F0 điều trị tại nhà cần làm gì để theo dõi sức khỏe?

Xuất bản: 2022-03-01

Trong những ngày gần đây, số lượng người nhiễm Covid có triệu chứng nhẹ, điều trị tại nhà ngày càng tăng. Vậy F0 nên làm gì để theo dõi sức khỏe, phòng ngừa biến chứng? Hãy cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Bộ Y tế vừa ban hành "Hướng dẫn quản lý người mắc COVID-19 tại nhà" (Báo Sức khỏe và Đời sống đưa tin). Theo đó, cơ sở quản lý sức khỏe người mắc COVID-19 hướng dẫn người mắc COVID-19 thực hiện tự theo dõi sức khỏe và điền thông tin vào Phiếu theo dõi sức khỏe người mắc COVID-19 tại nhà (Phiếu theo dõi theo mẫu quy định của Bộ Y tế tại phụ lục 2 của hướng dẫn này), 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều hoặc khi có các dấu hiệu, triệu chứng cần chuyển viện cấp cứu, điều trị.

1. Những việc F0 cần làm để theo dõi sức khỏe hàng ngày

- Chỉ số: nhịp thở, mạch, nhiệt độ, SpO2 và huyết áp (nếu có thể).

- Các triệu chứng: mệt mỏi, ho, ho ra đờm, ớn lạnh/gai rét, viêm kết mạc (mắt đỏ), mất vị giác hoặc khứu giác, tiêu chảy (phân lỏng/đi ngoài); Ho ra máu, thở dốc hoặc khó thở, đau tức ngực kéo dài, lơ mơ, không tỉnh táo; Các triệu chứng khác như: Đau họng, nhức đầu, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn và nôn, đau nhức cơ,…

cv3

Bộ Y tế lưu ý khi phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu dưới đây, F0 đang điều trị tại nhà phải thông báo ngay với Cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà; trạm y tế xã, phường; hoặc trạm y tế lưu động, Trung tâm vận chuyển cấp cứu… để được xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời:

- Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào.

- Nhịp thở: Đối với người lớn: nhịp thở ≥ 20 lần/phút

Đối với trẻ em từ 1 đến dưới 5 tuổi: Nhịp thở: ≥ 40 lần/phút; Trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi: nhịp thở: ≥ 30 lần/phút

(Lưu ý ở trẻ em: đếm đủ nhịp thở trong 1 phút khi trẻ nằm yên không khóc).

- SpO2 ≤ 96% (trường hợp phát hiện chỉ số SpO2 bất thường cần đo lại lần 2 sau 30 giây đến 1 phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo).

- Mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc < 50 nhịp/phút.

- Huyết áp thấp: huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg (nếu có thể đo).

- Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.

- Thay đổi ý thức: lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật.

- Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.

- Không thể uống hoặc bú kém/giảm, ăn kém, nôn (ở trẻ em). Trẻ có biểu hiện hội chứng viêm đa hệ thống: sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi dâu tây, ngón tay chân sưng phù nổi hồng ban...

- Mắc thêm bệnh cấp tính: sốt xuất huyết, tay chân miệng...

"Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của người mắc COVID-19 mà thấy cần báo cơ sở y tế"- Hướng dẫn của Bộ Y tế nhấn mạnh.

2. Nếu F0 điều trị tại nhà bị sốt

+ Đối với người lớn: > 38,5 độ hoặc đau đầu, đau người nhiều: uống mỗi lần 1 viên thuốc hạ sốt như paracetamol 0,5 g, có thể lặp lại mỗi 4-6 h, ngày không quá 4 viên, uống oresol nếu ăn kém/giảm hoặc có thể dùng uống thay nước.

+ Đối với trẻ em: > 38,5 độ, uống thuốc hạ sốt như paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần, có thể lặp lại mỗi 4-6 h, ngày không quá 4 lần.

Nếu sau khi dùng thuốc hạ sốt 2 lần không đỡ, yêu cầu người mắc COVID-19 thông báo ngay cho Cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà để được xử trí.

3. Nếu F0 ho thì dùng thuốc giảm ho khi ho khan nhiều

Cũng tại hướng dẫn này, Bộ Y tế lưu ý người mắc COVID-19 nên nghỉ ngơi, vận động thể lực nhẹ (phù hợp với tình trạng sức khỏe); tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày; Uống nước thường xuyên, không đợi đến khi khát mới uống nước; không bỏ bữa; tăng cường dinh dưỡng: ăn đầy đủ chất, ăn trái cây, uống nước hoa quả… và suy nghĩ tích cực, duy trì tâm lý thoải mái...

Về kê đơn, cấp phát thuốc điều trị triệu chứng cho F0 tại nhà

Nếu F0 sốt:

+ Đối với người lớn: > 38,5 độ hoặc đau đầu, đau người nhiều: uống mỗi lần 1 viên thuốc hạ sốt như paracetamol 0,5 g, có thể lặp lại mỗi 4-6h, ngày không quá 4 viên, uống oresol nếu ăn kém/giảm hoặc có thể dùng uống thay nước.

+ Đối với trẻ em: > 38,5 độ, uống thuốc hạ sốt như paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần, có thể lặp lại mỗi 4-6h, ngày không quá 4 lần.

Nếu sau khi dùng thuốc hạ sốt 2 lần không đỡ,  yêu cầu người mắc COVID-19 thông báo ngay cho Cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà để được xử trí.

Nếu F0 bị ho thì dùng thuốc giảm ho khi ho khan nhiều.

Tác giả: Khôi Nguyên

Đăng ký tư vấn

Tại sao nên chọn phòng khám Alo Xét Nghiệm

Chuyên sâu về tầm soát ung thư - Gen - Di truyền
Đội ngũ cố vấn là tiến sĩ, bác sĩ đầu ngành
Trang thiết bị Y tế hiện đại
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà nhanh chóng
Chi phí xét nghiệm hợp lý
Tư vấn và trả kết quả qua SMS, E-mail

F0 điều trị tại nhà cần làm gì để theo dõi sức khỏe?

Trong những ngày gần đây, số lượng người nhiễm Covid có triệu chứng nhẹ, điều trị tại nhà ngày càng tăng. Vậy F0 nên làm gì để theo dõi sức khỏe, phòng ngừa biến chứng? Hãy cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

01/03/2022 10:07

Những loại thuốc cần có để điều trị ngoại trú cho F0 tại nhà

Để điều trị tại nhà hiệu quả, F0 nên tự theo dõi sức khỏe 2 lần/ngày vào buổi sáng, chiều. Ngoài ra, gia đình nên chuẩn bị thêm các loại thuốc điều trị triệu chứng, thuốc kháng virus... Một số loại thuốc khác như thuốc chống viêm hay chống đông máu thì phải có chỉ định của bác sĩ

01/03/2022 09:55

Những quy tắc vàng trong xây dựng chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng?

Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng là vấn đề được nhiều bậc cha mẹ quan tâm hiện nay. Lý do là bởi đây là một trong những điều kiện cơ bản để cải thiện thể chất cho các bé.

02/03/2022 10:44

Nên xét nghiệm Covid lúc nào để cho kết quả chính xác sau khi tiếp xúc F0?

Sau khi tiếp xúc F0, virus sẽ cần thời gian để sinh sôi và phát triển đến mức “đủ” số lượng để các xét nghiệm mới có thể phát hiện được. Vậy nên xét nghiệm Covid lúc nào để cho kết quả chính xác? Hãy cùng ALo Xét Nghiệm tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

04/03/2022 11:26

Chỉ số mono khi xét nghiệm máu mang ý nghĩa gì?

Chỉ số mono là một thuật ngữ để chỉ một thành phần quan trọng trong tế bào máu, thường xuất hiện trong nhiều trường hợp xét nghiệm máu. Vậy cụ thể, chỉ số này mang ý nghĩa gì?. Thắc mắc sẽ được giải đáp cụ thể trong nội dung dưới đây.

02/03/2022 09:44