Ung thư trực tràng: Dấu hiệu, nguyên nhân và các giai đoạn của bệnh

Xuất bản: 2022-09-06

Bài viết được tham vấn y khoa bởi: Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Văn Hùng

Ung thư trực tràng hiện đã trở thành một căn bệnh phổ biến và nguy hiểm. Tuy nhiên, mọi người còn rất ít kiến thức về căn bệnh này, bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin xoay quanh căn bệnh ung thư trực tràng.
Nội dung chính

Bác sĩ Nguyễn Văn Hùng cho biết Trực tràng dài khoảng 13 - 15cm, là một khúc ruột liền với đại tràng sigma và hậu môn. Đây là phân đi qua trước khi được thải từ hậu môn ra môi trường. Các tế bào ung thư tăng sinh mất kiểm soát tại trực tràng, từ đó gây ung thư trực tràng.

1. Ung thư trực tràng là gì?

Ung thư trực tràng là khi các tế bào ung thư bắt đầu khởi phát ở trực tràng, nó không chỉ phát triển, xâm lấn tại trực tràng mà các tế bào ung thư này còn lan sang các bộ phận khác của cơ thể, hay còn gọi là di căn.

2. Ung thư trực tràng có nguy hiểm không?

Ung thư trực tràng nằm trong top 10 bệnh ung thư phổ biến nhất trên thế giới và đứng thứ 4 trong danh sách những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu chỉ sau ung thư phổi, dạ dày và gan.

Trong các bệnh ung thư về đường tiêu hóa, ung thư trực tràng đứng vị trí thứ hai, chiếm 14% tổng ca mắc và 40 - 66% đối với những trường hợp ung thư ở vị trí đại trực tràng

Trong các bệnh ung thư về đường tiêu hóa, ung thư trực tràng đứng vị trí thứ hai, chiếm 14% tổng ca mắc và 40 - 66% đối với những trường hợp ung thư ở vị trí đại trực tràng

Căn bệnh này thường có các dấu hiệu dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Do đó, ung thư trực tràng thực sự trở thành mối lo lắng không trừ bất kỳ ai. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm, tỉ lệ chữa khỏi bệnh khá cao.

3. Một số dấu hiệu ung thư trực tràng

Ung thư trực tràng là bệnh ung thư phổ biến đứng thứ 3 trên thế giới và thứ 5 tại Việt Nam. Mỗi năm có đến hàng triệu ca mắc mới trên toàn cầu và con số này đang không ngừng tăng lên. Đây cũng là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Vậy đâu là các dấu hiệu ung thư trực tràng sớm có thể nhận biết?

3.1. Rối loạn tiêu hóa kéo dài

Có thể là buồn nôn, ợ hơi, chướng bụng, khó tiêu, đau tức vùng bụng trước hoặc sau khi ăn. Nếu đơn giản chỉ là rối loạn tiêu hóa thông thường, thì tình trạng sẽ được cải thiện nhanh chóng. Song, nếu các vấn đề này vẫn kéo dài thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo sự tồn tại của các khối u.

3.2. Đau bụng

Đây là triệu chứng rất thường gặp. Các cơn đau có khi dữ dội, khi lại âm ỉ mơ hồ không rõ ràng.

3.3. Thay đổi thói quen đi vệ sinh và thường xuyên tiêu chảy

Tăng số lần đi đại tiện trong ngày hoặc gặp tình trạng táo bón. Cùng với đó là hiện tượng đau quặn bụng, mót rặn, khó chịu khi đi vệ sinh.

Thường xuyên tiêu chảy và có cảm giác đi ngoài không hết phân.

3.4. Xuất hiện máu trong phân

Đại tiện có kèm máu đỏ tươi hoặc đen sẫm, nhỏ giọt hoặc lẫn trong phân. Đôi khi có xuất hiện chất nhầy.

3.5. Hình dạng phân thay đổi

Kích thước phân bất thường cũng có thể là biểu hiện của bệnh ung thư trực tràng. Phân mỏng và dẹp hơn so với bình thường có thể là do bên trong trực tràng có khối u, chèn ép làm thay đổi hình dạng phân.

3.6. Giảm cân bất thường

Nếu trong một thời gian ngắn mà đột nhiên cơ thể sụt cân nhanh và không rõ lý do thì bạn nên cẩn trọng, rất có thể đó là dấu hiệu ung thư trực tràng hoặc cơ quan khác liên quan đến tiêu hóa.

3.7. Mệt mỏi và suy nhược

Đây là một dấu hiệu phổ biến của ung thư nhưng lại rất dễ bị bỏ qua. Tình trạng mệt mỏi do ung thư trực tràng thường có liên quan đến thiếu máu do mất máu trong phân. Người bệnh cảm thấy kiệt sức kể cả khi đã nghỉ ngơi, đồng thời hoa mắt chóng mặt, ăn uống không ngon miệng, suy nhược cơ thể một cách nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân.

Với các trường hợp khi bệnh ung thư trực tràng đã bước vào giai đoạn muộn hoặc di căn thì sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng bao gồm: ho dai dẳng, đau xương, hụt hơi, vàng da, sưng ở bàn tay và bàn chân, có sự thay đổi về tầm nhìn hoặc giọng nói.

4. Nguyên nhân gây ung thư trực tràng

Một số yếu tố nguy cơ do lối sống sẽ có liên quan đến ung thư trực tràng. Trên thực tế, mối liên hệ giữa chế độ ăn uống, cân nặng và sự vận động với nguy cơ mắc bệnh ung thư trực tràng là một trong các nguy cơ cao nhất cho bất kỳ loại ung thư nào.

4.1. Thừa cân hoặc béo phì

Nếu bạn đang thừa cân hoặc béo phì (thừa cân nhiều) thì nguy cơ phát triển và tử vong vì ung thư đại trực tràng sẽ cao hơn. Tình trạng thừa cân sẽ làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng cho cả nam và nữ nhưng nguy cơ ở nam giới sẽ cao hơn.

4.2. Thiếu hoạt động thể chất

Nếu bệnh nhân không hoạt động thể chất thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng cao hơn. Việc vận động nhiều hơn có thể giúp giảm nguy cơ gây bệnh.

4.3. Một số loại thực phẩm

Chế độ ăn có nhiều thịt đỏ (như thịt bò, heo, cừu, hoặc gan) và thịt chế biến (như xúc xích và thịt hộp) có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Các món được làm bằng cách chiên, nướng, hoặc quay sẽ tạo ra các chất có thể làm tăng nguy cơ ung thư, nhưng mức độ gia tăng nguy cơ ung thư trực tràng vẫn chưa được xác định. Chế độ ăn nhiều rau củ, trái cây và gạo nguyên hạt có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng nhưng việc bổ sung chất xơ thì chưa được chứng minh là mang lại hiệu quả.

4.3. Hút thuốc

Những người hút thuốc lá trong thời gian dài sẽ có nhiều nguy cơ phát triển và tử vong vì ung thư đại trực tràng hơn những người không hút thuốc. Hút thuốc là một nguyên nhân gây ung thư phổi được nhiều người biết đến và cũng có liên quan đến các loại ung thư khác, như ung thư đại trực tràng.

4.4. Uống nhiều rượu/bia

Ung thư đại trực tràng có liên quan đến việc uống nhiều rượu/bia. Việc hạn chế uống rượu/bia không quá hai ly/ngày ở nam giới và một ly/ngày ở nữ giới có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, kể cả việc giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.

4.5. Cao tuổi

Người trẻ tuổi có thể phát triển ung thư trực tràng nhưng nguy cơ sẽ tăng rõ rệt khi bệnh nhân lớn hơn 50 tuổi.

4.6. Tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư đại trực tràng hoặc pô-lýp tuyến

Phần lớn những người bị ung thư đại trực tràng không có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên, có đến 1/5 số người bị ung thư đại trực tràng có thành viên trong gia đình mắc căn bệnh này.

Bệnh nhân có tiền sử bệnh viêm ruột như viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn.

4.7. Có hội chứng di truyền

Khoảng 5% đến 10% số người bị ung thư trực tràng có thừa hưởng khiếm khuyết gen (đột biến gen) mà có thể gây ra các hội chứng ung thư gia đình và làm cho những người này bị mắc bệnh. Các hội chứng di truyền có liên quan đến ung thư đại trực tràng phổ biến nhất là Pô-lýp tuyến gia đình (FAP) và Hội chứng Lynch (ung thư đại trực tràng di truyền không do pô-lýp hoặc HNPCC), tuy nhiên các hội chứng hiếm gặp khác cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư trực tràng.

5. Các giai đoạn của bệnh ung thư trực tràng

5.1. Ung thư trực tràng giai đoạn đầu

Ung thư trực tràng giai đoạn đầu được chia làm 2 giai đoạn là giai đoạn 0 và giai đoạn 1:

  • Giai đoạn 0: Đây là giai đoạn được gọi là ung thư biểu mô tại chỗ. Các tế bào ung thư mới chỉ xuất hiện ở niêm mạc hoặc các lớp lót bên trong trực tràng;
  • Giai đoạn 1: Ở giai đoạn này, Ung thư đã phát triển xuyên qua lớp niêm mạc vào thành trong trực trang nhưng vẫn chưa vượt qua thành; chưa lây lan sang các mô và các hạch bạch huyết lân cận.

5.2. Ung thư trực tràng giai đoạn 2

Khi bệnh phát triển tới giai đoạn 2 cũng đồng nghĩa khối u đã xâm lấn sâu hơn vào trong hoặc xuyên qua thành trực tràng. Lúc này, tế bào ung thư có thể lấn sang các mô lân cận nhưng vẫn chưa lây lan tới các hạch bạch huyết gần đó hoặc ở nơi khác.

5.3. Ung thư trực tràng giai đoạn 3

Tế bào ung thư ở giai đoạn 3 đã phát triển qua lớp thành mạc ruột và lan tới các hạch bạch huyết xung quanh. Tiên lượng sống của người bệnh trong giai đoạn này là 44 – 83%.

5.4. Ung thư trực tràng giai đoạn cuối

Ở giai đoạn cuối, ung thư đã phát triển qua tất cả các lớp của thành ruột và xâm lấn sang các hạch bạch huyết vùng. Đồng thời khối u đã di căn ra các bộ phận khác của cơ thể như gan hoặc phổi. Tiên lượng sống sau 5 năm của người bệnh còn rất thấp chỉ khoảng 8%.

6. Phương pháp điều trị ung thư trực tràng

6.1. Phẫu thuật

Phẫu thuật ung thư trực tràng là phương pháp loại bỏ khối u trực tràng, các mô và một số hạch bạch huyết lân cận. Đây là phương pháp điều trị hiệu quả thường được áp dụng trong trường hợp bệnh ở giai đoạn sớm.

Hiện nay, có 2 phương pháp phẫu thuật ung thư trực tràng là phẫu thuật mổ mở và mổ nội soi. Tùy vào tình trạng bệnh của bệnh nhân, cấu trúc giải phẫu của đoạn trực tràng cần can thiệp, mức độ phức tạp của bệnh lý mà phẫu thuật viên sẽ cân nhắc lựa chọn phương pháp phẫu thuật thích hợp.

6.2. Hóa trị

Hóa trị trong ung thư trực tràng là một phần quan trọng trong điều trị bệnh ung thư trực tràng. Đây là phương pháp sử dụng thuốc trong việc ngăn chặn và tiêu diệt tế bào ung thư.

Thuốc hóa trị ung thư trực tràng có thể được dùng qua đường tiêm hoặc đường uống. Tùy theo tình trạng của bệnh lý mà bác sĩ sẽ tư vấn loại thuốc khác nhau, có liều lượng và lịch trình sử dụng cụ thể.

Hóa trị ung thư trực tràng giúp giảm nhẹ triệu chứng và hóa trị bổ trợ cho trước hoặc sau phẫu thuật.

6.3. Xạ trị

Xạ trị trong ung thư trực tràng là phương pháp sử dụng tia X có năng lượng cao chiếu trực tiếp vào khu vực khối u của người bệnh nhằm tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị thường sử dụng với mục đích hỗ trợ điều trị, làm tăng hiệu quả điều trị cho bệnh nhân trước hoặc sau phẫu thuật hoặc có thể sử dụng trong trường hợp bệnh nhân không có chỉ định phẫu thuật.

Có 2 hình thức xạ trị là xạ trị chiếu ngoài và xạ trị áp sát.

6.4. Phương pháp khác

Có thể dùng thuốc, đốt, áp lạnh…

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của bệnh nhân đang ở giai đoạn mấy cũng như sức khỏe của người bệnh, từ đó bác sĩ sẽ lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp cho mỗi ca bệnh. Ngoài những phương pháp điều trị ung thư trực tràng như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị thì còn các phương pháp khác như dùng thuốc, đốt, áp lạnh… cũng sẽ được bác sĩ cân nhắc lựa chọn để điều trị cho bện nhân ung thư trực tràng.

7. Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh ung thư trực tràng hiệu quả?

Theo Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Văn Hùng thì không có cách nào có thể ngăn hoàn toàn ung thư đại trực tràng. Nhưng các y bác sĩ đã đưa ra rất nhiều cách để chúng ta có thể phòng ngừa ung thư trực tràng hiệu quả, đơn giản chỉ bằng lối sống. 

7.1. Chú trọng dinh dưỡng

Các bệnh nhân hầu như đều mắc sai lầm trong việc lựa chọn, bổ sung các chất dinh dưỡng hằng ngày. Vì vậy, việc xây dựng một chế độ ăn lành mạnh vô cùng cấp thiết đối với sức khỏe mỗi người, đó cũng chính là phương tiện hỗ trợ tốt nhất cho hệ miễn dịch của cơ thể nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh. Nên lựa chọn những thực phẩm an toàn, có lợi cho sức khỏe như rau xanh, trái cây,… giúp làm giảm nồng độ pH trong lòng ruột, tăng sản xuất các axit béo góp phần ngăn chặn hiện tượng oxi hóa.

7.2 Tăng cường vận động

Việc rèn luyện thể dục, thể thao thường xuyên ngoài việc giúp tinh thần hưng phấn, thoải mái, tăng sức bền, dẻo dai, mà còn thúc đẩy các chức năng chuyển hóa, nâng cao sức đề kháng giúp bảo vệ cơ thể luôn khỏe mạnh.

7.3. Loại bỏ các thói quen xấu

Một số người có thói quen thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá hoặc kết hợp chúng với nhau ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe. Thuốc lá có chứa hàng ngàn chất gây hại cho cơ thể, điển hình như nicotine, asen, benzen, khí CO,... Song song với đó, rượu bia cũng là một yếu tố tác nhân phổ biến nhất, làm tăng nguy cơ mắc ung thư trực tràng gấp 1,2 - 1,5 lần so với người bình thường. Vì vậy, cần phải hạn chế sử dụng rượu bia, chỉ nên uống khoảng 2 đơn vị cồn đối với nam giới và nữ giới khoảng 1 đơn vị cồn mỗi ngày (10g cồn tương đương với ¾ của 330ml bia, 135ml rượu vang và 30ml rượu mạnh).

7.4.  Nên tầm soát ung thư định kỳ

Nếu cơ thể gặp bất kỳ dấu hiệu khác thường nào cần đến các cơ sở y tế uy tín kiếm tra ngay. Tuyệt đối không nên chủ quan đối với bất kỳ triệu chứng thông thường nào. Tốt nhất, bạn nên thăm khám sức khỏe và tầm soát ung thư định kỳ khoảng 6 tháng một lần để được hỗ trợ thực hiện các chương trình tầm soát ung thư hoặc ngăn ngừa kịp thời khi bệnh còn ở giai đoạn sớm. 

Nếu bạn đang cần đến các dịch vụ hỗ trợ tư vấn, chăm sóc sức khỏe và tầm soát ung thư đại trực tràng, bạn có thể liên hệ đến Hotline của Hệ thống Y tế Alô Xét Nghiệm. Với đội ngũ chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm về các bệnh ung bướu sẽ hỗ trợ và tư vấn miễn phí . Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ số điện thoại 1900 989 993

8. Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến ung thư trực tràng

8.1. Ung thư trực tràng nên ăn gì?

  • Chia nhỏ bữa ăn, ngày ăn nhiều bữa;Uống đủ nước mỗi ngày;
  • Bổ sung các thực phẩm chế biến từ sữa;
  • Ăn các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa, ít chất béo, ít mặn;
  • Ăn nhiều rau xanh, nước ép hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt;
  • Ăn các loại quả có màu đỏ như cà rốt, cà chua, đu đủ….;
  • Thực phẩm cần được chế biến đơn giản, dễ tiêu hóa như các món luộc, hấp.

8.2. Chữa khỏi ung thư trực tràng được không?

8.3. Tầm soát ung thư trực tràng ở đâu uy tín?

+

Tác giả: Khôi Nguyên

Đăng ký tư vấn

Tại sao nên chọn phòng khám Alo Xét Nghiệm

Chuyên sâu về tầm soát ung thư - Gen - Di truyền
Đội ngũ cố vấn là tiến sĩ, bác sĩ đầu ngành
Trang thiết bị Y tế hiện đại
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà nhanh chóng
Chi phí xét nghiệm hợp lý
Tư vấn và trả kết quả qua SMS, E-mail

Dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn sớm bạn cần biết

Ở nước ta, ung thư phổi là căn bệnh đứng vị trí thứ 2 trong top 10 loại ung thư thường gặp nhất hiện nay. Bên cạnh đó, đây cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các ca tử vong. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm thì bệnh lý này hoàn toàn có thể được kiểm soát hi

Ung thư gan có di truyền không?

Ung thư gan là bệnh phổ biến thứ 6 trên thế giới với gần 800.000 người được chẩn đoán mỗi năm. Ung thư gan cũng là loại ung thư có tỉ lệ mắc mới cao nhất ở nước ta với 25.335 trường hợp mắc vào năm 2018, tỉ lệ tử vong do căn bệnh này cũng tương đương với

Bệnh nhân ung thư vú có thể sống được bao lâu?

Thời gian sống thêm của bệnh nhân ung thư vú phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó quan trọng nhất là giai đoạn bệnh. Hãy cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây nhé.

Dấu hiệu ung thư gan, nguyên nhân và các giai đoạn của người mắc bệnh

Ung thư gan là bệnh ung thư phổ biến thứ 6 trên toàn thế giới với hơn 800.000 ca mắc mới và có tới 780.000 người tử vong vì căn bệnh này mỗi năm. Tại sao tỷ lệ tử vong do ung thư gan cao? Bệnh ung thư gan có chữa được không?

Dấu hiệu nhận biết ung thư tuyến tụy

Tuyến tụy là cơ quan dài khoảng 15,24 cm và nằm ẩn sau dạ dày. Tuyến tụy đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp hỗ trợ tiêu hóa và kiểm soát lượng đường trong máu. Hầu hết chúng ta thường bỏ qua tuyến tụy của mình, cho đến khi tình cờ phát hiện bệnh.