Ung thư đại tràng: Dấu hiệu, nguyên nhân và các giai đoạn của bệnh

Xuất bản: 2022-09-06

Bài viết được tham vấn y khoa bởi: Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Văn Hùng

Ung thư đại tràng gây tử vong cao thứ 4 trên thế giới và thứ 5 tại Việt Nam sau ung thư phổi, dạ dày và gan, vú và dạ dày. Thế nhưng, nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm thì tỷ lệ được chữa khỏi lên tới 90%. Nhiều người đã sống khỏe mạnh hơn 20 năm sau khi phát hiện bệnh.
Nội dung chính

Theo thống kê của Globocan năm 2020, Việt Nam ghi nhận gần 16.000 ca mắc ung thư ở đại tràng mới, hơn 8.200 ca tử vong vì bệnh này. Bệnh thường gặp ở người trên 50 tuổi, tuy nhiên những năm trở lại đây, tỷ lệ mắc bệnh tăng nhanh ở giới trẻ. 

Hiện đây là bệnh lý ung thư phổ biến đứng hàng thứ 5 tại Việt Nam, chỉ sau ung thư gan, ung thư phổi, ung thư vú và ung thư dạ dày.

1. Ung thư đại tràng là gì?

Ung thư đại tràng (tiếng Anh là Colon Cancer) là bệnh lý ung thư xảy ra ở đại tràng (phần dài nhất của ruột già). Đây là căn bệnh ung thư phổ biến được chẩn đoán ở cả nam giới và nữ giới.

Thành đại tràng có cấu tạo gồm nhiều lớp. Các tế bào ung thư được hình thành từ các tế bào lót bên trong đại tràng (niêm mạc), phần lớn do sự phát triển của các polyp trong đại tràng. Sau khi xuất hiện trên thành đại tràng, các tế bào ung thư bắt đầu di chuyển vào trong mạch máu hoặc mạch bạch huyết (là các ống nhỏ có nhiệm vụ mang chất thải và chất lỏng đi ra bên ngoài).

Ung thư đại tràng có tên tiếng Anh là Colon Cancer. Đây là bệnh đứng hàng thứ 5 tại Việt Nam, chỉ sau ung thư gan, ung thư phổi, ung thư vú và ung thư dạ dày.

Ung thư đại tràng có tên tiếng Anh là Colon Cancer. Đây là bệnh đứng hàng thứ 5 tại Việt Nam, chỉ sau ung thư gan, ung thư phổi, ung thư vú và ung thư dạ dày.

Điều đó khiến các tế bào ung thư có thể di căn đến các hạch bạch huyết lân cận, hoặc có thể di chuyển xa hơn các đến cơ quan bộ phận khác trong cơ thể.

Hầu hết Polyp đại tràng là lành tính, tuy nhiên chúng cũng có nguy cơ diễn biến thành ác tính. Có hai loại polyp chính là:

  • Polyp tuyến (u tuyến): Loại polyp này thỉnh thoảng sẽ phát triển thành ung thư, nên còn được gọi là tình trạng tiền ung thư.
  • Polyp tăng sản và polyp viêm: Đây là loại polyp phổ biến hơn, không phải tình trạng tiền ung thư.

Chứng loạn sản cũng là một dạng tiền ung thư xuất hiện ở chính bản thân polyp hoặc niêm mạc đại tràng khi có sự hiện diện các tế bào bất thường.

2. Các dấu hiệu, triệu chứng của ung thư đại tràng

Ung thư ở đại tràng thường không có triệu chứng ở giai đoạn sớm, nhưng những dấu hiệu cảnh báo thường là:

2.1. Rối loạn tiêu hóa kéo dài

Một số dấu hiệu thường gặp như hơi thở hôi, hay ợ hơi, ợ chua, đau tức vùng bụng trước hoặc sau khi ăn. Đau quặn bụng, đau râm ran là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa do nhiễm khuẩn.

Đầy trướng bụng, chán ăn là tình trạng thường thấy ở người bệnh ung thư đại tràng. Người bị ung thư đại trực tràng bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần trong ngày rất giống với triệu chứng bệnh lị.

2.2. Giảm cân bất thường

Cơ thể đột ngột sút cân mà không phải do tập luyện hay ăn kiêng giảm cân. Rất có thể đó là dấu hiệu của ung thư, nhất là ung thư đại tràng, dạ dày hoặc các bộ phận khác liên quan đến đường tiêu hóa.

2.3. Các rối loạn liên quan bài tiết phân

Ở giai đoạn sớm, người bệnh thường hay bị chứng rối loạn đại tiện, bài tiết phân như đi táo, đi lỏng thất thường, tình trạng này kéo dài.

Ung thư đại trực tràng thường khiến người bệnh đau quặn, mót rặn, khó chịu khi đi ngoài.

Phân mỏng, hẹp so với bình thường: Kích thước của chất thải cũng giúp phát hiện những bất thường trong hệ tiêu hóa. Tình trạng phân mỏng rất có thể do một vật cản giống như một khối u khiến phân bị chặn lại. Nếu phân có kích thước mỏng như một chiếc bút chì hoặc có hình lá lúa do phải đi qua khối u thì cần đề cao cảnh giác.

2.4. Xuất hiện máu trong phân

Đại tiện kèm máu đỏ tươi, nhỏ giọt, phủ lên phân. Một số trường hợp, ở giai đoạn cuối bệnh nhân còn thấy hậu môn trực tràng sa xuống, toàn thân gầy đi, số lần đại tiện tăng lên, khi táo bón, khi tiêu chảy.

Đây là triệu chứng phổ biến của căn bệnh song nó không đồng nghĩa mọi trường hợp phân có máu đều do mắc ung thư đại tràng. Nếu mắc bệnh khác như trĩ, nứt hậu môn bạn cũng gặp hiện tượng trên. Cần phân biệt đại tiện ra máu do trĩ thường là máu tươi. Còn bệnh nhân ung thư trực tràng thường xuất huyết dưới dạng máu lẫn với nhầy. Vì máu chảy ở niêm mạc vùng ung thư có thể bị viêm nên tiết nhầy.

2.5. Mệt mỏi và suy nhược

đây là triệu chứng phổ biến nhất của ung thư nhưng lại dễ bị bỏ qua nhất. Mệt mỏi do ung thư đại tràng thường liên quan đến thiếu máu do mất máu trong phân. Người bệnh cảm thấy kiệt sức ngay cả khi đã nghỉ ngơi, đồng thời suy nhược cơ thể một cách nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân.

3. Nguyên nhân gây ung thư đại tràng

Ung thư đại tràng là căn nguyên gây tử vong đứng thứ 4 trên thế giới và đứng thứ 5 tại Việt Nam. Nếu được phát hiện và điều trị ở giai đoạn đầu, tỷ lệ chữa khỏi lên đến 90%. Dưới đây là một số nguyên nhân chính thường gặp:

3.1. Gen và các tổn thương tiền ung thư

  • Khối u ác tính tại đại tràng xuất hiện khi có sự biến đổi của một số gene nhất định, liên quan đến một số hội chứng di truyền như bệnh đa polyp đại tràng gia đình (FAP), hội chứng ung thư đại tràng di truyền không polyp (HNPCC hoặc hội chứng Lynch).
  • Các tổn thương tiền ung thư: Viêm đại tràng chảy máu, Bệnh Crohn, Polyp đại tràng…

3.2. Yếu tố dinh dưỡng

Chế độ ăn nhiều thịt, mỡ động vật, ít chất xơ, thiếu vitamin, hoặc thực phẩm có chứa nitrosamin…Mặc dù hiện tại y học vẫn chưa tìm ra được cơ chế và nguyên nhân gây đột biến gen, nhưng có một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng bị ung thư đại tràng, gồm:(3)

3.3. Thừa cân hoặc béo phì

Thừa cân hoặc béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, cũng như nguy cơ tử vong vì ung thư cao hơn. Tình trạng này xảy ra ở cả hai giới, nhưng nguy cơ ở nam giới sẽ cao hơn nữ giới.

3.4. Lối sống thiếu vận động

Lối sống thiếu khoa học, càng ít hoạt động thể chất càng tăng nguy cơ bị ung thư đại tràng. Do đó, cần xây dựng kế hoạch tập luyện thể dục thể thao hợp lý, vừa sức để loại bỏ các nguy cơ gây bệnh.

3.5. Chế độ ăn uống không khoa học

Chế độ ăn uống quá nhiều thịt đỏ (thịt bò, thịt heo, thịt cừu, gan…), đồ ăn chế biến sẵn (xúc xích, thịt đóng hộp…) có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Thêm vào đó, việc chế biến thực phẩm ở nhiệt độ quá cao (chiên, nướng…) sẽ tạo ra các hóa chất có hại, làm tăng nguy cơ ung thư. Do đó, khuyến cáo bạn cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung nhiều rau củ quả, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, hạn chế các loại thịt đỏ, thực phẩm chế biến đóng hộp sẵn để giảm nguy cơ ung thư.

3.6. Hút thuốc lá

Những người thường xuyên hút thuốc lá trong một thời gian dài sẽ có nguy cơ mắc và tử vong do ung thư đại tràng cao hơn những người không hút thuốc.

Hút thuốc lá cũng liên quan đến việc tăng nguy cơ hình thành u tuyến đại tràng. Những người hút thuốc lá đã phẫu thuật cắt bỏ u tuyến đại tràng có nguy cơ u tuyến tái phát khá cao.

3.7. Uống nhiều rượu bia

Nghiên cứu cho thấy, uống rượu bia ở mức độ hợp lý sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó bao gồm giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư. Tuy nhiên, việc lạm dụng rượu bia quá độ sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư đại tràng. Lượng rượu bia được khuyến nghị là ≥ 2 cốc/ngày đối với nam giới và 1 cốc/ngày đối với nữ giới (đơn vị tính là cốc tiêu chuẩn chứa khoảng 14gram cồn).

3.8. Người cao tuổi

  • Người trẻ tuổi vẫn sẽ có nguy cơ mắc bệnh nhưng nguy cơ này sẽ tăng cao hơn ở những bệnh nhân trên 50 tuổi.
  • Tiền sử bệnh lý của bản thân bệnh nhân

Bệnh nhân sẽ tăng nguy cơ bị ung thư nếu có tiền sử mắc các bệnh lý sau:

  • Mắc bệnh ung thư đại tràng trước đó;
  • Polyp tuyến nguy cơ cao kích thước polyp 1cm hoặc tế bào của polyp có hình dạng bất thường dưới kính hiển vi;
  • Ung thư buồng trứng;
  • Bệnh viêm ruột (IBD) như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn…
  • Tiền sử bệnh lý gia đình

Người có cha mẹ, anh chị em ruột có tiền sử mắc ung thư đại tràng thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Đặc biệt, nguy cơ này sẽ tăng lên nếu gia đình có người mắc bệnh ở độ tuổi dưới 50, hoặc gia đình có nhiều người cùng bị bệnh. Bên cạnh đó, nếu trong gia đình có thành viên từng bị polyp tuyến thì nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn. Do đó, bạn nên chủ động tầm soát trước 45 tuổi để phát hiện sớm và can thiệp điều trị hiệu quả nếu mắc bệnh.

3.9. Hội chứng di truyền

Có khoảng 5% bệnh nhân là do hội chứng di truyền, trong đó hai hội chứng phổ biến nhất là hội chứng Lynch (ung thư đại tràng di truyền không phát sinh polyp – HNPCC) và đa polyp gia đình (FAP).

Ngoài ra, có một số hội chứng hiếm gặp khác cũng có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư là hội chứng Peutz – Jeghers (PJS) và đa polyp có liên quan đến gen MUTYH (MAP). Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, các hội chứng di truyền này không chỉ liên quan đến ung thư đại tràng, mà còn liên quan đến nhiều bệnh ung thư khác.

4. Triệu chứng, biểu hiện của ung thư đại tràng qua các giai đoạn

Ung thư đại tràng được chia thành 4 giai đoạn chính, dựa trên cấu trúc của đại tràng và cách thức mà các tế bào ung thư lan từ đại tràng sang các cơ quan bộ phận khác.

4.1. Ung thư đại tràng giai đoạn 0

Các tế bào bất thường được phát hiện ở lớp niêm mạc (lớp trong cùng) của thành đại tràng. Các tế bào bất thường này có thể trở thành ung thư và lan rộng sang các mô bình thường kế cận. Giai đoạn này còn được gọi là giai đoạn ung thư tại chỗ.

4.2. Ung thư đại tràng giai đoạn 1

Tế bào ung thư đã hình thành ở lớp niêm mạc (lớp trong cùng) của thành đại tràng và đã lan đến lớp dưới niêm mạc (lớp kế tiếp lớp niêm mạc) hoặc đến lớp cơ .

4.3. Ung thư đại tràng giai đoạn 2

Giai đoạn II được chia thành IIA, IIB, IIC:

  • Giai đoạn IIA: Ung thư phát triển xuyên qua lớp cơ, tiến vào lớp thanh mạc của đại tràng. Tuy nhiên, các tế bào này vẫn chỉ nằm ở lớp ngoài cùng của đại tràng, chưa lan sang các mô và hạch bạch huyết lân cận.
  • Giai đoạn IIB: Ung thư phát triển qua lớp thanh mạc (lớp ngoài cùng) của thành đại tràng đến lớp phúc mạc tạng, chưa lan đến hạch bạch huyết lân cận.
  • Giai đoạn IIC: Ung thư đã lan rộng, xuyên qua thanh mạc của đại tràng, phát triển đến các cơ quan lân cận nhưng chưa lây lan đến các hạch bạch huyết gần đó.

4.4. Ung thư đại tràng giai đoạn 3

Giai đoạn III được chia thành IIIA, IIIB, IIIC:

  • Giai đoạn IIIA: Ung thư lan rộng qua khỏi lớp niêm mạc đến lớp dưới niêm hoặc đến lớp cơ của thành đại tràng. Tế bào ung thư cũng đã lan đến 1-3 hạch lympho hoặc đến mô kế cận hạch lympho.

Hoặc ung thư lan rộng qua khỏi lớp niêm mạc đến lớp dưới niêm của thành đại tràng. Tế bào ung thư cũng đã lan đến 4-6 hạch lympho.

  • Giai đoạn IIIB: Ung thư lan rộng qua khỏi lớp cơ của thành đại tràng đến lớp thanh mạc hoặc qua khỏi lớp thanh mạc đến lớp phúc mạc tạng. Tế bào ung thư cũng đã lan đến 1-3 hạch lympho hoặc đến mô kế cận hạch lympho.Qua khỏi lớp cơ hoặc qua khỏi lớp thanh mạc của thành đại tràng. Tế bào ung thư cũng đã lan đến 4-6 hạch lympho.

Hoặc qua khỏi lớp niêm mạc đến lớp dưới niêm hoặc đến lớp cơ của thành đại tràng. Tế bào ung thư cũng lan đến ít nhất là 7 hạch lympho.

  • Giai đoạn IIIC: Qua khỏi lớp thanh mạc đến lớp phúc mạc tạng. Tế bào ung thư cũng đã lan đến 4-6 hạch lympho kế cận.Hoặc qua khỏi lớp cơ đến lớp thanh mạc hoặc qua khỏi lớp thanh mạc đến lớp phúc mạc tạng. Tế bào ung thư cũng lan đến ít nhất là 7 hạch lympho.

Hoặc qua khỏi lớp thanh mạc đến các cơ quan kế cận. Tế bào ung thư cũng lan đến ít nhất là 1 hạch lympho hoặc đến mô kế cận các hạch lympho.

4.5. Ung thư đại tràng giai đoạn 4 (giai đoạn cuối)

Giai đoạn IV được chia thành IVA, IVB, IVC:

  • Giai đoạn IVA: Ung thư lan đến một vùng hoặc cơ quan cách xa đại tràng, ví dụ như gan, phổi, buồng trứng hoặc các hạch lympho ở xa đại tràng.
  • Giai đoạn IVB: Ung thư lan đến nhiều vùng hoặc nhiều cơ quan cách xa đại tràng.
  • Giai đoạn IVC: Ung thư lan đến các mô của lớp lót mặt trong ổ bụng và có thể lan rộng đến các vùng và các cơ quan khác.

5. Chẩn đoán ung thư đại tràng

Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám ban đầu, ghi nhận thêm các thông tin về triệu chứng, tiền sử bệnh lý của bệnh nhân, tiền sử bệnh lý gia đình,… Dựa vào các thông tin thu thập được, trong trường hợp nghi ngờ khối u ác tính xuất hiện ở đại tràng, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện các kiểm tra cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh được chính xác hơn. 

5.1. Siêu âm ổ bụng

Việc phát hiện khối u nằm trong khung đại tràng rất khó bởi đường tiêu hóa sẽ cản trở siêu âm. Tuy nhiên, kỹ thuật này sẽ góp phần phát hiện các dấu hiệu cảnh báo gián tiếp như thành đại tràng dày, tắc ruột,…

5.2. Xét nghiệm máu trong phân

Máu trong phân có thể gặp khi có polyp, ung thư hoặc một số bệnh lý khác của đại tràng.

5.3. Chụp CT hoặc chụp cộng hưởng từ MRI

Nhằm phát hiện đặc điểm hình dạng, kích thước và mức độ xâm lấn của khối u, đồng thời phát hiện sự lan tràn của ung thư đến các cơ quan khác trong cơ thể.

5.4. Nội soi đại tràng

Đây là kỹ thuật để xem bên trong lòng đại tràng, có thể quan sát thấy polyp, vùng mô bất thường hoặc ung thư. Thông qua nội soi, người ta dùng thiết bị để có thể lấy mẫu mô bất thường để làm sinh thiết.Sinh thiết: Mẫu mô hoặc tế bào bất thường được bác sĩ giải phẫu bệnh quan sát dưới kính hiển vi để tìm tế bào ác tính.

6. Phương pháp điều trị ung thư đại tràng

Theo Bác sĩ Nguyễn Văn Hùng - Cố vấn cao cấp về gói tầm soát Ung thư tại Alô Xét Nghiệm cho biết, tùy theo loại tế bào ung thư và giai đoạn bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định hoặc là đơn trị, hoặc kết hợp các phương pháp điều trị với nhau để đạt hiệu quả cao nhất. Các phương pháp điều trị có thể được chỉ định gồm:

6.1. Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp thường được sử dụng ở hầu hết các giai đoạn ung thư đại tràng. Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể sẽ được tiếp tục hóa trị, xạ trị để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót.

Phần đại tràng bị ung thư và các tuyến bạch huyết sẽ được cắt bỏ. Phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật lỗ khóa giúp bệnh nhân tránh được những vết sẹo dài sau phẫu thuật. Phương pháp mới này có ưu điểm rút ngắn thời gian phục hồi sau mổ, giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm trùng. Trong một vài trường hợp cần thiết, phẫu thuật nội soi sẽ được kết hợp với phẫu thuật hở, tuy nhiên chỉ bằng một vết sẹo ngắn.

6.2. Xạ trị

Là biện pháp sử dụng các chùm tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc làm chậm sự phát triển của chúng. Cách thức xạ trị sẽ được áp dụng tùy thuộc vào loại và giai đoạn ung thư.

Đối với khối u ác tính ở đại tràng, xạ trị chỉ được sử dụng trong trường hợp bệnh di căn đến xương, não…

6.3. Hóa trị

Hóa trị là biện pháp điều trị sử dụng thuốc để ngăn chặn sự phát triển, hoặc tiêu diệt, hoặc ngăn chặn sự phân chia của tế bào ung thư. Khi thuốc được uống hoặc dùng qua đường tĩnh mạch, thuốc sẽ đi vào máu và hướng đến các tế bào ung thư trong toàn cơ thể. Thuốc hóa trị sẽ được sử dụng tùy thuộc vào loại và giai đoạn ung thư.

Hóa trị kết hợp với các thuốc điều trị trúng đích được chỉ định cho những bệnh nhân bị ung thư đại tràng tiến xa, có dấu hiệu di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể (như gan, phổi…) mà không thể điều trị bằng các phương pháp phẫu thuật đơn thuần.

Phương pháp này cũng được sử dụng sau phẫu thuật ung thư đại tràng để ngăn chặn nguy cơ tái phát bệnh, cũng như tăng cơ hội sống cho bệnh nhân nếu có dấu hiệu di căn tới hạch bạch huyết lân cận với vùng bị ung thư.

6.3. Điều trị đích

Điều trị đích là biện pháp điều trị sử dụng thuốc để nhắm đến và tiêu diệt các tế bào ung thư mang các đặc tính cụ thể. Các thuốc điều trị đích thường sử dụng trong ung thư đại tràng:

  • Kháng thể đơn dòng.
  • Kháng sinh mạch.

6.4. Miễn dịch

Miễn dịch là biện pháp điều trị sử dụng hệ thống miễn dịch của người bệnh để chống lại bệnh ung thư.

7. Cách phòng tránh ung thư đại tràng theo gợi ý từ Alô Xét Nghiệm

Ung thư đại tràng là bệnh ung rất phổ biến ở Việt Nam, với tỷ lệ mắc càng tăng, nhóm tuổi càng giảm các biện pháp phòng tránh ung thư đại trực tràng càng nên được quan tâm và áp dụng.

7.1. Hạn chế ăn đồ chiên xào, thịt đỏ

Nhiều nghiên cứu tiến hành tại nhiều quốc gia trong những khoảng thời gian khác nhau đã tìm thấy mối liên hệ giữa các loại thịt màu đỏ (thịt bò, thịt lợn và thịt cừu) hoặc thịt chế biến sẵn tiện lợi (xúc xích, thịt hộp) làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.

Cách phòng ngừa ung thư đại trực tràng tốt nhất chính là tránh xa hoặc ăn hạn chế các loại thịt này vào cơ thể.

7.2. Ăn nhiều thức ăn chứa nhiều chất xơ

Trong những năm gần đây, nhiều chuyên gia đầu ngành thực hiện một số nghiên cứu cho rằng bổ sung thực phẩm chứa lượng lớn chất xơ trong chế độ ăn, đặc biệt với nguồn chất xơ từ ngũ cốc nguyên hạt sẽ làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.

7.3. Hạn chế thức uống có cồn

Trọng mọi lời khuyên về bảo vệ sức khỏe nói chung và phòng tránh các bệnh về ung thư nói riêng (trong có có phòng tránh ung thư đại tràng), các loại thức uống có cồn như rượu bia luôn được nhắc đến là một trong các nguyên nhân khiến cơ thể suy giảm miễn dịch, dễ hình thành các mầm bệnh và đặc biệt là kích thích các tế bào ung thư hoạt động nhanh, lan rộng hơn.

7.4. Bổ sung đầy đủ Vitamin D

Nghiên cứu chỉ ra bổ sung đủ canxi và vitamin D thể giúp phòng chống ung thư đại trực tràng hiệu quả.

Các nguồn cung cấp gồm sữa ít béo, sữa nguồn gốc thực vật, các loại hạt. Các nguồn cung cấp vitamin D gồm trứng, cá béo (như cá ngừ) sản phẩm từ sữa. 

7.5. Vận động, thể dục thể thao đều đặn

Vận động cơ thể có liên quan trực tiếp đến sự tuần hoàn của hệ tiêu hóa. Quá trình vận động giúp lượng lớn máu được tuần hoàn khắp cơ thể, kích thích nhu động ruột, quá trình bài tiết mồ hôi và các chất cặn bã tại ruột cũng diễn ra suôn sẻ hơn, từ đó phòng tránh hiệu quả sự ngưng tụ chất độc gây hình thành cá polyp biến chứng ung thư đại trực tràng.

7.6. Giữ cân nặng trong khoảng cân đối

Thừa cân hoặc béo phì cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng ở cả nam và nữ giới hiện nay. Nhưng nam giới có nguy cơ cao hơn nữ giới theo nhiều khảo sát cho thấy. Giữ mức cân nặng luôn ổn định, tránh tăng cân quá nhanh hoặc giảm quá nhanh, nên giữ cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp phòng ung thư đại trực tràng hiệu quả.

7.7. Không hút thuốc

Những người hút thuốc một thời gian dài nhiều khả năng mắc ung thư đại trực tràng hơn người không hút thuốc. Không những vậy các dấu ấn ung thư khác nhau cũng được phát hiện trên những người thường xuyên hút thuốc trong thời gian dài.

7.8. Tầm soát ung thư đại tràng định kỳ

Bác sĩ Nguyễn Văn Hùng - Cố vấn cao cấp về dịch vụ tầm soát Ung thư tại Alô Xét Nghiệm khuyến cáo các đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh ung thư (đặc biệt là ung thư đại trực tràng) nên định kỳ tầm soát ung thư sớm định kỳ hàng năm. Việc tầm soát ung thư định kỳ và đúng phương pháp sẽ giúp phát hiện sớm các tổn thương tiền ung thư từ đó đem đến cơ hội khỏi bệnh.

Tại Alô Xét Nghiệm có những gói xét nghiệm tầm soát ung thư đại trực tràng, ung thư đường tiêu hoá. Đây là xét nghiệm ung thư đại trực tràng đơn giản nhất được thực hiện trong các cách tầm soát ung thư đại tràng đang được áp dụng.

Không phải nhịn ăn, không phải đau đớn nội soi tầm soát, không phải chịu bất kỳ khó chịu nào, chỉ với 1 lần lấy máu, người tầm soát có thể tầm soát sớm đến 5 loại ung thư bao gồm vú, gan, phổi, đại trực tràng, dạ dày. Tỉ lệ chính xác giúp kết quả đáng tin hơn bao giờ hết. 

8. Những câu hỏi thường gặp ung thư đại tràng

8.1. Bệnh ung thư đại tràng có nguy hiểm không?

+

8.2. Ung thư đại tràng có chữa được không?

+

8.3. Chế độ dinh dưỡng cho người bị ung thư đại tràng như thế nào?

+

8.4. Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư đại tràng không?

+

Tác giả: Khôi Nguyên

Đăng ký tư vấn

Tại sao nên chọn phòng khám Alo Xét Nghiệm

Chuyên sâu về tầm soát ung thư - Gen - Di truyền
Đội ngũ cố vấn là tiến sĩ, bác sĩ đầu ngành
Trang thiết bị Y tế hiện đại
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà nhanh chóng
Chi phí xét nghiệm hợp lý
Tư vấn và trả kết quả qua SMS, E-mail

Dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn sớm bạn cần biết

Ở nước ta, ung thư phổi là căn bệnh đứng vị trí thứ 2 trong top 10 loại ung thư thường gặp nhất hiện nay. Bên cạnh đó, đây cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các ca tử vong. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm thì bệnh lý này hoàn toàn có thể được kiểm soát hi

Ung thư gan có di truyền không?

Ung thư gan là bệnh phổ biến thứ 6 trên thế giới với gần 800.000 người được chẩn đoán mỗi năm. Ung thư gan cũng là loại ung thư có tỉ lệ mắc mới cao nhất ở nước ta với 25.335 trường hợp mắc vào năm 2018, tỉ lệ tử vong do căn bệnh này cũng tương đương với

Bệnh nhân ung thư vú có thể sống được bao lâu?

Thời gian sống thêm của bệnh nhân ung thư vú phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó quan trọng nhất là giai đoạn bệnh. Hãy cùng Alo Xét Nghiệm tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây nhé.

Dấu hiệu ung thư gan, nguyên nhân và các giai đoạn của người mắc bệnh

Ung thư gan là bệnh ung thư phổ biến thứ 6 trên toàn thế giới với hơn 800.000 ca mắc mới và có tới 780.000 người tử vong vì căn bệnh này mỗi năm. Tại sao tỷ lệ tử vong do ung thư gan cao? Bệnh ung thư gan có chữa được không?

Dấu hiệu nhận biết ung thư tuyến tụy

Tuyến tụy là cơ quan dài khoảng 15,24 cm và nằm ẩn sau dạ dày. Tuyến tụy đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp hỗ trợ tiêu hóa và kiểm soát lượng đường trong máu. Hầu hết chúng ta thường bỏ qua tuyến tụy của mình, cho đến khi tình cờ phát hiện bệnh.