15 týp được xếp vào nhóm nguy cơ cao dẫn đến khối u ác tính cổ tử cung, phổ biến nhất là các týp 16 và 18 (nguyên nhân của hơn 70% trường hợp mắc bệnh ở nữ giới), tiếp đến là týp 31 và 45.

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Văn Hùng - cố vấn cao cấp tại Alô Xét Nghiệm cho biết, virus HPV chủ yếu lây nhiễm qua đường tình dục, một số ít trường hợp người bệnh không quan hệ tình dục, chỉ tiếp xúc ngoài da nhưng vẫn có nguy cơ bị lây nhiễm. Hầu hết các trường hợp lây nhiễm virus HPV không có triệu chứng cụ thể, người bệnh có thể tự khỏi sau vài tháng mà không cần điều trị.

Tuy nhiên, đối với những trường hợp nhiễm týp virus HPV có nguy cơ cao, virus này có thể tồn tại lâu dài trong cơ thể gây biến đổi gen tế bào cổ tử cung, dẫn đến các tổn thương sơ khởi và lâu ngày tăng dần dẫn đến ung thư.

Mặc dù quá trình tiến triển đến ung thư ở vị trí này thường không có triệu chứng rõ ràng, diễn tiến chậm, kéo dài khoảng 10-15 năm nhưng một số quốc gia đã ghi nhận căn bệnh này có xu hướng trẻ hóa, đặc biệt ở những quốc gia có đời sống quan hệ tình dục sớm.

4. Top 10 dấu hiệu, triệu chứng Ung thư cổ tử cung

Theo Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Văn Hùng thì các triệu chứng ung thư cổ tử cung chỉ xuất hiện ở giai đoạn sau, khi khối bướu phát triển, xâm lấn xung quanh và có thể đã di căn xa. Việc phát hiện bệnh càng trễ, tỷ lệ chữa khỏi càng giảm, giai đoạn đầu khoảng 85-90%, giai đoạn II-III chỉ còn khoảng 50%, có thể mất khả năng làm mẹ. Giai đoạn cuối (IV), tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ còn dưới 15%. Do vậy, tất cả phụ nữ cần lắng nghe cơ thể mình để sớm phát hiện dấu hiệu của ung thư cổ tử cung, bao gồm:

  • Chảy máu âm đạo bất thường
  • Dịch âm đạo bất thường
  • Đau khi giao hợp
  • Đau vùng chậu, đau lưng dưới
  • Khó chịu khi đi tiểu
  • Tiểu không kiểm soát
  • Rối loạn kinh nguyệt
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Liên tục mệt mỏi
  • Sưng đau ở chân

4.1. Chảy máu âm đạo bất thường

Đây là biểu hiện ung thư cổ tử cung đặc trưng nhất ở giai đoạn đầu, gây ra do niêm mạc cổ tử cung biến đổi hoặc khối ung thư phát triển kích thước, xâm lấn sang các mô lân cận, tạo ra các mạch mới, dễ vỡ, gây chảy máu.

Tình trạng chảy máu âm đạo bất thường xảy ra giữa kỳ kinh nguyệt, sau khi quan hệ tình dục, sau mãn kinh, sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi khám phụ khoa. Mức độ chảy máu ở mỗi người là khác nhau, máu thường đỏ tươi, lượng ít – nhiều, tự ngưng nhưng sau đó lặp lại và tăng dần tần suất.

4.2. Dịch âm đạo bất thường

Dịch âm đạo (huyết trắng) tiết ra lúc đầu ít, sau tăng dần, có thể loãng hoặc nhầy, trắng đục hoặc xanh như mủ, hoặc lẫn màu hồng của máu, lâu ngày có mùi khó chịu,… là dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, dấu hiệu huyết trắng bất thường cũng có thể là triệu chứng của các bệnh phụ khoa khác, để đảm bảo chẩn đoán nguyên nhân chính xác, bạn cần đến khám phụ khoa để được bác sĩ xác định.

4.3. Đau khi giao hợp

Tình trạng đau khi quan hệ tình dục là dấu hiệu quan trọng cảnh báo các tổn thương ở đường sinh dục, trong đó có ung thư cổ tử cung mà bạn cần phải lưu ý và tuyệt đối không được chủ quan, hay bỏ qua.

Có nhiều nguyên nhân gây đau khi quan hệ tình dục, nếu như đột ngột mắc phải tình trạng này thì nên đi thăm khám sớm để có hướng điều trị phù hợp hoặc chẩn đoán phát hiện sớm ung thư cổ tử cung ngay từ giai đoạn đầu.

4.4. Đau vùng chậu, đau lưng dưới

Nếu bạn bị đau nhiều vùng thắt lưng, xương chậu, đặc biệt là vùng chậu, vùng lưng dưới cũng là triệu chứng cảnh báo của việc thay đổi ở cổ tử cung. Sự hình thành và phát triển của khối u trong cổ tử cung gây nhiều cản trở đến quá trình cung cấp oxy của tế bào. Vì vậy, khi có cơn đau âm ỉ, đôi khi là dữ dội vùng tiểu xương chậu, phụ nữ cần lưu ý thăm khám sớm.

4.5. Khó chịu khi đi tiểu

Khó chịu, gắt buốt, châm chích khi đi tiểu cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung. Nếu tần suất đi tiểu nhiều hơn, tiểu tiện mất kiểm soát, nước tiểu có màu, mùi bất thường, đặc biệt đi tiểu ra máu, bạn cần đi khám ngay tại các cơ sở y tế. Thông thường, các dấu hiệu ở đường tiết niệu xảy ra khi ung thư đã lan đến các mô lân cận.

4.6. Tiểu không kiểm soát

Khối u ở tử cung hoặc sự chèn ép của u có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến chức năng của lưu thông đường ruột và đường tiểu, từ đó làm thay đổi thói quen đại tiện – tiểu tiện của người bệnh. Người bệnh có thể bị rối loạn đại tiện như tiêu chảy, táo bón hoặc tiêu chảy xen kẽ táo bón,… hoặc gặp tình trạng tiểu không kiểm soát như đi tiểu thường xuyên, tiểu không tự chủ, tiểu buốt, tiểu rắt, dòng nước tiểu yếu, đôi lúc kèm máu…

Triệu chứng bất thường trong tiểu tiện rất nguy hiểm, vì nếu đúng là ung thư cổ tử cung thì có nghĩa các tế bào ung thư đã lan rộng ra các bộ phận khác, ngoài cổ tử cung.

4.7. Rối loạn kinh nguyệt

Ung thư cổ tử cung cũng có thể gây mất cân bằng hormone trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự phát triển và rụng trứng, dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài hơn bình thường, rong kinh, kinh nguyệt có màu đen sẫm. Chính thời gian, tần số hoặc thay đổi thói quen thường xuyên có thể liên quan đến nguy cơ ung thư cổ cung.

4.8. Giảm cân không rõ nguyên nhân

Dù không đặc hiệu nhưng sụt cân là một trong những dấu hiệu ung thư cổ tử cung mà người bệnh có thể gặp từ sớm, nguyên nhân bắt nguồn có thể liên quan cục bộ đến bất thường ở đường tiêu hóa, hoặc rối loạn toàn thân do bệnh ung thư gây ra. Nếu bị giảm cân đột ngột trong thời gian ngắn và/ hoặc giảm hơn 10% trọng lượng cơ thể nhưng không do bất kỳ nguyên nhân cụ thể nào, như chủ động thay đổi chế độ dinh dưỡng, luyện tập để giảm cân hoặc do căng thẳng, người bệnh nên chủ động đến bệnh viện thăm khám để kiểm tra tình trạng sức khoẻ.

4.9. Liên tục mệt mỏi

Hầu hết các loại ung thư đều gây ra tình trạng giảm cân, chán ăn, sụt cân. Khối u cổ tử cung nén dạ dày, làm người bệnh không muốn ăn uống. Ung thư cũng làm giảm số lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh và thay thế bằng các tế bào máu trắng để cố gắng chiến đấu với căn bệnh này. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu máu, suy giảm miễn dịch,… làm cho phụ nữ cảm thấy liên tục mệt mỏi, thiếu năng lượng, suy nhược không không cải thiện mặc dù đã nghỉ ngơi, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và lối sống.

4.10. Sưng đau ở chân

Khi khối u ung thư phát triển lớn dần và lan rộng sẽ gây chèn ép dây thần kinh và làm tắc nghẽn máu không đến được tứ chi, gây sưng và đau chân, tình trạng đau có xu hướng liên tục và tăng nặng theo thời gian. Tuy nhiên, rất ít người nghĩ đây là biểu hiện báo động ung thư cổ tử cung nên khó để chẩn đoán và phát hiện kịp thời.

10 dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung trên không đồng nghĩa với việc chắc chắn người bệnh đã bị ung thư. Tùy vào mức độ xâm lấn khối u đến cổ tử cung – mạch máu – thần kinh kế cận hoặc lan rộng ra toàn thân mà các triệu chứng ung thư cổ tử cung gây ra có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc phối hợp hoặc xuất hiện các triệu chứng ít phổ biến khác ngoài 10 dấu hiệu kể trên.

Mặc dù ung thư cổ tử cung có thể chữa trị nhưng chính diễn tiến âm ỉ (từ 10-20 năm) khiến người bệnh rất khó phát hiện sớm, chưa kể ở giai đoạn đầu, hầu hết người bệnh không phát hiện mình đang mắc bệnh vì các biểu hiện ung thư khá mờ nhạt. Vì vậy, chủ động ngăn ngừa ung thư cổ tử cung bằng vắc xin là giải pháp tốt nhất để thoát khỏi căn bệnh quái ác này.

5. Phân loại ung thư cổ tử cung

Tùy theo loại ung thư cổ tử cung mà người bệnh được chỉ định phương pháp điều trị khác nhau:

5.1. Ung thư biểu mô tế bào gai (Squamous cell carcinoma)

Là dạng ung thư bắt đầu từ các tế bào mỏng, phẳng lót phần ngoài của cổ tử cung. Theo thống kê, đây là dạng ung thư cổ tử cung phổ biến nhất, khoảng 80 – 85% tổng số các trường hợp, xuất hiện do nhiễm virus gây u nhú ở người (HPV).

5.2. Ung thư biểu mô tuyến (Adenocarcinoma)

Là dạng ung thư xảy ra ở các tế bào tuyến dòng phần trên cổ tử cung, chiếm khoảng 10 – 20% tổng số các trường hợp mắc bệnh.

5.3. Các dạng ung thư cổ tử cung khác

Theo Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Văn Hùng thì ung thư cổ tử cung có nhiều dạng khác, như ung thư biểu mô tế bào nhỏ, ung thư mô liên kết – tuyến, ung thư biểu mô tuyến – tế bào gai, ung thư lympho, ung thư hắc tố… thường không có sự liên quan đến virus gây u nhú HPV, xác suất ít gặp hơn nhưng lại không thể phòng ngừa được như ung thư biểu mô tế bào gai.

6. Các giai đoạn và phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung

Theo Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Văn Hùng chia sẻ, thì ung thư cổ tử cung thông thường, bệnh lý phát triển qua các giai đoạn: 

  • Giai đoạn 0: Giai đoạn này chưa có tế bào ung thư ở cổ tử cung, bắt đầu xuất hiện các tế bào bất thường và có thể phát triển thành tế bào ung thư trong tương lai. Do đó, giai đoạn này được gọi là tiền ung thư hoặc ung thư biểu mô tại chỗ.
  • Giai đoạn I: Ung thư chỉ mới xảy ra ở bên trong cổ tử cung.
  • Giai đoạn II: Ung thư đã bắt đầu lan ra bên ngoài cổ tử cung, xâm lấn vào các mô xung quanh nhưng chưa đến các mô lót trong khung chậu hoặc phần dưới của âm đạo.
  • Giai đoạn III: Các tế bào ung thư đã xâm lấn vào phần dưới của âm đạo và các mô lót trong khung chậu.
  • Giai đoạn IV: Ung thư di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể, như: ruột, bàng quang, phổi…

các giai đoạn của ung thư cổ tử cung

Các giai đoạn của ung thư cổ tử cung

 

Phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Văn Hùng - Trưởng Khoa khám bệnh theo yêu cầu Bệnh viện K Trung ương - cơ sở Tân Triều chia sẻ, “Phương pháp điều trị khối u cổ tử cung thường là đa mô thức, tức là gồm nhiều phác đồ điều trị khác nhau, chứ không phải ung thư là mổ như nhiều bệnh nhân vẫn đang lầm tưởng. Tùy theo từng giai đoạn bệnh mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị khác nhau, có thể là phẫu thuật đơn thuần, có thể là xạ trị, cũng có thể là kết hợp giữa phẫu thuật – hóa trị – xạ trị. Bác sĩ sẽ tư vấn và lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp và tốt nhất cho từng bệnh nhân.

6.1. Giai đoạn tiền ung thư

Giai đoạn này, các tế bào bất thường chỉ mới xuất hiện ở mô lót cổ tử cung, chưa xâm lấn sâu và di căn sang các cơ quan khác trong cơ thể. Tùy theo độ tuổi và mong muốn có con của người bệnh mà có các phương pháp điều trị khác nhau như khoét chóp, LEEP, cắt cụt cổ tử cung. Trường hợp người bệnh lớn tuổi hoặc người bệnh không mong muốn có con nữa thì có thể sử dụng phương pháp cắt bỏ tử cung bảo tồn buồng trứng.

6.2. Ung thư cổ tử cung giai đoạn 1

Đây là giai đoạn các tế bào ung thư đã bắt đầu xâm lấn đến các mô chính của cổ tử cung, bác sĩ sẽ chỉ định cắt một phần hoặc toàn bộ tử cung, hoặc sử dụng phương pháp xạ trị. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là có thể để lại sẹo ở cổ tử cung sau phẫu thuật, ảnh hưởng đến quá trình gặp nhau và thụ thai của trứng và tinh trùng.

Trường hợp cắt bỏ quá nhiều mô ở cổ tử cung, phụ nữ có nguy cơ sảy thai khi mang thai.

6.3. Ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 - 3

Các tế bào ung thư đã xâm lấn sâu đến âm đạo và lan rộng khắp vùng thành chậu, do đó phương pháp điều trị hiệu quả nhất chính là xạ trị kết hợp hóa trị liệu, tuy nhiên nhược điểm là không thể bảo tồn chức năng sinh sản. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ tử cung và buồng trứng kết hợp thực hiện phương pháp này.

Với mong muốn bảo tồn chức năng buồng trứng, bảo tồn thiên chức làm mẹ của nữ giới, nhiều cơ sở y tế tư vấn người bệnh thực hiện bảo tồn chức năng sinh sản bằng cách lưu trữ buồng trứng trước khi thực hiện xạ trị, hóa trị.

6.4. Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối (giai đoạn 4)

Ở giai đoạn IV, các tế bào ung thư đã lan rộng và di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể như trực tràng, bàng quang, thậm chí là gan, phổi,… Việc điều trị ở giai đoạn này khá phức tạp và tốn kém nhiều chi phí, nhưng chủ yếu là giảm thiểu các triệu chứng và kéo dài thời gian sống cho người bệnh.

7. Một số biện pháp phòng ngừa ung thư cổ tử cung

Để phòng ngừa căn bệnh thường gặp ở phụ nữ độ tuổi sinh sản này, bác sĩ Nguyễn Văn Hùng - Cố vấn cao cấp tại Alô Xét Nghiêm chia sẻ một số biện pháp phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung như sau:

7.1. Chủ động tiêm vắc xin ngừa virus HPV

Tiêm vắc xin phòng virus HPV được xem là biện pháp phòng ngừa đơn giản mà hữu hiệu nhất, để giảm nguy cơ mắc bệnh lý ở nữ giới. Tại Việt Nam, vắc xin phòng ngừa virus HPV đã được Bộ Y tế cấp phép có hiệu lực sử dụng từ năm 2007, có khả năng phòng ngừa tổn thương và lây nhiễm gây ra bởi 2 tuýp HPV nguy cơ cao là 16 và 18. Thêm vào đó, vắc xin còn giúp phòng ngừa mụn cóc ở cơ quan sinh dục và các bệnh lý ung thư cơ quan sinh dục khác như âm đạo, dương vật, âm hộ, hậu môn..

7.2. Tầm soát ung thư và các bệnh phụ khoa định kỳ

Như 10 dấu hiệu ung thư cổ tử cung cảnh báo trên có thể cảnh báo bạn đang mắc căn bệnh này ở giai đoạn muộn. Vì vậy, không nên chờ đến khi có triệu chứng mới thăm khám phụ khoa.

Các phương pháp sàng lọc, tầm soát ung thư cổ tử cung phổ biến là phết tế bào cổ tử cung (Pap smear), xét nghiệm HPV. Xét nghiệm Pap smear định kỳ có thể giúp tầm soát bệnh từ sớm để điều trị kịp thời, giảm nguy cơ bất thường tiến triển thành ung thư. Phụ nữ từ 21 – 29 tuổi được khuyến cáo thực hiện xét nghiệm Pap smear 3 năm/ 1 lần.

Phụ nữ từ 30 – 64 tuổi nên thực hiện đồng thời xét nghiệm Pap smear và xét nghiệm HPV 5 năm/ lần. Xét nghiệm HPV giúp phát hiện các trường hợp bệnh bị bỏ sót bởi xét nghiệm Pap smear, tăng tỷ lệ phát hiện bệnh từ sớm. Ngoài các mốc thời gian trên, nếu thấy xuất hiện bất kỳ biểu hiện bất thường nào, nên đến bệnh viện để thực hiện tầm soát ngay.

Để tầm soát ung thư cổ tử cung, các chị em có thể liên hệ Hotline: 1900 989 993 để được tư vấn miễn phí.

7.3. Chế độ sinh hoạt lành mạnh, an toàn

Ngoài 2 phương pháp trên, để không bị nhiễm virus HPV, trẻ gái và phụ nữ vẫn cần tạo thói quen sinh hoạt khỏe mạnh để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, quan hệ tình dục an toàn, hạn chế sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp để phòng tránh bệnh.

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng để tăng cường đề kháng chống lại bệnh ung thư, phụ nữ nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin E, A, C giàu chất chống oxy hóa như nghệ, cà chua, cà rốt, trà xanh,… để giúp bảo vệ tế bào khỏi gốc tự do, ngăn ngừa ung thư.

Ung thư cổ tử cung có thể xảy ra với bất cứ ai, đừng quên lắng nghe những dấu hiệu ung thư cổ tử cung mà cơ thể đang “cầu cứu” để nắm giữ cơ hội vàng tăng tỷ lệ điều trị bệnh hiệu quả ở giai đoạn sớm, đảm bảo khả năng làm mẹ, giảm nguy cơ tử vong, chi phí điều trị và chất lượng cuộc sống.

Để tư vấn về các gói xét nghiệm sàng lọc ung thư, bạn có thể liên hệ Hotline: 1900 989 993 để được tư vấn miễn phí.

8. Những câu hỏi thường gặp liên quan đến Ung thư cổ tử cung

Nhiều chị em lo lắng và thường xuyên liên hệ đến Hotline: 1900 989 993 của Alô Xét Nghiệm để hỏi những vấn đề liên quan đến Bệnh ung thư cổ tử cung. Dưới đây là một số câu hỏi đã được Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Hùng tổng hợp và trả lời:

8.1. Ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi không?

Ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi, nếu được phát hiện sớm. Thực tế cho thấy, với sự phát triển của y học thế giới cùng với sự hỗ trợ của hệ thống trang thiết bị, máy móc tân tiến nhất, khoa Phụ sản Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đang làm chủ và điều trị thành công hàng trăm trường hợp liên quan tới cổ tử cung. Đặc biệt, những trường hợp phát hiện sớm ngay từ giai đoạn tiền ung thư, có biện pháp can thiệp kịp thời và đúng cách thì tỷ lệ chữa khỏi bệnh hoàn toàn có thể lên đến trên 90%, đồng thời bảo tồn chức năng sinh sản.

8.2. Ung thư cổ tử cung có thể sống bao lâu?

Ung thư cổ tử cung tiến triển âm thầm, kéo dài qua nhiều giai đoạn mất khoảng 10 – 20 năm. Một số trường hợp bệnh nhân ung thư cổ tử cung được chẩn đoán mắc bệnh khi 40 tuổi nhưng mầm mống virus HPV đã tồn tại âm thầm bên trong cơ thể từ thời thiếu nữ. Do đó, việc phát hiện càng sớm sẽ góp phần tăng khả năng chữa khỏi bệnh.

Nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn tiền ung thư, khả năng sinh sản và tính mạng của người bệnh được bảo tồn. Tuy nhiên, trường hợp bệnh đã sang giai đoạn tiến triển, việc người bệnh sống được bao lâu sẽ phụ thuộc vào giai đoạn cụ thể và quá trình điều trị. Thông thường là:

  • Giai đoạn I: Ở giai đoạn này tế bào ung thư đã xâm lấn mô chính cổ tử cung, chưa khu trú sang cơ quan khác. Do đó, phương pháp điều trị hiệu quả là tiến hành cắt một phần hoặc toàn bộ tử cung hoặc xạ trị, tỷ lệ sống sau 5 năm lên đến khoảng 90%, tuy nhiên có thể ảnh hưởng đến việc mang thai, tăng nguy cơ dọa sảy thai do hình thành các mô sẹo.
  • Giai đoạn II: Các tế bào ung thư đã bắt đầu lan đến âm đạo và các mô xung quanh cổ tử cung, do đó cần kết hợp phẫu thuật xạ hóa trị. Tỷ lệ sống sau 5 năm là 50 – 65%.
  • Giai đoạn III: Tỷ lệ sống sau 5 năm ở giai đoạn này chỉ khoảng 25 – 35%.
  • Giai đoạn IV: Khối u đã lan ra vùng chậu, xâm lấn các cơ quan như bàng quang, trực tràng, di căn đến phổi, gan, xương… Việc điều trị ở giai đoạn này rất khó khăn, chủ yếu là kéo dài thêm thời gian sống cho người bệnh. Tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ còn dưới 15%.  

8.3. Bị ung thư cổ tử cung có thể sinh con được không?

Nguy cơ vô sinh ở bệnh nhân mắc bệnh là khá cao. Do trứng và tinh trùng sau khi thụ tinh sẽ phải đi vào tử cung để làm tổ. Hiện tượng tăng sinh bất thường của các tế bào ở cổ tử cung - nơi nối giữa tử cung và âm đạo - khiến việc di chuyển của phôi trở nên khó khăn. 

Thêm vào đó, quá trình điều trị xâm lấn cũng gây nên nhiều biến chứng dẫn tới việc không thể mang thai sau này. Việc xạ trị và sử dụng các loại thuốc hóa trị có thể làm âm đạo hẹp lại, khiến việc di chuyển của tinh trùng bị giới hạn cũng như gây tổn thương và phá hủy các tế bào trứng. Nếu phải tiến hành cắt bỏ hoàn toàn tử cung thì sẽ không thể mang thai trong tương lai.

Theo Bác sĩ Nguyễn Văn Hiếu thì khả năng sinh con của bệnh nhân phụ thuộc vào phương pháp điều trị. Nếu không bị cắt tử cung, bệnh nhân hoàn toàn có thể có thai và sinh đẻ sau này. Ngoài ra, tuỳ một số bệnh nhân và các cở sở y tế khác nhau mà các bác sĩ sẽ tư vấn người bệnh có thể lưu trữ buồng trứng trước khi thực hiện xạ trị, hóa trị.

8.4. Khi nào nên thực hiện tầm soát u cổ tử cung?

Bệnh lý ung thư cổ tử cung không có triệu chứng rõ ràng, tiến triển âm thầm nên khó phát hiện và can thiệp kịp thời. Do đó, tầm soát ung thư có ý nghĩa quan trọng, giúp phát hiện sớm những nguy cơ, có biện pháp điều trị kịp thời và đúng cách ngay từ giai đoạn khởi phát. Thời điểm tốt nhất để thực hiện việc tầm soát sẽ khác nhau ở mỗi người tùy theo sức khỏe, môi trường sống và chế độ sinh hoạt… nhưng nhìn chung, khuyến cáo chị em phụ nữ từ 21 tuổi trở lên nên thực hiện tầm soát định kỳ theo yêu cầu của từng phương pháp cũng như chỉ định của bác sĩ.

8.5. Tầm soát ung thư cổ tử cung ở đâu tốt, có đắt không?

Hiện nay ở Hà Nội có rất nhiều nơi triển khai dịch vụ khám và điều trị ung thư. Nếu lựa chọn khám và điều trị bệnh tại các cơ sở Y tế kém chất lượng sẽ gây lãng phí tiền bạc, thậm chí gây ra những hậu quả khôn lường cho sức khỏe. 

Hệ thống Y tế Alô Xét Nghiệm đã và đang triển khai xét nghiệm để sàng lọc ung thư cổ tử cung tại các phòng khám trên cả nươc. Khách hàng không phải xếp hàng chờ đợi lâu, có thể đặt lịch xét nghiệm tầm soát ung thư tử cung qua hotline: 1900 989 993. Đặc biệt kết quả được tư vấn bởi các Tiến sĩ, bác sĩ chuyên sâu về Ung bướu tại Việt Nam.

Chi phí xét nghiệm ung thư cổ tử cung tại Alô Xét Nghiệm chỉ từ 800.000 đồng. Tuy nhiên, cần ý thức rằng chi phí cho việc tầm soát này sẽ không quá cao nếu so sánh với những lợi ích to lớn về sức khỏe mà nó mang lại.

+

Tác giả: Khôi Nguyên

Đăng ký tư vấn

Tại sao nên chọn phòng khám Alo Xét Nghiệm

Chuyên sâu về tầm soát ung thư - Gen - Di truyền
Đội ngũ cố vấn là tiến sĩ, bác sĩ đầu ngành
Trang thiết bị Y tế hiện đại
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà nhanh chóng
Chi phí xét nghiệm hợp lý
Tư vấn và trả kết quả qua SMS, E-mail

Dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn sớm bạn cần biết

Ở nước ta, ung thư phổi là căn bệnh đứng vị trí thứ 2 trong top 10 loại ung thư thường gặp nhất hiện nay. Bên cạnh đó, đây cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các ca tử vong. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm thì bệnh lý này hoàn toàn có thể được kiểm soát hi

Ung thư gan có di truyền không?

Ung thư gan là bệnh phổ biến thứ 6 trên thế giới với gần 800.000 người được chẩn đoán mỗi năm. Ung thư gan cũng là loại ung thư có tỉ lệ mắc mới cao nhất ở nước ta với 25.335 trường hợp mắc vào năm 2018, tỉ lệ tử vong do căn bệnh này cũng tương đương với

Bệnh nhân ung thư vú có thể sống được bao lâu?

Thời gian sống thêm của bệnh nhân ung thư vú phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó quan trọng nhất là giai đoạn bệnh. Hãy cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây nhé.

Dấu hiệu ung thư gan, nguyên nhân và các giai đoạn của người mắc bệnh

Ung thư gan là bệnh ung thư phổ biến thứ 6 trên toàn thế giới với hơn 800.000 ca mắc mới và có tới 780.000 người tử vong vì căn bệnh này mỗi năm. Tại sao tỷ lệ tử vong do ung thư gan cao? Bệnh ung thư gan có chữa được không?

Dấu hiệu nhận biết ung thư tuyến tụy

Tuyến tụy là cơ quan dài khoảng 15,24 cm và nằm ẩn sau dạ dày. Tuyến tụy đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp hỗ trợ tiêu hóa và kiểm soát lượng đường trong máu. Hầu hết chúng ta thường bỏ qua tuyến tụy của mình, cho đến khi tình cờ phát hiện bệnh.